Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn thu về đất đai ở cấp huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 33 - 35)

1.4.1 Nhân tố chủ quan - Nhân tố con người:

Trong hoạt động quản lý nói chung, việc quản lý các nguồn thu từ đất đai nói riêng muốn thực hiện được tốt trước hết phải đảm bảo đủ nhân tố con người trong hệ thống bộ máy quản lý. Nhân sự cần được sắp xếp, bố trí một cách hợp lý, có ý thức đảm bảo mọi công việc, thực hiện nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ của mình và phối hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống quản lý vững chắc, hoạt động có hiệu quả. Chủ thể của quá trình quản lý là con người, do vậy đảm bảo được đủ nhân tố con người (số lượng và chất lượng) trong bộ máy quản lý là điều quan trọng thiết yếu để bộ máy quản lý có thể đi vào hoạt động có hiệu quả.

- Trình độ năng lực quản lý:

Năng lực quản lý của chủ thể quản lý là một yếu tố rất quan trọng quyết định việc quản lý nguồn thu từ đất đai có hiệu quả hay không. Nếu một nhà

quản lý có năng lực tốt sẽ đưa ra các quyết định điều hành đúng đắn và xử lý công việc có hiệu quả. Đồng thời, nhà quản lý cũng nếu có tầm nhìn chiến lược, sẽ đưa ra mục tiêu, định hướng được công việc một cách hợp lý. Nếu

chỉ đảm bảo được đủ số lượng nhân sự trong bộ máy mà không đảm bảo được trình độ năng lực thì hoạt động quản lý của bộ máy đó sẽ không có hiệu quả, gây thất thu cho NSNN.

Việc quản lý nguồn thu từ đất liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng đất (cá nhân/tổ chức) khác nhau, bao gồm các khoản mục thu khác nhau dẫn tới khối lượng công việc lớn khó tránh khỏi sự nhầm lẫn, sai sót. Từ các nghiên cứu tổng quan, cho thấy để hạn chế sai sót, nhầm lẫn và việc quản lý nguồn thu từ đất thực sự có hiệu quả thì cần: “Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ thông tin cho công việc quản lý nguồn thu từ đất là vô cùng quan trọng. Với sự hỗ trợ của khoa học - công nghệ hiện đại, các dữ liệu trên quản lý thuế được máy tính đối chiếu và xử lý tự động, giảm tối đa việc thực hiện thủ công giúp cơ quan thuế phát hiện các gian lận hoặc không tuân thủ đúng quy định pháp luật về thuế của người nộp thuế” (Nguyễn Thị Cúc, 2010; Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007; Tô Quỳnh Thảo, 2017).

- Yếu tố khoa học - công nghệ:

Ứng dụng CNTT và khoa học công nghệ giúp cho cơ quan thuế quản lý được hệ thống thông tin thu, nộp thuế, từ đó có sự kiểm tra, giám sát tới từng người nộp thuế và kịp thời xử lý các sai phạm của người nộp thuế. Hệ thống thông tin, máy móc sử dụng công nghệ hiện đại được áp dụng làm cho việc quản lý các nguồn thu từ đất sẽ được chặt chẽ và đảm bảo hơn.

1.4.2 Nhân tố khách quan

- Quy mô, diện tích đất đai trên địa bàn:

Thực tế cho thấy, địa bàn có quy mô, diện tích đất đai càng rộng thì khả năng khai thác sử dụng đất càng cao (đa dạng các đối tượng sử dụng cùng nhiều mục đích sử dụng khác nhau tạo ra các nguồn thu từ đất đa dạng). Từ đó đòi hỏi việc quản lý các nguồn thu từ đất cần chặt chẽ và sâu rộng hơn, nghĩa là bộ máy quản lý nhà nước phải phù hợp với đặc điểm địa bàn quản lý và đối tượng quản lý.

Điều kiện tự nhiên của từng vùng khác nhau mà có sự quản lý các nguồn thu từ đất khác nhau. Cụ thể: “Đối với khu vực nông thôn hay vùng sâu vùng xa, diện tích đất nông nghiệp nhiều, một số diện tích đất còn chưa được sử dụng, chính sách thu có nhiều ưu đãi dẫn tới các nguồn thu từ đất còn hạn chế. Đối với khu vực thành thị, mục đích sử dụng đất đa dạng, các nguồn thu từ đất phong phú hơn, từ đó có các chính sách thu phù hợp với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của từng khu vực”. Từ yêu cầu này, việc quản lý các nguồn thu từ đất đối với từng khu vực có những chính sách và bộ máy quản lý phù hợp đảm bảo việc quản lý các nguồn thu chặt chẽ, đúng luật và hiệu quả (Nguyễn Thị Cúc, 2010; Tô Quỳnh Thảo, 2017).

- Tốc độ đô thị hóa:

Tốc độ đô thị hóa càng nhanh chứng tỏ mục đích sử dụng đất cũng được chuyển đổi nhanh chóng. Ở đa số địa phương, đất sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp dần được chuyển sang xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh (tuy nhiên vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực). Từ đó, dẫn tới các nguồn thu từ đất đa dạng hơn, đòi hỏi việc quản lý cần chặt chẽ hơn, các cơ chế chính sách đối với quản lý sử dụng đất đai và các quy định về giá đất, chuyển giao đất phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w