8. Cấu trúc của khóa luận
3.7 Tăng cƣờng sự lãnh đạo của quận và thành phố đối với công tác nâng cao
nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã
Các cấp lãnh đạo cần xác định công chức là lực lƣợng có vai trò chủ quan trọng quá trình xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, có tiềm năng tiếp nối thành công sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Hải Phòng. Vì vậy, để phát huy chất lƣợng đội ngũ công chức Phƣờng Cát Dài, cần có sự quan tâm hơn nữa của quận và thành phố trong công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ. Đặc biệt trong các vấn đề nhƣ sau:
Bên cạnh việc chú trọng quán triệt các Nghị quyết của Đảng, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về các vấn đề liên quan tới công chức, các lãnh đạo nên xây dựng các phƣơng án, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các hoạt động liên quan tới công chức để các cấp lãnh đạo dễ dàng hơn trong việc xác định nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác.
Cần tổng kết đánh giá về công chức một cách thƣờng xuyên, phát hiện những nhân tố mới một cách kịp thời và đƣa ra các quyết định liên quan đến công chức. Đánh giá thực chất, tìm ra nguyên nhân của vƣớng mắc, khó khăn trong công tác nhân sự của từng cấp để có giải pháp khắc phục khó khăn, phát huy những thành quả đạt đƣợc. Thƣờng xuyên kiểm tra phẩm chất, năng lực của công chức và nêu gƣơng những công chức có đóng góp cho tổ chức.
Lãnh đạo Quận Lê Chân và Thành phố Hải Phòng cần kịp thời điều chuyển những công chức có năng lực chƣa phù hợp với công việc đƣợc phân công, thay đổi hoặc điều chỉnh kịp thời những công chức năng lực quá yếu so với nhiệm vụ hoặc thƣờng xuyên vi phạm quy định. Tăng cƣờng số lƣợng công chức có uy tín từ các ban, ngành của quận, thành phố về làm việc tại Uỷ ban. Điều tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của mỗi cá nhân khi có sự vi phạm các nội quy, nguyên tắc của cơ quan và nhanh chóng xử lý.
53
Lãnh đạo Thành phố, HĐND, UBND Quận Lê Chân và UBND Phƣờng Cát Dài tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho công chức đƣợc tham gia các lớp về chuyên ngành chuyên môn để công chức tại phƣờng đƣợc tham gia học tập nâng cao trình độ, kể cả những công chức mới vừa vào làm việc tại Uỷ ban. Bên cạnh đó, tiếp tục đƣa ra thêm các chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác và làm việc tại UBND Phƣờng Cát Dài.
54
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Chƣơng 3 đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức tại UBND Phƣờng Cát Dài, bao gồm giải pháp về hoạt động tuyển dụng công chức, thực hiện chế độ, chính sách phù hợp, chú trọng công tác đánh giá, nâng cao chất lƣợng quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng, khen thƣởng kỉ luật, tăng cƣờng giám sát, thanh tra, kiểm tra.
Qua đó, góp phần giúp UBND Phƣờng Cát Dài, thành phố Hải Phòng tiếp tục hoàn thiện chất lƣợng đội ngũ công chức trong tƣơng lai.
55
KẾT LUẬN
Có thể nói, đội ngũ công chức là bộ phận làm việc và tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của nhân dân. Họ là lực lƣợng đại diện cho hình ảnh của Đảng và Chính quyền, đóng vai trò quan trọng trong các cơ quan nhà nƣớc, thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của bộ máy nhà nƣớc. Chính vì lẽ đó, đội ngũ công chức phải là một tập thể vững mạnh, có trình độ và tƣ tƣởng chính trị tốt.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh đã đạt đƣợc trong quá trình hoạt động, đội ngũ công chức nƣớc ta vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Vì vậy, cần phải chú trọng hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức để họ ngày càng tiến bộ không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn về lề lối, tác phong làm việc.
Khóa luận “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại UBND Phường Cát Dài - Thành phố Hải Phòng” nhằm nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới đội ngũ công chức dựa trên các cơ sở lý luận. Khóa luận lấy đội ngũ công chức tại UBND Phƣờng Cát Dài là ví dụ để phân tích và đƣa ra các đánh giá.
Qua đó, nêu lên các các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức tại UBND Phƣờng Cát Dài, Thành phố Hải Phòng ngày càng tốt hơn.
56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Hải Bình (2019), Cơ cấu tổ chức của UBND Phường Cát Dài và cách thành tích đạt được, Hải Phòng.
2. Bùi Huỳnh Hƣơng (2020), Khái niệm và đặc điểm của công chức, Luật hành chính, https://luathanhchinh.vn/khai-niem-va-dac-diem-cua-cong chuc/?fbclid=IwAR34pGUQpqpktaMuOTpU0TMET26PeVYSOaD6v e8lglRG0zkQMxPP_yov8is.
3. Chuyên đề: Công vụ, công chức,
https://dtbd.moha.gov.vn/uploads/resources/admin/chuyenvien/Chuyen De3.pdf
4. Học viện hành chính (2005), Quản lý và phát triển nguồn lực trong cơ quan nhà nước, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Hoàng Khắc Cƣơng (2021), Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã, Yên Bái.
6. Lê Anh Cƣờng, Nguyễn Thị Mai (2004), Phương pháp và kĩ năng quản lý nhân sự, NXB lao động xã hội Hà Nội. Hà Nội.
7. Luật Thi đua khen thƣởng năm 2003. 8. Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
9. Luật số 39/2013/QH13, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013.
10. Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng 2015.
11. Luật số 47/2019/QH14, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
12. Luật số 52/2019/QH14, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và luật viên chức năm 2008.
13. Nguyễn Kim Diện (2007), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính tỉnh Hải Dương, Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế, Hải Dƣơng.
14. Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, Hướng dẫn thi hành Luật thi đua, khen thưởng.
57
15. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
16. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
17. Nghị định số 89/2021/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
18. Nguyễn Trọng Điều (2007), Về chế độ công vụ Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Toàn Thắng (2021), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính nhà nƣớc phục vụ Nhân dân, Quản lý nhà nước,
https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/07/27/nang-cao-chat-luong-doi- ngu-can-bo-cong-chuc-dap-ung-yeu-cau-xay-dung-nen-hanh-chinh- nha-nuoc-phuc-vu-nhan-dan/
20. Nguyễn Thị Thảo (2014), Nâng cao chất lượng công chức cấp xã, huyện Yên Định, Thanh hóa.
21. Sắc lệnh số 76/SL năm 1950
22. Tạ Ngọc Hải (2018), Chất lượng công chức và đội ngũ công chức, Hà Nội.
23. Thông tƣ 12/2019/TT-BNV, Quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 91.
24. Trần Xuân Sầm (2003), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
25. UBND Phƣờng Cát Dài, Báo cáo kết quả đánh giá năm 2018, Hải Phòng.
26. UBND Phƣờng Cát Dài, Báo cáo kết quả đánh giá năm 2019, Hải Phòng.
27. UBND Phƣờng Cát Dài, Báo cáo kết quả đánh giá năm 2020, Hải Phòng.
58
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Áp dụng cho giảng viên hƣớng dẫn) I. Thông tin chung
- Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Trần Đình Thảo - Học hàm, học vị: Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ
- Chuyên ngành: Triết học
- Đơn vị công tác: Hội đồng Trƣờng; Trƣờng đại học Nội vụ Hà Nội. - Họ và tên ngƣời làm đồ án/khóa luận tốt nghiệp: Vũ Thị Hƣơng Giang - Lớp: 1805QTNA018 - Khoa: Quản trị nguồn nhân lực
- Tên đồ án/khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức tại UBND phƣờng Cát Dài, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
II. Nội dung nhận xét
1. Tính cấp thiết của đồ án/khóa luận
Đội ngũ công chức hoạt động trong bộ máy nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Việc sinh viên chọn đề tài Khóa luận “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức tại UBND phƣờng Cát Dài – Thành phố Hải Phòng” có ý nghĩa thực tiễn, góp phần hoàn thiện đội ngũ công chức.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Khóa luận đã nêu đƣợc khái quát các công trình nghiên cứu trong nƣớc và trên địa bàn TP. Hải Phòng có liên quan tới đề tài; giúp cho tác giả nắm bắt đƣợc xuyên suốt những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài Khóa luận.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả nghiên cứu, lựa chọn phù hợp với đề tài khóa luận.
59
Các kết quả nghiên cứu đáp ứng đƣợc mục tiêu mà đề tài Khóa luận đƣa ra, phần nào đã đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn và đƣợc phân tích rõ ràng, cụ thể,
5. Về kết cấu đồ án/khóa luận
Khóa luận gồm có ba chƣơng là hợp lý, có kết cấu mạch lạc, rõ ràng;phản ánh đƣợc các nội dung nghiên cứu.
6. Trình bày và văn phong khoa học
Khóa luận đƣợc trình bày mạch lạc rõ ràng, văn phong phù hợp. Có bảng biểu phân tích số liệu cụ thể; có tính tin cậy.
7. Trích dẫn tài liệu
Các tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn đầy đủ, trình bày đúng quy định. 8. Những nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa
- Còn mắc lỗi diễn đạt và lỗi ngữ pháp, cần bổ sung thêm phần thực trạng.
- Phần tiểu kết của các chƣơng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của một đề tài Khóa luận.
III. Đánh giá về tinh thần, thái độ làm việc, nghiên cứu của ngƣời học
Sinh viên trong quá trình làm khóa luận có sự cố gắng, có tƣ duy khoa học, có sự nỗ lực trong nghiên cứu. Có tinh thần cầu thị khoa học, tiếp thu những góp ý của giảng viên hƣớng dẫn và hoàn thành Khóa luận đảm bảo đúng thời hạn quy định của Khoa và Nhà trƣờng đƣa ra.
IV. Kết luận:
- Đồ án/Khóa luận tốt nghiệp đạt/chƣa đạt yêu cầu: Đạt yêu cầu. - Đề nghị Đồng ý cho bảo vệ: □
Không đồng ý cho bảo vệ: □
NGƢỜI HƢỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)