Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân xã hải đường, huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 33)

8. Kết cấu của khóa luận

1.5.3. Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức

1.5.3.1. Mục tiêu, chiến lược tổ chức công

Mục tiêu, lợi ích của mỗi cá nhân luôn được bản thân đội ngũ cán bộ, công chức đặt lên hàng đầu, khi tham gia vào bất kỳ một tổ chức nào thì đều thoả mãn một mục tiêu, lợi ích nhất định của cá nhân. Do đó, nếu lợi ích của cá nhân và lợi ích của tổ chức được đồng nhất điều này sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Muốn vậy cần phải để đội ngũ cán bộ, công chức hiểu và nắm được những mục tiêu chiến lược của tổ chức có như vậy hỗ mới nỗ lực hết mình thực hiện những mục tiêu đó.

Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức trong tổ chức. Mục tiêu, chiến lược của tổ chức có đúng đắn hợp lý phù hợp với nhu cầu nguyện vọng cần thiết của ngơời lao động thì lúc đó mục tiêu chung của tổ chức cũng chính là mục tiêu mỗi cá nhân cán bộ, công chức.

1.5.3.2. Văn hóa của tổ chức công

Văn hoá của tổ chức là được tạo thành từ tổng thể các triết lý quản lý, mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chính trị, các chính sách quản lý nhân sự, bầu không khí tâm lý của tập thể lao động, lề lối làm việc và các mối quan hệ trong tổ chức

Thực tiễn cho thấy văn hoá của tổ chức ảnh hưởng rất lớn đến hành vi cá nhân trong công việc, nó chỉ cho mỗi người thấy bằng cách nào để thoả mãn các nhu cầu cá nhân. Muốn các thành viên trong tổ chức hết lòng vì mục tiêu chung tức là có động lực làm việc thì tổ chức cần có được một văn hoá mạnh. Việc tạo dựng được một nền văn hoá mạnh trong tổ chức sẽ giúp CBCC cảm thấy hưng phấn trong công việc, có động lực làm việc nên nỗ lực sáng tạo trong công việc và giảm sự lưu chuyển lao động. Kết quả là tổ chức sẽ có tỷ lệ hoàn thành các mục tiêu đạt hiệu quả cao trong công việc.

1.5.3.3. Lãnh đạo (quan điểm, phong cách, phương pháp quản lý)

Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống các điều kiện môi trường nhất định gồm người lãnh đạo, CBCC, mục đích của hệ thống, các nguồn lực và môi trường làm việc trong tổ chức.

Người lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo, là người ra mệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những nguời khác thực hiện các quyết định đề ra nhằm đảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ chính trị của tổ chức, tổ chức hoạt động và hoàn thiện bộ máy quản lý. Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, họ quản lý tập thể bằng quyền lực và uy tín của mình. Quyền lực là những quyền hạn của

26

người lãnh đạo trong khuôn khổ quyền hạn của nhà nước hoặc tập thể trao cho người lãnh đạo. Uy tín là khả năng thu phục các thành viên dưới quyền, nó gắn liền với những phẩm chất tài và đức của người lãnh đạo. Phong cách, phương pháp cũng như thái độ của người lãnh đạo quyết định đến sự phát triển của các tổ chức. Với phong cách uy quyền tức là người lãnh đạo hành động độc đoán, khi ra quyết định không tham khảo ý kiến của bất kỳ ai, dẫn đến việc ra lệnh cứng nhắc, không tôn trọng ý kiến của tập thể thì nhân viên thường không làm việc tự giác và độc lập, không phát huy được tính sáng tạo và hứng thú trong lao động, cuối cùng có tác động xấu đến tập thể. Với phong cách dân chủ tự do tức là người lãnh đạo trao quyền chủ động sáng tạo, độc lập tối đa và tự do hành động cho CBCC để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết để họ có ý kiến đóng góp và tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển tổ chức. Việc lựa chọn phong cách này hay phong cách khác có một ý nghĩa quan trọng đối với việc cũng cố giáo dục tập thể lao động. Mỗi phong cách lãnh đạo có đặc thù riêng và thích ứng với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Thái độ của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và cũng cố tâp thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả và NSLĐ.Vì vậy người lãnh đạo phải hiểu rõ bản chất và vận dụng các phong cách lãnh đạo trong những hoàn cảnh cụ thể, chính xác và hiệu quả.

1.5.3.4. Quan hệ nhóm

Đây là nhóm người mà tất cả các thành viên trong quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình hợp tác trực tiếp với nhau, luôn có sự liên quan càng tác động qua lại lẫn nhau. Mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo nên bầu không khí của tập thể. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ lao động, với ngành nghề và với mỗi thành viên. Từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức.

1.5.3.5. Các chính sách, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức

Các chính sách liên quan đến bản thân đội ngũ cán bộ, công chức như là quyền và nghĩa vụ của đội ngũ cán bộ, công chức có tạo thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức hay không từ đó đội ngũ cán bộ, công chức mới có động lực lao động.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động của đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, trong quá trình quản lý nhà quản lý cần phải hiểu rõ những yếu tố này để có thể tạo động lực lao động được tốt hơn.

27

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tác giả đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về công tác tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức như đưa ra được khái niệm, vai trò, mục đích của động lực lao động và các hình thức tạo động lực lao động cho đội ngũ cán bộ, công chức trong tổ chức. Bên cạnh đó tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động và sự cần thiết của nó. Các vấn đề lý luận ở chương 1 là cơ sở để tác giả đối chiếu so sánh với các vấn đề thực tiễn tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại UBND xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong chương 2.

28

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND XÃ HẢI ĐƯỜNG, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Tổng quan về UBND xã Hải Đường

2.1.1. Vị trí địa lý, văn hóa, xã hội của UBND xã Hải Đường

Xã Hải Đường là xã sáp nhập từ xã Hải Cát và xã Hải Đường năm 1976, nằm phía Tây Nam huyện Hải Hậu, cách trung tâm huyện 6 km và có vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp giáp xã Hải Long và xã Hải Sơn; Phía Bắc giáp xã Hải Anh; Phía Nam giáp xã Hải Phú; Phía Tây giáp xã Hải Phong.

Xã có chiều dài 7,8 km, chiều rộng 2 km, là xã thuần nông, có diện tích tự nhiên 1.050,99 ha, trong đó đất nông nghiệp 787,5 ha; đất phi nông nghiệp 263,4 ha, diện tích cách tác bình quân 541 m2/người, tổng dân số của xã là 14.519 người, với 4.431 hộ, xã có 26 xóm, 01 hợp tác xã dịch vụ ngông nghiệp.

Về văn hóa xã hội, xã Hải Đường đã có những chuyển biến tích cực: Về giáo dục trên địa bàn đã duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS, Tiểu học, giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục - xóa mù chữ. Về y tế, tăng cường tuyên truyền và giám sát các bệnh truyền nhiễm nhất là dịch sởi, thủy đậu, tay chân miệng và covid - 19. Các chính sách an sinh xã hội cũng được giải quyết kịp thời. Thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi người có công; chi trả các chế độ chính sách theo quy định.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế của xã Hải Đường

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, nhân dân trong xã còn phát triển thêm các ngành nghề như mộc, nề, may, cơ khí, sấy cau... xã có 1 nhà máy may công nghiệp với 400 công nhân trong đó có hơn 70% công nhân là người Hải Đường tham gia lao động tại công ty, ngoài ra cong có các công nhân tham gia lao động tại các công ty, bên cạnh đó còn có các công nhân tham gia lao động tại các công ty, doanh nghệp ngoài địa bàn xã với mức thu nhập ổn định từ 6 - 8 triệu đồng/tháng, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của xã.

Mặc dù hoạt động sản xuất, kinh doanh còn chịu nhiều tác động từ bên ngoài nhưng chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy thế mạnh của địa phương, giải quyết những tồn tại để phát triển kinh tế - xã hội của toàn xã.

2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Hải Đường

29

Công tác Đảng: 03 đồng chí (gồm Bí thư Đảng ủy; Phó Bí thư; Văn phòng Đảng ủy).

Công tác chính quyền: 07 đồng chí

Công tác MTTQ và các Đoàn thể: 03 đồng chí - Lĩnh vực dịch vụ hợp tác xã: 01 đồng chí.

Công tác ở cơ sở xóm: 01 đồng chí (Bí thư chi bộ hoặc Trưởng xóm).

Để vận hành tốt các nhiệm vụ chính trị của UBND xã Hải Đường, UBND xã hiện đang vận hành cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến, chức năng, đòi hỏi các đơn vị, phòng ban phối hợp với nhau một, tuân theo nhiệm vụ chức năng của từng đơn vị. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Hải Đường.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Hải Đường

[Nguồn: Văn phòng Hội đồng nhân dân xã Hải Đường]

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND xã Hải Đường

Để đảm bảo thực hiện các hoạt động chính trị trong toàn xã Hải Đường, cũng như được đảm bảo quy mô về biên chế CBCC của UBND xã Hải Đường cho phát triển kinh tế xã hội, giai đoạn 2019 - 2021, quy mô đội ngũ CBCC của UBND xã Hải Đường có số lượng như sau:

Hội đồng nhân dân xã Hải Đường

Bộ phận Tài chính – Ngân sách

Bộ phận Thống kê

Văn phòng Đảng ủy

Văn phòng Địa chính

30

Bảng 2.1. Cơ cấu cán bộ, công chức của UBND xã Hải Đường năm 2019 - 2021

STT Tiêu chí 2019 2020 2021

Đơn vị Người % Người % Người %

1 Theo giới tính Nam 12 60% 11 57,9% 11 57,9% Nữ 8 40% 8 42,1% 8 42,1% 2 Theo độ tuổi Dưới 35 tuổi 10 50% 10 52,6% 10 52,6% Trên 35 tuổi 10 50% 9 47,4% 9 47,4% 3 Trình độ học vấn Trên đại học 1 5% 1 5,3% 1 5,3% Đại học 16 80% 15 78,9% 15 78,9% Cao đẳng 2 10% 2 10,6% 2 10,6% Trung cấp 1 5% 1 5,2% 1 5,2% Tổng 20 100% 19 100% 19 100%

[Nguồn: Văn phòng Hội đồng nhân dân xã Hải Đường]

Về cán bộ: Số lượng cán bộ hàng năm tương đối ổn định, dao động từ 19 – 20 cán bộ theo đúng quy định về quy mô cán bộ, công chức cấp xã, đảm bảo bố trí đủ số lượng chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý của UBND xã Hải Đường. Giai đoạn năm 2019 - 2021 số lượng cán bộ, công chức tương đối ổn định. Giai đoạn này số cán bộ chiếm khoảng từ 45- 46%, số công chức chiếm khoảng từ 53 - 54% trong cả giai đoạn nghiên cứu, nguyên nhân là do điều chỉnh lại số lượng cán bộ ở một số chức danh.

Về cơ cấu giới tính: Đội ngũ CBCC xã Hải Đường có tỷ lệ nam, nữ không cân bằng, nam đang chiếm đa số so với nữ.

Về cơ cấu độ tuổi: Đội ngũ CBCC huyện có sự chuyển tiếp giữa các thế hệ. Năm 2020, CBCC ở độ tuổi dưới 35 chiếm trên 50%; CBCC ở độ tuổi trên 35 chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ này cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức UBND xã Hải Đường khá trẻ. Đây là điểm mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức xã, là độ tuổi trẻ thể hiện sự năng động, mới mẻ về nhận thức trong công tác trong ngành, lĩnh vực công tác nên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng trong công tác đối ngoại, đối nội; đây là lớp kế cận chất lượng cho các chức danh lãnh đạo của xã sau này.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBND xã có sự thay đổi theo chiều hướng phát triển, năm 2019 - 2021, số CBCC có trình độ sau đại

31

học chỉ có 1 người, chiếm tỷ lệ 5%, đại bộ phận trình độ của cán bộ, công chức là đại học chiếm tỷ lệ trên 80%, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng, trung cấp của xã còn cao, chiếm tỷ lệ dao động trong khoảng 15% - 15,8%. Như vậy, ta nhận thấy hầu hết cán bộ, công chức UBND xã Hải Đường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng tốt thực tế công việc.

Trình độ lý luận chính trị: Qua quá trình tìm hiểu trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCC UBND xã Hải Đường trong thời gian qua đã có những điểm sáng. Số CBCC chưa qua đào tạo không thay đổi nhiều qua các năm. CBCC có trình độ Sơ cấp và Trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất, có thể thấy rằng, trong những năm qua công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCC UBND xã Hải Đường rất được quan tâm. Hàng năm, UBND xã Hải Đường thực hiện thống kê, rà soát, lập danh sách đề nghị cấp trên cho phép CBCC đủ điều kiện được tham gia học các lớp cao cấp lý luận chính trị do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tỷ lệ thi đỗ đạt từ 1-2 cán bộ/năm. Đây là điểm nhấn để đảm bảo hiệu quả bền vững trong các hoạt động của UBND xã.

Về trình độ ngoại ngữ, tin học: Theo kết quả nghiên cứu, từ năm 2019 đến 2021, trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ CBCC của UBND xã Hải Đường đã có sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, hội đồng nhân dân xã nên 100% CBCC tại UBND xã Hải Đường đều có trình độ ngoại ngữ A trở lên và đạt chứng chỉ Tin học ứng dụng cơ bản theo quy định của nhà nước đảm bảo tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ của xã.

Hiện nay, cán bộ, công chức làm việc tại UBND xã Hải Đường được tổ chức học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp thu những thành tựu về khoa học - công nghệ, sử dụng được máy móc, phương tiện trang thiết bị hiện đại không còn là điều quá mới mẻ, CBCC khi có kiến thức tin học hoàn toàn biết cách vận hành chính quyền điện tử một cách thông suốt và hiệu quả, có hiểu biết luật pháp và các thông lệ quốc tế phục vụ cho công tác chuyên môn, nhằm nâng cao dịch vụ công và thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, đảm bảo chỉ đạo điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời giữa các phòng, ban, đơn vị.

2.3. Quy trình tạo động lực cho cán bộ, công chức tại UBND xã Hải Đường 2.3.1. Phân loại nhu cầu của cán bộ, công chức tại UBND xã Hải Đường 2.3.1. Phân loại nhu cầu của cán bộ, công chức tại UBND xã Hải Đường

Nhu cầu của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại UBND xã Hải Đường có thể cơ bản phân ra làm 2 loại là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân xã hải đường, huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)