c. Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích là 134,2 ha, toàn bộ quỹ đất do
3.2.5 Nhóm giải pháp khác
Một là, thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức (tờ rơi, đài, báo,
tivi) thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai và chính sách thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai cho nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp,... để người dân hiểu và thực hiện theo đúng pháp luật, tránh hiện tượng trốn thuế, nợ đọng nghĩa vụ tài chính kéo dài.
Hai là, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng công tác chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ, đặc biệt cán bộ ủy nhiệm thu ở cơ sở phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn. Cần xây dựng quy chế tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ phù hợp theo xu hướng nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, cần có chế tài cụ thể, chặt chẽ đối với cán bộ ủy nhiệm thu thiếu trách nhiệm, vi phạm chế độ.
Ba là, xây dựng được chuẩn mực về phẩm chất, đạo đức, trình độ nghiệp
vụ chuyên môn cho cán bộ công chức, viên chức trong từng lĩnh vực, từng bộ phận, bố trí cán bộ cho phù hợp. Cụ thể: “Xây dựng quy chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo khoa học, khách quan, phù hợp với thực tiễn từng địa phương, nghành, quá trình đánh giá trung thực, khách quan tạo môi trường làm việc hiệu quả”.
Bốn là, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý: “Đầu tư hệ
thống máy tính, nâng cấp hệ thống đường truyền dữ liệu để thực hiện việc cấp phát thanh toán, khai thác thông tin dữ liệu được nhanh nhất , khai thác sử dụng phần mềm kết nối mạng giữa các ngành trong các cơ quan liên quan đến nghĩa vụ tài chính về đất như văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, phòng tài nguyên và môi trường, phòng tài chính, kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế kết nối với hệ thống thông tin chung của nhà nước”. Hệ thống tin học và các ứng
dụng CNTT trong quản lý được hòa mạng toàn quốc sẽ làm cho việc tra cứu các căn cứ tính thuế và các thông tin phục vụ công tác quản lý thu thuế chống thất thu ngân sách và đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn huyện được hiệu quả hơn.