Nâng cao giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tại Quần Thể Di Tích Đền Trần Xã Đức Tiến, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình (Trang 76 - 79)

8. Cấu trúc khóa luận

3.2.4.Nâng cao giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Con người – nhân tố quan trọng đóng góp vào bất kỳ sự thành công nào trong cuộc sống. Con người là một trong những nhân tố quyết định đến sự sống còn và thành công của một sự phát triển nào đó trong cuộc sống. Nhân tố con người chính là lực lượng chính đóng góp vào nguồn lao động nhất là lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch lại không thể thay thế bằng máy móc như các nghành công nghiệp khác. Nhân viên trong du lịch dù chưa qua trường lớp đào tạo hay chưa vẫn có thể hoạt động được trong lĩnh vực du lịch nhưng với một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo thì sẽ làm việc có chuyên môn hơn và đạt được thành công dễ hơn trong việc chăm sóc khách hàng và mang lại lợi ích kinh tế không những cho ngành mà còn cho toàn sự phát triển chung của nền kinh tế.

Một nhân viên du lịch khi được đào tạo sẽ có trình độ và chuyên môn trong nghề hơn về kiến thức lịch sử, văn hóa, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và thêm vào đó là các hiểu biết về môi trường xung quanh, về phong tục tập

quán riêng của người dân từng vùng về bản sắc văn hóa từng địa phương không phải ai cũng nắm rõ và nhất là khả năng biết làm hài lòng khách du lịch qua đó giúp họ có ý thức hơn, hiểu biết hơn về nơi đến nhất là nhận thức đúng về môi trường thiên nhiên, về những giá trị văn hóa truyền thống. Qua đây ta có thể thấy việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực là một việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng nhất là trong việc thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương, vùng du lịch. Đây là một việc làm vô cùng cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nhất là việc phát triển đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn, am hiểu văn hóa không chỉ của đất nước nói chung mà còn là của từng vùng từng địa phương. Nhất là với đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm cần có một sự hiểu biết sâu rộng và cặn kẽ từng chi tiết liên quan đến điểm mình hướng dẫn. Có như vậy mới truyền đạt được hết nội dung và ý nghĩa của điểm đến với du khách. Đây là một nội dung quan trọng trong công tác tổ chức chuyến đi cho du khách, chuyến đi có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào người hướng dẫn viên.

Để đạt được mục tiêu kế hoạch phát triển du lịch bền vững và lâu dài ngoài việc thực hiện định hướng các chiến lược phát triển quy hoạch khu du lịch các dự án quy hoạch tổng thể còn phải chú trọng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên nguồn nhân lực du lịch cả nước nói chung hay khu di tích Đền Trần nói riêng chưa được chú trọng đào tạo bài bản về trình độ cũng như chuyên môn nghiệp vụ, đa số đều chuyển từ các nghành nghề khác sang nên một số nhỏ chưa có chuyên môn trong công tác quản lý cũng như tổ chức, thiếu kinh nghiệm quản lý, khả năng kinh doanh du lịch còn yếu kém, một số nhỏ thiếu năng động nhất là trong nền kinh tế thị trường hội nhập như ngày nay. Đây chính là điểm yếu, là rào cản chính làm chậm sự phát triển của nghành du lịch. Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần:

Tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá phân loại nguồn lao động của tổng thể nhân viên du lịch để từ đó lên kế hoạch xây dựng các chương trình đào tạo lại nguồn cán bộ. Việc đào tạo phải dưạ vào kết quả điều tra và đào tạo theo từng cấp khác nhau, các chuyên nghành khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng và nhu cầu kiến thức để phục vụ khách. Mở các lớp đào tạo về xu hướng phát triển du lịch bền vững nhất là các hướng dẫn viên du lịch.Trước mắt là mở các lớp đào tạo tại chỗ với các nhân viên có trình độ chuyên môn kém hoặc mới vào nghề chưa có kinh nghiệm. Thường xuyên có các chương trình ngoại khóa để trao đổi về kinh nghiệm trong công tác phục vụ khách qua đó rút ra bài học và phương án phát triển tối ưu trong du lịch.

Ngoài tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chúng ta cũng cần có các chính sách và kế hoạch đào tạo cho các sinh viên du lịch ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tạo điều kiện khuyến khích sinh viên tham gia vào hoạt động du lịch nhất là địa phương nơi có tuyến điểm du lịch để sau này có lượng nhân viên có kinh nghiệm cao hơn. Thực hiện các chính sách và kế hoạch đào tạo mới và tuyển dụng các cán bộ có năng lực cho đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch dưới hình thức đào tạo chính quy phục vụ không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao về cách ứng xử với khách du lịch và công tác bảo vệ môi trường. Thường xuyên tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với các cơ sở đào tạo du lịch và các điểm du lịch để nâng cao chất lượng nguồn du lịch nắm bắt nhu cầu khách hàng ngày một cao hơn.

Mời các chuyên gia có trình độ cao trong du lịch về giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học. Liên kết với các doanh nghiệp du lịch lữ hành và khách sạn trên địa bàn để sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế và nâng cao trình độ chuyên môn tích lũy kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tại Quần Thể Di Tích Đền Trần Xã Đức Tiến, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình (Trang 76 - 79)