1.3.1 Các chính sách, văn bản, quy định liên quan đến thu tiền sử dụng đất.
Khái niệm: “Chính sách thu tiền sử dụng đất, thuế đất, phí và lệ phí có liên quan là loại chính sách về lĩnh vực kinh tế. Việc thu các khoản thu từ đất phải thực hiện theo những chính sách thu cụ thể của từng khoản. Trong quá trình quản lý các nguồn thu từ đất, những chính sách mà Đảng và Nhà nước ta đưa ra về các khoản thu liên quan đến đất đai là căn cứ để thực hiện quản lý. Việc thu các khoản thu từ đất được thực hiện dựa theo những chính sách quy định, người quản lý phải nắm rõ hệ thống chính sách đó để biết được rằng việc thu các khoản thu đó là đúng hay sai” (Nguyễn Thị Cúc, 2010; Tô Quỳnh Thảo, 2017; Trần Quang Huy, 2018).
Chính vì vậy, chính sách thu tiền sử dụng đất có vai trò rất lớn trong quá trình quản lý bởi nó đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý. Đây là
điều kiện để đưa ra các quyết định quản lý, kiểm tra theo dõi các hoạt động của bộ máy lãnh đạo các cấp chính quyền, là công cụ để xây dựng hệ thống và phương pháp quản lý hiệu quả. Những chính sách bao gồm chính sách chung (có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc) hoặc cũng có thể là chính sách quy định riêng cho từng địa phương và được Nhà nước đảm bảo việc thực hiện. Do đó, trong quá trình quản lý các nguồn thu từ đất, việc nắm bắt những chính sách có liên quan ở cấp độ trung ương và từng địa phương là hết sức quan trọng và cần thiết.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính sách thuế đất và thu tiền sử dụng đất cho ngân sách Nhà nước cơ bản có sáu loại, bao gồm: “Thứ nhất là thuế sử dụng đất nông nghiệp; thứ hai là thuế nhà, đất (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp); thứ ba là thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; thứ tư là thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất; thứ năm là thu tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và thứ sáu là thu từ lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất” (Quốc hội, 2013; Chính phủ, 2014a; Chính phủ, 2014b).
- Đối với chính sách thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, nội dung này được quy định trong nhiều văn bản từ rất sớm, bao gồm: “Chính sách thu thuế đối với việc sử dụng đất nông nghiệp được hình thành từ năm 1951 theo sắc lệnh số 131/SL ngày 11/5/1951. Đến năm 1993, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V-BCHTW khóa VII, đến ngày 10/6/1993 Quốc Hội đã thông qua Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Bắt đầu từ năm 2003, Quốc hội có Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến 2010, do vậy so với trước đây số tiền thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp đã giảm mạnh. Tiếp đến có Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về tiếp tục miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2020. Ngày 10/6/2020 Quốc hội thông qua nghị quyết số 07/2020/QH14 về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiêp được quy định tại Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội”.
- Đối với chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: “Nghị định số 53/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Ngày 15/5/2017, Bộ tài chính ban hành văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BTC hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp”. thửa đất
- Đối với chính sách thuế chuyển quyền sử dụng đất: “Loại thuế này có thể được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn một từ năm 1994-2003, theo đó thuế suất được xác định theo 2 loại đất, đối với đất sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có mức thuế suất là 2%; Đối với đất ở, đất xây dựng công trình và các loại đất khác có mức thuế suất là 4%. Giai đoạn từ năm 2004-2008, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với tổ chức áp dụng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đó thu nhập từ chuyển
quyền sử dụng đất được tính trên cơ sở thu thập thực tế của hoạt động này (chênh lệch đầu ra trừ đi đầu vào) nhân với thuế suất 28%. Từ ngày 01/01/2009 với việc áp dụng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 kết hợp với luật thuế thu nhập cá nhân 2007 đã tạo nên khuôn khổ pháp lý thống nhất giữa 2 nhóm đối tượng là hộ gia đình, cá nhân và tổ chức sản xuất kinh doanh, mức thuế suất áp dụng chung là 25%”. Với những quy định mới mức thu chuyển quyền sử dụng đất đã được tăng lên đáng kể qua các năm.
- Chính sách thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, thuê mặt nước đang thực hiện theo quy định tại các văn bản gồm: “Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014; Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2014/NĐ-CP; Thông tư số 94/2011/TTBTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 120/2005/TT- BTC về thu tiền thuê đất. Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định, quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước”.
- Lệ phí trước bạ nhà, đất: Đối với nguồn thu từ lệ phí trước bạ nhà, đất từ trước đến nay thực hiện theo các văn bản sau đây: “Thông tư số 68/2010/TT-BTC ngày 26/4/2010 của Bộ Tài Chính. Năm 2011 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 về lệ phí trước bạ thay thế cho Nghị định 176/1999/NĐ-CP và Nghị định số 80/2008/NĐ-CP và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/09/2011”.
Từ thực tiễn khách quan, hệ thống chính sách thuế về đất đai luôn được bổ sung, sửa đổi để phát huy vai trò đóng góp một phần thu ổn định cho NSNN. Các văn bản ban hành đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, chi tiết, đồng thời nó là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế.
1.3.2 Quy trình tổ chức thực hiện thu các nguồn thu từ đất đai cấp huyện
UBND cấp huyện chỉ đạo trực tiếp, các cơ quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong quá trình này, đòi hỏi có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các phòng, ban chức năng nhằm thực hiện quản lý các nguồn thu theo đúng quy định của pháp luật.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy thực hiện quản lý các nguồn thu từ đất cấp huyện.
Nhiệm vụ, chức năng của các phòng, ban chức năng:
Phòng Tài nguyên và Môi trường: “Là trung tâm phối hợp với các phòng Tài chính kế hoạch, cơ quan thuế, kho bạc thực hiện quản lý nguồn thu từ đất. Hàng năm, phòng tài nguyên môi trường cùng với phòng Tài chính kế hoạch dự báo nhu cầu về nguồn thu từ đất để từ đó xây dựng kế hoạch thu từ đất hàng năm và định kỳ xây dựng kế hoạch 5 năm, 10 năm”.
Phòng Tài nguyên và Môi trường căn cứ các quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 5 năm và chi tiết sử dụng đất hàng năm. Đây là bộ phận đầu mối, trực tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thực hiện các thủ tục theo quy định về từng nguồn thu chuyển các phòng liên quan (tài chính, chi cục thuế, kho bạc) để người sử dụng đất thực hiện nộp các khoản thuế, phí theo quy định.
Phòng Tài chính kế hoạch: Căn cứ chỉ tiêu được phân bổ và tình hình thực tế của địa phương; căn cứ quy hoạch chi tiết sử dụng đất cụ thể từng năm của phòng Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch huy động nguồn
Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Phòng tài nguyên - môi trường Phòng Tài chính - kế hoạch UBND cấp xã Kho bạc Chi cục thuế
thu từ đất chi tiết và giao chỉ tiêu cụ thể cho các xã, phường/thị trấn quản lý và trình UBND cấp huyện, thị ra quyết định cụ thể đối với từng xã, phường. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của phòng được quy định: “Phối hợp với các phòng, ban liên quan theo dõi, đôn đốc thực hiện. Nhận hồ sơ từ phòng tài nguyên và môi trường, căn cứ các quy định về từng khoản thu, áp mức giá thu theo quy định chuyển kho bạc thực hiện thu”.
Chi cục thuế phối hợp với phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Tài chính & Kế hoạch tính toán chi tiết cụ thể giá trị các khoản thu về các loại thuế tới từng đối tượng sử dụng đất; cấp phát, theo dõi và quản lý tình hình sử dụng biên lai thu thuế đối với từng xã.
Kho bạc: Thực hiện thu và quản lý các nguồn đã thu được từ đất đai, kiểm tra đối chiếu số liệu với phòng Tài chính kế hoạch, chi cục thuế.
UBND cấp xã, thị trấn căn cứ chỉ tiêu được giao và tổ chức thực hiện thu, nộp theo quy định.
Các phòng, ban chức năng có sự phối hợp chặt chẽ theo quy trình đối với từng khoản thu khác nhau:
“- Đối với nguồn thu từ tiền sử dụng đất: Phòng tài nguyên môi trường lập hồ sơ đối với từng đối tượng sử dụng đất chuyển đến phòng tài chính kế hoạch làm cơ sở xác định nguồn thu. Người sử dụng đất căn cứ thông tin từ hồ sơ giao đất và giấy nộp tiền của phòng tài chính kế hoạch đến nộp tiền qua kho bạc. Kho bạc căn cứ giấy nộp tiền của phòng tài chính kế hoạch thực hiện thu theo quy định.
- Đối với các loại thuế từ đất: Phòng tài nguyên môi trường phối hợp với phòng tài chính kế hoạch và chi cục thuế xác định đối tượng nộp thuế, tính toán chi tiết cụ thể giá trị các khoản thu tới từng đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế căn cứ thông báo của cơ quan thuế đến kho bạc nộp thuế theo quy định.
- Đối với các khoản phí, lệ phí, tiền phạt: Phòng tài nguyên môi trường lập hồ sơ chuyển phòng tài chính kế hoạch xác định mức phí, mức phạt, người nộp căn cứ giấy báo nộp của phòng tài chính đến nộp tiền tại kho bạc.
- Phòng tài chính, kho bạc và cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các cơ quan; theo dõi, kiểm soát và cân đối các nguồn thu, đôn đốc thực hiện để từ đó đề xuất phương án xử lý đối với từng vấn đề phát sinh” (Nguyễn Thị Cúc, 2010; Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007; Tô Quỳnh Thảo, 2017).
1.3.3 Kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý các nguồn thu từ đất đai
Các cơ quan ngành dọc cấp trên là cơ quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc quản lý các nguồn thu từ đất của cấp huyện, thị, cụ thể: “Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra phòng tài nguyên và môi trường; Sở tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của phòng tài chính; Cục thuế tỉnh là cơ quan theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện của Chi cục Thuế. Ngoài các đơn vị trên, Thanh tra cấp huyện/thị; cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện/thị cũng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thường xuyên theo kế hoạch đối với các phòng, ban thuộc quản lý trực tiếp, kịp thời phát hiện những sai sót và đưa ra biện pháp khắc phục. Hàng năm còn có các cuộc kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước theo kế hoạch đối với công tác tài chính, trong đó có việc thực hiện quản lý các nguồn thu từ đất”. Ngoài ra, việc kiểm tra, giám sát còn được tiến hành khi có đơn tố cáo liên quan đến đất đai của cá nhân/tổ chức sử dụng đất (Nguyễn Thị Cúc, 2010; Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007; Tô Quỳnh Thảo, 2017).
Mục đích của việc kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý các nguồn thu từ đất nhằm: “Đảm bảo việc thực hiện thu các khoản thu từ đất đúng theo quy định, phát hiện kịp thời các sai sót và bộ phận chịu trách nhiệm để chấn chỉnh. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát được tiến hành chặt chẽ, khách quan từ kiểm tra việc chấp hành luật và các chế độ chính sách trong quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước đến việc tổ chức thực hiện theo quy định” (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007; Tô Quỳnh Thảo, 2017).
Qua kiểm tra phát hiện kịp thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi tham nhũng, phòng, chống tham
nhũng trong quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước. Đồng thời, đơn vị chức năng sẽ kiến nghị thu hồi, tăng thu đối với các hành vi làm thất thu NSNN từ thu tiền đất. Vai trò của hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động thu từ đất là “Góp phần đẩy nhanh tiến trình công khai minh bạch trong lĩnh vực quản lý đất đai của Nhà nước ở các địa phương và với việc kết quả kiểm toán được công khai có tác dụng tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quản lý các nguồn thu từ đất giúp địa phương có cái nhìn đúng và toàn diện về công tác quản lý các nguồn thu từ đất. Kết quả của hoạt động kiểm tra, giám sát là cơ sở giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý các khoản thu từ đất nắm bắt và đánh giá đúng về thực trạng của đơn vị để có những biện pháp giải quyết, chấn chỉnh kịp thời giúp đơn vị nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo việc hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch được giao” (Nguyễn Thị Cúc, 2010; Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007; Tô Quỳnh Thảo, 2017).
1.3.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nguồn thu về đất đai ở cấp huyện
- Thứ nhất, mức độ hoàn thành dự toán:
Trong quá trình quản lý, cơ quan chức năng phải đánh giá các nguồn thu trong năm đạt được bao nhiêu % so với mức kế hoạch dự toán thu đặt ra. Nguồn thu có đạt hay vượt mức đề ra hay không? Hoặc phải trả lời câu hỏi: “Nguồn thu có đáp ứng cho ngân sách địa phương và tương xứng với tiềm năng của địa phương hay không, nguồn thu phát triển năm sau cao hơn năm trước?”,...
- Thứ hai, các nguồn thu từ đất đai phải hợp pháp, thu đúng quy định (thực hiện thu các nguồn thu phải đúng quy trình, đầy đủ thủ tục, hồ sơ và các bước thực hiện).
- Thứ ba, bộ máy quản lý nguồn thu về đất đai phải đề ra được quy định trong quá trình quản lý và đảm bảo thực hiện đúng quy trình quản lý.
Trong quá trình thực hiện, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và phát hiện sự không phù hợp trong quy trình quản lý giữa các bộ phận phòng ban, đồng thời liên tục đổi mới và đưa ra cách giải quyết phù hợp và tích cực.
Thứ tư, các nguồn thu từ đất đai được quản lý, nộp đầy đủ về ngân sách nhà nước và phân bổ chi tiêu đúng mục đích, đúng quy trình và thủ tục.