Theo bằng cấp, học vấn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại ubnd phường cát dài, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 26)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.4.1.Theo bằng cấp, học vấn

Công chức đƣợc phân loại dựa trên bằng cấp bao gồm: - Tốt nghiệp đại học, trên đại học

- Tốt nghiệp trung cấp - Sơ cấp

19

1.4.2. Theo tổ chức làm việc

Theo cách phân loại này, có các nhóm sau đây: - Công chức công tác tại cơ quan quản lý nhà nƣớc. - Công chức công tác trong bộ máy quản lý hành chính. - Công chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp. [3,13]

1.4.3. Theo thứ bậc của cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước

- Công chức làm việc ở cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng.

- Công chức làm việc ở cơ quan nhà nƣớc cấp tỉnh, thành phố. - Công chức làm việc ở cơ quan nhà nƣớc cấp quận, huyện. - Công chức làm việc ở cơ quan nhà nƣớc cấp phƣờng, xã. [3,13]

1.4.4. Theo ngành, ngạch, bậc

Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đƣợc sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 34 năm 2019, công chức đƣợc phân loại theo ngạch nhƣ sau:

- Loại A gồm những công chức đƣợc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tƣơng đƣơng;

- Loại B gồm những công chức đƣợc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng;

- Loại C gồm những công chức đƣợc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tƣơng đƣơng;

- Loại D gồm những công chức đƣợc bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tƣơng đƣơng và ngạch nhân viên;

- Ngạch khác theo quy định của Chính phủ. [3,14]

1.4.5. Theo vị trí công tác

Về vị trí công tác, công chức đƣợc chia thành các nhóm: - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

20

1.5. Quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của của công chức

1.5.1. Quyền và quyền lợi của công chức

Quyền công chức được đảm bảo các điều kiện thi hành nhiệm vụ

Công chức đƣợc giao quyền tƣơng xứng với nhiệm vụ, đƣợc cung cấp các thiết bị cần thiết, đảm bảo về các điều kiện khác theo quy định của pháp luật khi thi hành nhiệm vụ, đƣợc tiếp cận các thông tin liên quan đến công việc đƣợc giao. Công chức có quyền tham đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đƣợc bảo vệ bởi pháp luật khi tham gia công vụ. [3,17]

Quyền của công chức được đảm bảo về tiền lương và các chế độ đãi

ngộ tương xứng

Công chức đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm trả lƣơng xứng đáng với nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Công chức làm nhiệm vụ tại các vùng nhƣ: miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm trong những ngành, nghề có môi trƣờng độc hại, nguy hiểm tới tính mạng thì đƣợc hƣởng thêm phụ cấp và chính sách ƣu đãi do Nhà nƣớc quy định, đƣợc hƣởng thêm các mức nhƣ: tiền làm thêm giờ, làm đêm, chi phí cho công tác và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. [3,17]

Quyền của công chức về ngày nghỉ

Công chức đƣợc quyền nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, nghỉ khi có việc riêng cần xử lý theo luật mà nhà nƣớc quy định về lao động. Trong trƣờng hợp do yêu cầu công việc, công chức không sử dụng đến hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ đƣợc cho hàng năm thì sẽ đƣợc thanh toán thêm một khoản chi phí bằng với tiền lƣơng chính cho những ngày đó. [3,17]

Các quyền khác của công chức

Ngoài các quyền nêu trên, công chức đƣợc đáp ứng quyền đƣợc học tập, đƣợc nghiên cứu khoa học, có mặt trong các hoạt động kinh tế, xã hội,

21

đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền ƣu đãi về nhà ở, về phƣơng tiện đi lại và đƣợc tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo pháp luật Nhà nƣớc. Từ điều 11 đến điều 14 trong Luật Cán bộ, công chức 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019: “Nếu công chức bị thƣơng hoặc mất mạng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì đƣợc xem xét để hƣởng các đãi ngộ nhƣ thƣơng binh hoặc đƣợc xem xét để đƣợc công nhận là liệt sĩ cùng với những quyền khác theo quy định của Chính phủ ban hành”. [3,17] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.2. Nghĩa vụ của công chức

Nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân

Công chức phải tôn trọng nhân dân, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, phải gắn bó, gần gũi với nhân dân, luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân dân. Nhân dân có quyền đƣợc giám sát công chức.

Luôn chấp hành nghiêm túc các đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách mà Đảng và pháp luật Việt Nam ban hành. Luôn thực hiện chính xác, đầy đủ các nhiệm vụ đƣợc giao và phải chịu trách nhiệm trƣớc những hành vi của bản thân, tự giác, ý thức trong tổ chức kỷ luật; tuân thủ theo nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Có trách nhiệm báo cáp lên trên khi phát hiện các biểu hiện vi phạm pháp luật trong cơ quan công tác và phải có trách nhiệm giữ bí mật quốc gia. Chủ động phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị chặt chẽ trong khi thực hiện công vụ. Đoàn kết xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị ngày một lớn mạnh. Bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả, không gây lãng phí tài sản nhà nƣớc giao cho.

Chấp hành quyết định của cấp trên giao phó, khi nhận thấy bằng chứng cho rằng quyết định đƣợc đƣa ra là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với ngƣời ra quyết định. Trong trƣờng hợp ngƣời cấp trên vẫn không thu hồi quyết định việc thi hành đó thì phải có văn bản báo cáo lên cấp trên của ngƣời ra quyết định. Ngƣời thi hành phải chấp hành mệnh lệnh sẽ không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của quyết định đó. Ngƣời ra quyết

22

định phải chịu mọi trách nhiệm trƣớc pháp luật về những hậu quả của quyết định đó. [3,16]

Nghĩa vụ của công chức là người lãnh đạo

Công chức là ngƣời lãnh đạo có trách nhiệm chỉ huy, đôn đốc cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và phải chịu mọi trách nhiệm về kết quả hoạt động của đội ngũ do họ lãnh đạo. Kiểm tra, giám sát, hƣớng dẫn việc thi hành công vụ của các công chức cấp dƣới. Xây dựng, thực hiện những phƣơng pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiến hành tiết kiệm, chống lãng phí và phải chịu kỉ luật nếu để xảy ra các tình trạng tiêu cực trên trong tổ chức.

Ngƣời lãnh đạo tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về dân chủ cơ sở, văn hóa trong môi trƣờng tổ chức; điều chỉnh kịp thời cấp dƣới gây ra sai phạm về kỉ luật, pháp luật, có thái độ làm việc không phù hợp, gây cản trở nhân dân. Công chức là ngƣời đứng đầu phải giải quyết lập tức, đúng pháp luật, đúng thẩm quyền, phải kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc đề nghị của công dân và tập thể. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định Nhà nƣớc. [3,16]

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng đội ngũ công chức.

Yếu tố đào tạo, bồi dưỡng

Là yếu tố chủ chốt ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng công chức. Bằng việc đào tạo, bồi dƣỡng, công chức đƣợc bổ sung trí thức, kinh nghiệm, tƣ duy thực tiễn...Công tác đào tạo, bồi dƣỡng còn giúp trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết khi thực thi nhiệm vụ. Từ đó, đội ngũ công chức dần trở nên chuyên nghiệp, có đủ khả năng nâng cao nền hành chính tân tiến, hiện đại, đạt yêu cầu về phát triển và hội nhập toàn cầu.

Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, bối cảnh đó phát sinh những thời cơ, thuận lợi nhƣng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Các chỉ thị chính trị ngày càng phức tạp, nhiều nội dung đƣợc đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức và toàn Đảng, toàn dân phải

23

tham gia phát triển tập thể công chức có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, có trình độ thực hiện công việc cao, góp phần đạt đƣợc mục tiêu xây dựng và bảo vệ Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.

Yếu tố đánh giá công chức

Đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật, ...công chức của cơ quan, địa phƣơng. Đồng thời, kết quả đó là căn cứ để xác định nhu nguyện vọng, nội dung và phƣơng pháp đào tạo, có các kế hoạch đãi ngộ phù hợp với đội ngũ công chức, để phát triển đội ngũ một cách toàn diện và hiệu quả. Để đánh giá công chức, cần xem xét mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao, đây là yếu tố quan trọng để đánh giá trình độ của ngƣời công chức. Tiếp đến, đánh giá phẩm chất đạo đức, tƣ tƣởng chính trị của công chức thông qua các mối quan hệ và tác phong thực hiện nhiệm vụ. [5,1]

Yếu tố kiểm tra, giám sát

Đánh giá công chức còn cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Thông qua công tác này, sẽ phát hiện đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu thể hiện trong quá trình hoạt động. Từ đó, kịp thời khen thƣởng và phát huy nhân tố tích cực, đẩy lùi hạn chế, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính phủ. Nếu công tác kiểm tra, giám sat đƣợc làm tốt, sẽ nắm bắt đƣợc thực trạng chất lƣợng công chức để có các kế hoạch liên quan tới công chức phù hợp.

Yếu tố chế độ, chính sách dối với công chức

Chế độ chính sách là yếu tố quan trọng, có ảnh hƣởng to lớn đến chất lƣợng công chức. Có thể nói, trong tình hình hiện nay, chế độ và chính sách đối với công chức là điều tạo động lực lớn nhất cho họ. Chế độ, chính sách nhằm bảo đảm về lợi ích nhƣ: tiền lƣơng, tiền thƣởng, các đãi ngộ, các loại bảo hiểm...Những lợi ích đó làm tăng sự mẫn cán và là động lực, bàn đạp giúp họ nỗ lực nâng cao trình độ, kỹ năng và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.

24

Chế độ, chính sách không thỏa đáng dễ khiến công chức không yên tâm công tác, giảm nhiệt huyết, kích thích sáng tạo trong làm việc.

1.7. Vai trò của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức.

Nâng cao sự hội nhập của đất nước với toàn cầu:

Sau hơn ba thập kỉ tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đang tích cực chuyển mình và hội nhập quốc tế. Vì thế, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, chính sách chuẩn bị cho sự chuyển giao phù hợp với tình hình mới. Thực tiễn đòi hỏi, ngƣời công chức làm việc trong tình hình mới ngoài đề cao tinh thần dân tộc, yêu nƣớc sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân thì còn phải có những năng lực mới phù hợp với quy trình đổi mới và hội nhập.

Xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, nhất là cấp chiến lƣợc với đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với toàn dân là những nhân tố quan trọng mang ý nghĩa cao cả đối với thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển nƣớc nhà và bảo vệ lãnh thổ.

Đáp ứng được yêu cầu của cách mạng công nghiệp:

Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và cả vai trò của cán bộ công chức nói chung, công chức cấp cơ sở nói riêng. Điều này mang lại nhiều cơ hội và cả thách thức đối với mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là xây dựng đội ngũ công chức năng động, linh hoạt, có tri thức sâu rộng, đạt chuẩn về tin học, ngoại ngữ, có khả năng thích ứng với xu hƣớng công nghệ tiên tiến nhất, biết áp dụng khoa học – kĩ thuật vào thực hiện công việc, chuyển đổi tƣ duy sang xây dựng, sáng tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công chức phải biết vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách hiệu quả, vận dụng thành quả khoa học kĩ thuật công nghệ của nhân loại vào phát triển đất nƣớc. Đồng thời, công chức cần không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ

25

chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin nhanh nhạy, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin. [5,1]

Thỏa mãn nhu cầu phát triển của cá nhân

Đã có sự phân biệt rõ hơn về đội ngũ công chức trong hệ thống chính trị nƣớc ta nhƣ: qua bầu cử, công chức hành chính, công chức ... Cùng với đó, sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý nhƣ các nguyên tắc tuyển dụng, nâng ngạch công chức; đánh giá khen thƣởng, kỷ luật song song với các chính sách đãi ngộ, thu hút, chiêu mộ những ngƣời xuất sắc. Nâng cao trách nhiệm của ngƣời chỉ huy và công chức trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, một số công chức còn bộc lộ những hạn chế nhất định, nhƣ: thiếu tri thức, kỹ năng hành chính, mọi công việc đƣợc thực hiện theo kinh nghiệm tự tích lũy, tinh thần trách nhiệm thực thi công vụ.

Vì những lý do trên, bản thân công chức luôn mong muốn đƣợc phát triển bản thân, đƣợc nâng cao giá trị của mình để đƣợc giữ những vị trí cao hơn và đƣợc hƣởng những chế độ chính sách quyền lợi tƣơng đƣơng với vị trí. Đào tạo bồi dƣỡng chính là thỏa mãn mong muốn đó của công chức.

1.8. Các hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức

1.8.1. Hoạt động quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng công chức

Quy hoạch công chức là quá trình thực hiện đồng bộ các phƣơng án nhằm xây dựng đội ngũ công chức, sắp xếp, thay đổi lực lƣợng công chức đang làm việc tại các cơ quan hành chính hoặc nguồn dự bị nhằm đảm bảo chủ động nguồn nhân lực cho chất lƣợng, luân chuyển, thuyên chuyển vị trí trong các cơ quan hành chính hay thay thế đội ngũ đƣơng nhiệm để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian nhất định. Công tác quy hoạch để hoàn thiện đội ngũ công chức là một công việc thƣờng xuyên và vô cùng cần thiết. Vì vậy, công tác này cần phải đƣợc thực hiện hàng năm. Quy hoạch hiệu quả, khoa học và phù hợp với thực tế sẽ thúc đẩy sự phát triển, ngƣợc lại sẽ gây lãng phí nguồn lực.

26

Đào tạo, bồi dƣỡng công chức là hoạt động chuẩn bị cho công chức những tri thức cần thiết cho công việc, nhƣ là những hiểu biết về nhà nƣớc, pháp luật, về quản lý và quy trình chỉ đạo, điều hành, khả năng xử lý tình huống. Đồng thời, trang bị những kiến thức, kỹ năng để tham gia các chƣơng trình dành về ngạch công chức theo quy định. Theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01 tháng 09 năm 2017, đƣợc sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP năm 2021 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, tại Điều 2 đã nêu: "Mục tiêu của đào tạo, bồi dƣỡng công chức là trang bị kiến thức, kĩ năng, các cách thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của công chức, đóng góp thêm vào công tác phát triển tập thể công chức trở nên toàn diện, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có bản lĩnh chính trị và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, xây dựng phƣơng hƣớng phát triển của đất nƣớc.". [17,1]

Đào tạo, bồi dƣỡng công chức là hoạt động cần tổ chức thƣờng xuyên, mang ý nghĩa lớn lao, đem lại kết quả tích cực trong việc nâng cao kiến thức nghiệp vụ, các kĩ năng quan trọng, đẩy mạnh hiệu suất và hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức dẫn tới mục tiêu thay đổi mạnh mẽ tƣ duy, ý tƣởng khi thực thi nhiệm vụ chuyên môn.

Đào tạo, bồi dƣỡng là chƣơng trình nhằm đạt mục đích định hƣớng cho đội ngũ công chức có đạo đức cách mạng trong sáng, có trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại ubnd phường cát dài, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 26)