Thực trạng các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 59)

c. Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích là 134,2 ha, toàn bộ quỹ đất do

2.3.2 Thực trạng các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa

2.3.2.1 Nguồn thu từ tiền sử dụng đất

Theo các quy định hiện hành: “Đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất là những cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế khi được nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, để bán hoặc cho thuê, làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê hay khi được nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên mảnh đất đang sử dụng; khi được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp”.

Nguồn thu từ sử dụng đất được tổng hợp theo từng đối tượng nộp qua 3 năm 2018-2020 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp nguồn thu từ sử dụng đất của huyện Hạ Hòa 2018 - 2020

Đơn vị: Triệu đồng

Tổng thu từ sử dụng đất 15.712,7 21.228,6 25.215,3

Tổng thu từ đất 22.395,9 35.009,4 40.840,0

Thu từ sử dụng đất/tổng thu từ đất (%) 70,15 60,63 61,74 (Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Hạ Hòa, năm 2021) Qua bảng số liệu Bảng 2.4 cho ta thấy tổng thu từ sử dụng đất từ năm 2018 đến năm 2020 có chiều hướng tăng lên, đặc biệt năm 2019 có sự tăng vượt trội so với năm 2018. Nguyên nhân, do năm 2019 trên địa bàn huyện bắt đầu triển khai đấu giá, đất tái định cư, nhu cầu sử dụng đất ở của người dân trong huyện ngày một tăng. Bên cạnh đó, chính sách thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất và đơn giá đất là căn cứ thu tiền sử dụng đất thay đổi theo xu hướng tăng lên dẫn đến tiền sử dụng đất thu được tăng theo. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn thu từ sử dụng đất trên tổng nguồn thu từ đất lại có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ rằng mức tăng từ sử dụng đất tăng chậm hơn so với mức tăng từ các nguồn thu từ đất khác.

Thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hạ Hòa thực hiện chủ yếu từ hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất và đấu giá đất. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thì mức thu tiền sử dụng đất là mức thu cao nhất (đến 100% tiền sử dụng đất theo quy định của UBND tỉnh ban hành, qua hình thức đấu giá) trong các hình thức thu từ người sử dụng đất.

Trong cơ cấu thu NSNN trên địa bàn huyện, thu từ tiền sử dụng đất có vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn nhất trên tổng các thu từ đất trên địa bàn huyện. Do đó, các cơ quan quản lý cần phải hoàn thiện cơ chế thu nhằm mục đích chống thất thu NSNN.

2.3.2.2 Nguồn thu từ cho thuê đất, thuê mặt nước

Đối tượng nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước là các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế đứng tên trong hợp đồng của nhà nước.

Bảng 2.5: Tổng hợp nguồn thu từ cho thuê đất, thuê mặt nước của huyện Hạ Hòa giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Triệu đồng

Đối tượng 2018 2019 2020

Tổng thu từ thuê đất, thuê mặt nước 1.765,1 7.382,5 8.105,1

Tổng thu từ đất 22.395,9 35.009,4 40.840,0

Thu từ thuê đất, thuê mặt nước/tổng

thu từ đất (%) 7,88 21,08 19,84

(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Hạ Hòa, năm 2021) Từ bảng số liệu 2.5 ta thấy cơ cấu nguồn thu từ thuê đất, thuê mặt nước cũng có chiều hướng tăng dần qua các năm, riêng năm 2019 có chiều hướng tăng so với năm 2018 do năm 2019 có các hộ gia đình, doanh nghiệp mở rộng đất sản xuất, kinh doanh nên nguồn thu từ thuê đất tăng lên. Nguồn thu từ thuê đất, thuê mặt nước thường không ổn định phụ thuộc vào nhu cầu của đối tượng thuê. Cơ cấu nguồn thu từ thuê đất, thuê mặt nước trên tổng thu từ đất có xu hướng tăng cao ở năm 2018 rồi giảm ở năm 2019 cho thấy nguồn thu không ổn định qua các năm. Nguồn thu từ thuê đất, thuê mặt nước so với tổng thu từ đất chiếm tỉ lệ rất thấp, số thu không thể hiện rõ nét tác động đối với phát triển kinh tế và đóng góp ngân sách vào nhà nước.

2.3.2.3 Nguồn thu từ phí, lệ phí liên quan tới đất

Nguồn thu từ phí, lệ phí liên quan tới đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa bao gồm: lệ phí trước bạ và lệ phí địa chính. Theo quy định, “Đối tượng nộp thuế trước bạ là người được Nhà nước giao đất (gồm cả trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất khi được hợp thức hoá quyền sử dụng đất) hoặc khi được phép nhận chuyển quyền sử dụng đất. Lệ phí trước bạ là khoản thu quan trọng, là căn cứ cho việc xác định các quyền sở hữu, quyền định đoạt tài sản, hàng hóa theo quy định của pháp luật”.

Bảng 2.6: Tổng hợp nguồn thu từ phí, lệ phí liên quan đến đất đai của huyện Hạ Hòa giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Tổng thu từ phí, lệ phí 504,3 729,4 750,1

Tổng thu từ đất 22.395,9 35.009,4 40.840,0

Thu từ thuê đất/tổng thu từ đất (%) 2,25 2,08 1,83 (Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Hạ Hòa, năm 2021) Nguồn thu từ phí, lệ phí tăng dần từ năm 2018 đến năm 2020, cao nhất là năm 2020 với 750,1 triệu đồng do có sự biến động lớn về đất đai. Năm 2020 đạt 1,83% so với tổng thu nhập thấp hơn các năm 2018-2019 do tổng thu từ phí, lệ phí tăng nhưng tổng thu từ đất cũng tăng. Mặc dù vậy, đây là nguồn thu mang tính không ổn định, nó phụ thuộc vào các thủ tục giao dịch về đất đai hàng năm trên địa bàn huyện.

2.3.2.4 Nguồn thu từ thuế đất

Nguồn thu từ thuế đất trên địa bàn huyện Hạ Hòa gồm thuế thu thập cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Thực tiễn quan sát tại địa phương cho thấy: “Nguồn thu từ thuế đất là khoản thu phát sinh trong quá trình sử dụng đất, đây là nguồn thu có tính bền vững và lâu dài. Khoản thu này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn thu ngân sách từ đất do có một số chính sách miễn giảm thuế”.

Bảng 2.7: Tổng hợp nguồn thu từ thuế đất của huyện Hạ Hòa giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Triệu đồng

ST

T Chỉ tiêu 2018 2019 2020

2 Thuế sử dụng đất phi nông

nghiệp 63,1 86,2 81,0

Tổng thu từ thuế đất 1.406,8 2.295,2 3.193,3

Tổng thu từ đất 22.395,9 35.009,4 40.840,0

Thu từ thuê đất/tổng thu từ đất (%) 6,28 6,55 7,81

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w