Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Hạ Hòa

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 46)

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Hạ Hoà là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. Trung tâm huyện Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì khoảng 70 km với 20 đơn vị hành chính (19 xã, 1 thị trấn). Địa giới hành chính tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và huyện Đoan Hùng; Phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập; Phía Nam giáp huyện Cẩm Khê; Phía Đông giáp huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Ba (Phú Thọ).

Trong những năm qua, với việc hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai (qua các xã: Minh Côi, Văn Lang, Bằng Giã, Vô Tranh, Xuân Áng, Hiền Lương của huyện Hạ Hòa), cùng với nút giao IC11 là điều kiện thuận lợi cho huyện Hạ Hòa trong việc giao thương, phát triển kinh tế xã hội. Vị trí địa lý, giao thông thuận tiện là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu vực kinh doanh dịch vụ, thương mại, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các điểm du lịch,… trên địa bàn huyện.

* Địa hình, địa mạo

Địa hình chung thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, vùng giữa huyện dọc theo Sông Hồng có độ cao thấp hơn được bao bọc bởi hai vùng đồi núi cao phía Tây Bắc (giáp huyện Yên Lập) và Đông Bắc (giáp huyện Đoan Hùng). Các triền núi Ông, núi Văn, núi Tiêu Phong, núi Kìm, núi Chưa ở phía Tây, hướng dốc đổ dồn về phía hữu ngạn Sông Hồng. Các dãy núi Gò Ngang, núi Buộm, núi Sơn Nhiễu, núi Vua ở phía Đông Bắc, sườn núi thấp dần về phía Tây Nam, hướng dốc đổ dồn về phía Tả ngạn Sông Hồng.

* Khí hậu

Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu phía Bắc (Tiểu vùng 1) với đặc trưng chủ yếu sau đây:

+ Lượng mưa trung bình: 1.367,1 mm/năm.

+ Tổng tích nhiệt bình quân trong năm: 8.000 - 8.200oC. + Nhiệt độ trung bình: 23,40 oC. Độ ẩm trung bình: 85,6%.

* Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ, đầm,... được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, gồm:

- Sông Hồng chảy qua địa phận huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 32,0 km, chiều rộng trung bình khoảng 500 m, lưu vực rộng, lưu lượng nước ở mùa mưa rất lớn.

qua huyện Yên Lập rồi đến địa phận huyện Hạ Hoà thuộc 2 xã Vôi Tranh và Bằng Giã với chiều dài 17,0 km, lưu lượng dòng nước tương đối lớn.

- Ngòi Vần bắt nguồn từ khu vực núi Hàm, núi Bông, núi Nả thuộc tỉnh Yên Bái chảy qua xã Hiền Lương 2,0 km, hiện tại Ngòi Vần được chặn lại, tạo thành một hồ nước lớn rộng khoảng 300,0 ha.

- Ngòi Mỹ bắt nguồn từ Đầm Nang xã Hiền Lương đổ ra Sông Hồng, chiều dài 3,7 km, có lưu vực rộng, độ dốc dòng chảy thấp rất dễ gây úng lụt vào mùa mưa.

- Ngòi Lửa Việt bắt nguồn từ núi Buộm, được đắp chặn thành Đầm Ao Châu, có lưu vực rộng, cung cấp nước tưới cho khu vực rộng khoảng 1.200 ha và có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

2.1.2 Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Hạ Hòa nói riêng đã có những bước phát triển rõ rệt. Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2020 huyện Hạ Hòa đạt được như sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 ST

T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020

1 Tổng giá trị tăng thêm (giá thực tế) Triệu đồng 2.560.200 + Nông, Lâm nghiệp và thủy sản Triệu đồng 1.098.120 + Công nghiệp - TTCN, xây dựng Triệu đồng 412.430 + Thương mại - Du lịch - Dịch vụ Triệu đồng 1.049.650

2 Cơ cấu kinh tế (giá thực tế) % 100,00

+ Nông, Lâm nghiệp và thủy sản % 42,90

+ Công nghiệp - TTCN, xây dựng % 16,10

+ Thương mại - Du lịch - Dịch vụ % 41,00

3 Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (giá

thực tế) Triệu đồng 29,5

4 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 0,77

5 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % <13,00

6 Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế % 89,60

7 Tỷ lệ hộ nghèo % 7,41

8 Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề % 60,00

9 Số xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM Xã 9

10 Tỷ lệ trường mầm non, tiểu học, THCS đạt

chuẩn quốc gia % 64,80

(Nguồn số liệu: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020; phương hướng nhiệm vụ năm 2021 huyện Hạ Hòa)

* Về kinh tế:

+ Sản xuất nông nghiệp

Sản lượng cây lương thực có hạt ước đạt 46.022,6 tấn. Triển khai tốt các chương trình nông nghiệp trọng điểm gắn với định hướng xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm bền vững. Công tác bảo vệ, phòng, chống cháy rừng được quan tâm chỉ đạo; kết quả trồng cây lâm nghiệp trên địa bàn

huyện ước đạt 90.000 cây phân tán, diện tích rừng trồng mới 1.058 ha, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 93.000 m3.

Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra thú y; duy trì đàn vật nuôi hiện có, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại. Ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản 1.922 ha.

+ Sản xuất công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn

Toàn huyện hiện có 94 doanh nghiệp, 316 hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN và ngành nghề nông thôn, hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Một số doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng thu ngân sách địa phương, giải quyết một phần nhu cầu việc làm của nhân dân. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp.

+ Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch

Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ ổn định, đảm bảo số lượng hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách kịp thời phục vụ tốt cho nhu cầu của xã hội và nhân dân. Chủ động kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

* Về các vấn đề xã hội:

+ Giáo dục - đào tạo

Quy mô mạng lưới trường lớp ổn định, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt kế hoạch, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2020 theo đúng tiến độ. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục; chú trọng kiểm định chất lượng giáo dục.

* Về Y tế - dân số

Các cơ sở Y tế đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai kế hoạch xây dựng xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế theo kế hoạch. Tuyên truyền, giáo dục về công tác Dân số - Phát triển; các chỉ tiêu về dân số đạt kết quả tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ước đạt 0,77%.

* Về văn hóa - thông tin - thể thao - truyền thanh

Các hoạt động văn hóa cơ sở, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển, kết hợp hiệu quả với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; triển khai nâng cấp, sửa chữa các thiết chế văn hóa cơ sở.

Công tác quản lý và tổ chức các lễ hội đảm bảo chặt chẽ, an toàn, tiết kiệm, đúng nghi lễ truyền thống, thu hút đông đảo du khách. Tích cực bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; lập hồ sơ đề nghị và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Lễ hội đền Chu Hưng” là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức phong phú.

Hoạt động thông tin, tuyên truyền, truyền thanh được đảm bảo. Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Hoạt động đài truyền thanh huyện và cơ sở có tỷ lệ phủ sóng phát thanh trên 95%.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w