Đánh giá chung thực trạng quản lý các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 65 - 73)

c. Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích là 134,2 ha, toàn bộ quỹ đất do

2.3.4 Đánh giá chung thực trạng quản lý các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

* Khảo sát ý kiến của cán bộ thực thi

Tác giả luận văn đã thực hiện khảo sát ý kiến bằng phiếu khảo sát đối với 12 cán bộ trên địa bàn huyện (là đại diện cho người thực thi quản lý các nguồn thu từ đất đai, trong đó Văn phòng đăng ký đất đai huyện: 05 cán bộ, phòng Tài nguyên và môi trường: 02 cán bộ, chi cục thuế huyện: 03 cán bộ, bộ phận 1: cửa 02 cán bộ). Số liệu được tổng hợp với kết quả thể hiện qua bảng 2.9 như sau:

Các nguồn thu từ sử dụng đất đóng góp lớn nhất vào nguồn thu từ đất đai cho ngân sách nhà nước. Thu tiền sử dụng đất là công cụ góp phần điều tiết sử dụng đất, khoản thu này buộc chủ sử dụng đất được sử dụng ổn định nên họ phải tính toán giữa nhu cầu sử dụng đất với số tiền sử dụng đất phải nộp sao cho thu được lợi nhuận tức là sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

Bảng 2.9: Khó khăn trong công tác thu tiền sử dụng đất theo đánh giá của cán bộ liên quan

STT T

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Số lượng văn bản nhiều và chồng chéo, thay đổi bổ sung nhiều lần

3 25,0

2 Sự hiểu biết của người sử dụng đất về các chính sách đất đai

5 41,7

3 Cả 2 khó khăn trên 4 33,3

Tổng cộng 12 100

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, tháng 12/2021)

Theo đánh giá người được phỏng vấn, có 25% ý kiến đánh giá các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện thu tiền sử dụng đất rất phức tạp, chồng chéo, thường xuyên thay đổi và bổ sung gây khó khăn cho người thực hiện nghĩa vụ, người dân khó năm bắt được tất cả các văn bản để thực hiện; 41,7% cán bộ đánh giá sự khó khăn về hiểu biết của người sử dụng đất về các chính sách đất đai và 33,3% cán bộ đánh giá cả hai vấn đề trên đều gây khó khăn cho việc thu tiền sử dụng đất.

Bảng 2.10: Khó khăn của cán bộ thực thi thu thuế từ chuyển quyền sử dụng đất

STT T

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng để trốn thuế

7 58,3

2 Khó kiểm soát được tài sản nhà đất 2 16,7

3 Cả 2 khó khăn trên 3 25,0

Tổng cộng 12 100

Theo kết quả điều tra qua Bảng 2.10, có 58,3% cán bộ đều cho biết giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thường thấp hơn giá thực tế nhằm mục đích nộp thuế ít hơn với mức thuế phải nộp. Một số ý kiến phản ánh thực trạng: “Thực tế trên thị trường giá đất mua bán thường cao hơn giá đất do UBND tỉnh quy định nhưng vì lợi ích của cả người mua và người bán nên họ thường thỏa thuận thấp hơn thực tế. Và để được cơ quan Nhà nước chấp nhận hồ sơ họ chỉ ghi số tiền trên hợp đồng bằng số tiền UBND tỉnh quy định hoặc cao hơn một chút để tránh trường hợp bị trả lại hồ sơ, như vậy cơ quan Nhà nước sẽ chịu thất thu thuế. Cơ quan Nhà nước khó có thể kiểm soát được từng cá nhân có bao nhiêu đất, người chuyển nhượng tự khai nên không ít trường hợp đã lách luật, trốn thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Rất nhiều người chuyển nhượng kê khai chỉ có một thửa đất duy nhất để được miễn thuế”. Có 16,7% cán bộ khảo sát đã đánh giá điều đó gây khó khăn cho cơ quan nhà nước, làm thất thu ngân sách nhà nước. Có 25,0% cán bộ khảo sát đánh giá những khó khăn trên gây thất thu NSNN.

Nhiều trường hợp lách luật, trốn thuế bằng cách lợi dụng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân: “Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau” thì được miễn thuế TNCN. Cụ thể là anh rể muốn chuyển nhượng cho em vợ, để không phải nộp thuế, anh dể sẽ chuyển nhượng sang cho bố mẹ vợ, sau đó bố mẹ vợ sẽ chuyển nhượng cho người em vợ, vậy là cả hai lần chuyển nhượng đều không phải nộp thuế. Do đó chỉ có người nộp thuế có ý thức tôn trọng pháp luật mới có thể đảm bảo được lợi ích của nhà nước.

* Khảo sát ý kiến của những người thực hiện nghĩa vụ tài chính từ đất đai

Tác giả đã tiến hành khảo sát kiến các chủ hộ với 70 phiếu được gửi về cho các trưởng khu thuộc một số xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa. Kết quả thu về được 70 phiếu điều tra đầy đủ thông tin.

Các nguồn thu từ đất đai đem lại cho NSNN một lượng không nhỏ. Để đảm bảo nguồn thu từ đất đai, vai trò của những người sử dụng đất rất quan trọng. Khảo sát ý kiến của người sử dụng đất về quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính thu được kết quả trong Bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11: Quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính theo ý kiến của người sử dụng đất

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Đơn giản 43 61,4

2 Bình thường 27 38,6

3 Phức tạp 0 0

4 Ý kiến khác 0 0

Tổng cộng 70 100

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, tháng 12/2021)

Đa số chủ sử dụng đất đều cho rằng việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đơn giản, nhanh chóng. Có được các ý kiến như vậy do hiện nay quy trình liên thông một cửa đang được thực hiện, nên người sử dụng đất không phải đến các cơ quan nhà nước nhiều lần để ộp thuế. Có 38,6% ý kiến cho rằng bình thường và không có ý kiến nào thấy quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính phức tạp.

Bảng 2.12: Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Đã nộp tiền 56 80,0

2 Nhận được thông báo nhưng chưa nộp tiền 14 20,0

3 Chưa nhận được thông báo nộp tiền 0 0

Tổng cộng 70 100

Kết quả điều tra ở bảng 2.12 cho thấy đa số người sử dụng đất đã nộp tiền thuế (80%), khoảng 20% người sử dụng đất nhận được thông báo nhưng chưa nộp tiền, một số hộ chưa hiểu hết quy định về thực hiện NVTC, số khác thì chưa đủ khả năng đóng tiền do chuyển mục đích sử dụng đất và những điều chỉnh về giá đất của UBND tỉnh.

Trong thời gian qua, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng đóng góp cho NSNN huyện số thu khá ổn định. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất.

Bảng 2.13: Tình hình thực hiện đóng lệ phí phi nông nghiệp của người sử dụng đất STT Nội dung Tổng số hộ Lệ phí PNN hàng năm Có đóng Không đóng 1 Đã có GCN QSD đất 64 64 0 2 Chưa có GCN QSD đất 6 0 6 Tổng cộng 70 64 6

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, tháng 12/2021)

Kết quả điều tra ở bảng2.13 cho thấy 100% số hộ đã có GCN QSD đất đều đóng thuế phi nông nghiệp đầy đủ. Có 6 hộ chưa có giấy chứng nhận không đóng thuế nguyên nhân là do sai sót trong quản lý sử dụng đất của chính quyền xã nên không có thông tin sử dụng đất dẫn đến không có thông báo thuế nộp hàng năm đến chủ sử dụng đất gây thất thu cho NSNN.

* Kết quả đạt được về công tác quản lý nguồn thu từ đất

Công tác quản lý các nguồn thu từ đất của huyện Hạ đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trên hầu hết các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, đã tạo động lực lớn cho sự phát triển của huyện. Qua đó, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất luôn được chú trọng và đạt hiệu quả cao. Hàng năm, thu ngân sách từ đất chiếm gần 1/3 tổng thu NSNN của huyện. Đây là nguồn thu cơ bản và ổn định của ngân sách địa phương.

Tỷ trọng nguồn thu NSNN từ đất không ngừng tăng cao: “Nếu như 2016, tỷ trọng nguồn tài chính thu từ lĩnh vực đất đai chiếm 30,5% thu NSNN của huyện, thì đến năm 2017 đã chiếm tới 35,9%. Đây là kết quả khả quan trong hoạt động khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, đóng góp vào NSNN cho huyện. Xét riêng khía cạnh nguồn thu từ tiền sử dụng đất thì giá trị thu được dưới hình thức này cũng tăng theo thời gian. Số liệu thống kê cho thấy nếu như năm 2018, số tiền thu được từ sử dụng đất đóng góp trên 22 tỷ đồng thì đến năm 2020 con số này đã lên tới trên 40 tỷ đồng. Tiền thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn huyện đạt trên 1 tỷ đồng năm 2018 thì đến năm 2020 con số đó đã lên đến trên 8 tỷ đồng”.

Đánh giá chung: “Việc quản lý nguồn thu từ đất trên địa bàn huyện Hạ Hòa được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước, thu đúng, thu đủ và kịp thời. Hệ thống chính sách thu đối với đất đai ngày càng được hoàn thiện, giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý. Về cơ bản, các chính sách đã được vận dụng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; huy động được nguồn thu tài chính hiệu quả, phù hợp để khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai cho ngân sách nhà nước. Thông qua cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, đã từng bước hạn chế được tình trạng tiêu cực trong giao đất, bảo đảm công khai và minh bạch. Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuế đất cơ bản đã thể hiện được sự ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, bảo đảm bình đẳng trong việc điều tiết thu nhập và góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với các khoản thu từ đất đai”.

* Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý các nguồn thu từ đất trên địa huyện Hạ Hòa còn có một số hạn chế:

Một là, bộ máy quản lý nguồn thu vẫn còn nhiều hạn chế, chưa kết nối

chính- kế hoạch của huyện vẫn chưa tích cực tham gia xây dựng kế hoạch quản lý nguồn thu từ đất. Các nội dung phụ trách và đảm nhận mới chỉ dừng lại ở việc tham mưu dự toán ngân sách năm, chưa tham gia vào việc xây dựng quản lý nguồn thu từ đất.

Hai là, việc thực hiện quản lý các nguồn thu vẫn còn để thất thoát, cụ

thể: “Giá trị tài sản quyền sử dụng đất thường được áp giá đất do UBND tỉnh ban hành, giá này thấp hơn đối với những trường hợp giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá. Sự điều tiết phần giá trị tăng thêm của đất do nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch khu thương mại, đô thị chưa có những chính sách phù hợp để tăng nguồn thu, dẫn đến thất thu NSNN. Bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành còn một số vị trí điều chỉnh còn chưa phù hợp với giá thị trường”. Ví dụ như khu đất hai bên đường Lạc Long Quân tại thị trấn Hạ Hòa theo bảng giá của UBND tỉnh là 5,6 triệu đồng/m2 nhưng trên thực tế người dân trao đổi lên đến mức giá gấp 3 đến 4 lần.

Thứ ba, là tình trạng nợ đọng thuế và tiền sử dụng đất còn nhiều: “Tình

trạng nợ đọng thuế trong các công ty, doanh nghiệp này còn khá nhiều do khả năng tài chính của một số công ty, doanh nghiệp còn yếu, vốn đầu tư chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng”. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số lãnh đạo tổ chức, chủ doanh nghiệp còn chưa cao, không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của người sử dụng đất. Cụ thể: “Tình trạng nợ đọng thuế từ các hộ gia đình, cá nhân do chậm nộp thuế đất phi nông nghiệp hàng năm, phần lớn là ở các đối tượng miễn giảm chưa rõ ràng hay tình trạng chuyển quyền sử dụng đất chưa được cập nhập kê khai kịp thời. Ngoài ra, có một số không nhỏ còn nợ đọng tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất hay chuyển quyền sử dụng đất”.

Thứ tư, trong hoạt động quản lý vẫn còn để xảy ra tình trạng trốn thuế,

như lệ phí trước bạ còn phức tạp, bất hợp lý, nhiều kẽ hở dẫn đến hiện tương trốn thuế. Người dân tự chuyển quyền sử dụng đất với nhau không khai báo với cơ quan chức năng của nhà nước dẫn đến thất thu NSNN và khó kiểm soát thị trường bất động sản. Người sử dụng đất còn lợi dụng mối quan hệ là gia đình để lách luật, chuyển nhượng bắc cầu để trốn nộp thuế”.

* Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế nếu trên là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân chủ yếu

- Thứ nhất, các chính sách thu đối với đất đai và chính sách bồi thường, thể hiện từ các Nghị định, Thông tư đưa ra thiếu đồng bộ, không thống nhất và chậm so với yêu cầu thực tế. Trong quá trình sửa đổi còn bất cập thậm chí dẫn đến tình trạng Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính trái với Nghị định của Chính phủ. Từ đó dẫn tới sự bất cập giữa các nghị định và thông tư dẫn đến những hiểu sai và khó thực hiện trong triển khai thực tế, cụ thể: “Chính sách thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước”. Đây là một bất cập lớn, cần phải được tiếp thu và chỉnh sửa để tạo nên một mặt bằng cạnh tranh bình đẳng phù hợp với hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

- Thứ hai, do quy trình quản lý các nguồn thu từ đất còn thiếu chặt chẽ, chưa phát huy hết hiệu quả: “Bộ máy quản lý nguồn thu từ đất của huyện còn chưa phát huy hết nhiệm vụ của từng ngành, từng bộ phận, nhất là trong công tác tham mưu. Công tác lập và phê duyệt kế hoạch thu từ đất của huyện còn chưa chi tiết, chi tiết về đất đai cũng như tính toán hiệu quả đầu tư và dự án còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt động này còn nhiều chồng chéo và kém tính hiệu quả đã làm cho việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai còn hạn chế. Cùng với đó, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, công tác hoàn chỉnh hồ sơ thuế đất của các dự án chưa hoàn thiện, việc

phối hợp giải quyết vướng mắc của DN chưa kịp thời… dẫn đến khó khăn trong quản lý thu”. Ngoài ra, “Các Doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời chính sách về thu thuế sử dụng đất nên có những thắc mắc, khiếu nại làm ảnh hưởng đến công tác quản thu thuế. Việc theo dõi thuế đất hàng năm chưa được kê khai và cập nhật sổ bộ kịp thời. Hệ thống tổ chức của các ngành chưa chặt chẽ, việc phân cấp trong quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều điểm chưa hợp lý, dẫn đến chồng chéo về thẩm quyền giữa các ngành, các bộ phận trong tổ chức lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nhiều bất cập trong phân hạng và định giá đất”.

- Thứ ba, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn chưa thực sự thường xuyên và việc xử lý thiếu tính kiên quyết. Công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn huyện chưa được thực hiện thường xuyên từ các cuộc kiểm tra chuyên sâu và nguồn thu từ đất mà được lồng ghép trong những cuộc thanh tra, kiểm tra về NSNN hay

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w