Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nguồn thu về đất đa

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 41)

1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng: 25 km bờ biển; 35 km đường biên giáp CHDCND Lào cùng nhiều diện tích đất rừng; cách thành phố Đồng Hới 7 km về phía Nam với tổng diện tích tự nhiên là 119.089 ha. Để tăng cường hiệu quả sử dụng đất đai và quản lý nguồn thu từ đất đai, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều quy định

quản lý, cụ thể: “UBND huyện Quảng Ninh đã ban hành các văn bản, hoàn thiện các chính sách về đất đai nhằm tạo ra hệ thống pháp lý tương đối đầy đủ, bước đầu điều chỉnh được quan hệ đất đai mới hình thành trong quá trình đô thị hóa. Huyện Quảng Ninh cũng đã thực hiện giao quyền sử dụng đất ngang giá, đấu giá cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn; chỉ đạo các xã, thị trấn kiểm tra, xử lý tình trạng sử dụng đất trái phép; tích cực thực hiện trích đo khu đất, thửa đất, phân lô tách thửa tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất bảo đảm kế hoạch; quan tâm thực hiện công tác chỉnh lý biến động đất đai, cấp đổi, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất”. Nhờ đó, tình trạng vi phạm hoặc thất thu trong thu từ đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian qua được giảm thiểu.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Huyện ủy, UBND huyện Quảng Ninh luôn xác định nhất quán quan điểm: “Đất đai là nguồn lực quan trọng góp phần tăng nguồn thu ngân sách huyện trên cơ sở phát triển hợp lý quỹ đất trên cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững”. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý các nguồn lực từ đất đai, góp phần phát triển bền vững, UBND huyện đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 với định hướng cụ thể như sau: “Tập trung phát triển vùng cát ven biển, vùng ven đô thị thành các khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng, phát triển vùng gò đồi phía Tây thành các vùng chuyên canh nông, lâm nghiệp, các trang trại công nghệ cao, du lịch xanh, du lịch sinh thái; phát triển năng lượng tái tạo kết hợp với nông nghiệp công nghệ cao, cùng với các khu đô thị nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, tạo nên sự cộng hưởng với các công trình lân cận để phát triển một cách đồng bộ; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với môi trường bảo vệ sinh thái,…”.

Trong giai đoạn tiếp theo, UBND huyện Quảng Ninh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo và tăng cường nguồn thu, bao gồm: “Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển

quyền sử dụng đất theo quy định, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại các dự án đã phê duyệt, nhất là thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu đất thương mại”. Huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các dự án phát triển quỹ đất; thực hiện phương án giao đất sản xuất cho người dân trên địa bàn đảm bảo theo quy định và huy động tối đa cho ngân sách nhà nước. (Nguồn: https://stnmt.quangbinh.gov.vn/).

1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Thành phố Yên Bái nằm ở khu vực phía Đông của tỉnh Yên Bái, thuộc vùng Trung du và miền phía Bắc. Thành phố Yên Bái có vị trí: Phía Bắc giáp với xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên; Phía Đông - Đông Bắc giáp với xã Đại Đồng và thị trấn Yên Bình; Phía Nam giáp với xã Văn Lãng, huyện Yên Bình; Phía Tây giáp với xã Lương Thịnh huyện Trấn Yên. Diện tích tự nhiên toàn thành phố 108,15 km2, với 09 đơn vị hành chính.

Để bảo đảm kế hoạch thu ngân sách, trong đó có nguồn thu từ sử dụng đất được UBND tỉnh giao, UBND thành phố Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất, Hội đồng Định giá tài sản, tổ chuyên viên giúp việc xác định giá trị tài sản trên đất và kinh phí hỗ trợ đối với các khu đất bị thu hồi, từ đó, đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng và bảo đảm đủ các điều kiện cần thiết để đưa các quỹ đất ra đấu giá. Để đảm bảo thu đúng, thu kịp thời, cán bộ phụ trách thường xuyên bám sát địa bàn tổ chức đấu giá để nắm tình hình nhu cầu sử dụng đất trong nhân dân, qua đó, kịp thời giải pháp điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là trong công tác xây dựng giá khởi điểm sát với giá thị trường vào thời điểm hiện tại.

Để đảm bảo quản lý đất đai và quản lý nguồn thu từ đất hiệu quả, kinh nghiệm chỉ ra từ thực tế của thành phố là cần xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ trong đơn vị, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cán bộ địa chính các xã, phường rà soát những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất gia tăng, chuyển mục đích sử dụng phù hợp với quy hoạch

dân cư, yêu cầu nộp tiền sử dụng đất theo quy định. Thông qua dự án đo đạc tổng thể đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích.

Thường xuyên tổ chức rà soát các quỹ đất mà các tổ chức, đơn vị sử dụng không hiệu quả làm thủ tục thu hồi, đầu tư cơ sở hạ tầng để đấu giá, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, treo áp phích tại những nơi tập trung đông dân cư, trụ sở các xã, phường, cơ quan trên địa bàn thành phố để những cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu thực tế được biết và làm các thủ tục đấu giá mua đất.

Để hoàn thành công tác thu ngân sách từ nguồn phát triển các quỹ đất, các đơn vị chức năng của thành phố Yên Bái đã tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành hoàn thiện các hồ sơ pháp lý của các quỹ đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, tổ chức ký hợp đồng với Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài để bán đấu giá các quỹ đất trong kế hoạch (Nguồn: https://www.yenbai.gov.vn).

1.3.3. Kinh nghiệm của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Lâm Thao là huyện đồng bằng có dân cư đông, cũng là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm chung của huyện: ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, năng suất cây trồng cao, mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội. Huyện nằm trong ta m giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao). Huyện Lâm Thao có diện tích tự nhiên 9.769,11 ha, với 12 đơn vị hành chính trong đó có 10 xã và 2 thị trấn.

Thời gian vừa qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã có những chuyển biến tích cực. UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị chức năng cụ thể hóa cơ chế xây dựng và quản lý giá trị quyền sử dụng đất, giá trị bất động sản gắn liền với đất được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc khai thác, phát huy hiệu quả sử dụng đất trong

mọi lĩnh vực, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách và trở thành một trong những nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong việc khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, căn cứ vào chỉ đạo và kế hoạch của UBND tỉnh Phú Thọ, hàng năm UBND huyện đã ban hành các kế hoạch điều tra, xác định giá đất cụ thể, làm căn cứ để thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn. Đảm bảo nguồn thu từ đất đai, giúp địa phương khai thác được tiềm năng đất đai, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư... từng bước thay đổi diện mạo của huyện theo hướng phát triển nhanh, bền vững.

Kinh nghiệm của huyện Lâm Thao trong quản lý và sử dụng đất đai, nguồn thu từ đất đai đó là: “Phân phối đất đai hợp lý trên cơ sở quỹ đất hiện có, đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực để phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư của các dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai theo quy định của pháp luật”. Bên cạnh đó, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển từ quỹ đất, sử dụng hợp lý nguồn thu từ đất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp (Nguồn:

www.phutho.gov.vn).

1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hạ Hòa

Từ kinh nghiệm quản lý sử dụng đất và các nguồn thu từ đất ở 3 địa phương, với nhiều đặc điểm KT-XH và tài nguyên thiên nhiên khá tương đồng với huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ), tác giả luận văn rút ra một số bài học cho huyện Hạ Hòa trong việc quản lý nguồn thu từ đất như sau:

Thứ nhất, thống nhất về giá đất và các loại phí, khoản thu từ đất theo

đi vào nề nếp, ổn định nguồn thu cho ngân sách cấp xã. Tổ chức quy hoạch và bán đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch sử dụng đất phù hợp với sự phát triển thực

tế trên địa bàn huyện. UBND huyện cần thực hiện quản lý sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai đồng bộ, tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất.

Thứ ba, đảm bảo công tác quản lý đất đai chặt chẽ nhất là cấp cơ sở để

đảm bảo sử dụng đất hợp lý, kiên quyết giải quyết kịp thời tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, sử dụng sai mục đích và kém hiệu quả.

Thứ tư, đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng

đất đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Cần tập trung đẩy mạnh lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhân dân. Tăng cường công tác quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích. Tiếp tục thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng và tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w