Khái niệm quảnlý chi trả bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2.1. Khái niệm quảnlý chi trả bảo hiểm xã hội

Theo cách hiểu thông thường, chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng qu BHXH chi trả các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH. Như vậy chi Bảo hiểm xã hội là quá trình chi trả các chế độ cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH. Quá trình chi BHXH được thực hiện bởi phân phối và sử dụng qu . Trong đó, phân phối qu BHXH là quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ qu BHXH đến các qu thành phần; còn sử dụng qu BHXH đây là quá trình chi tiền từ qu BHXH đến tay đối tượng thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể.

Quan niệm về quản lý chi BHXH đó là sự tác động vừa có tổ chức, vừa có tính pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động chi BHXH. Và sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của Nhà nước, các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế góp phần đảm bảo chi đúng, chi đủ và chi kịp thời.

Quản lý chi trả BHXH là hoạt động có tổ chức, có tính khoa học, được thực hiện bởi chủ thể đại diện quản lý là BHXH Việt Nam ( Hệ thống các cơ quan Bảo hiểm xã hội từ trung ương đến địa phương) thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH nhằm đảm bảo các quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH, thường sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau để đánh giá:

- Với công tác quản lý đối tượng hưởng: Các chỉ tiêu được sử dụng gồm:

tổng số người hưởng các chế độ BHXH; số lượt người hưởng các chế độ ngắn hạn; số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Việc sử dụng các chỉ tiêu trên nhằm đánh giá được sự biến động về số đối tượng hưởng BHXH qua các năm.

quả chi trả các chế độ ngắn hạn; kết quả chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, số lượt giải quyết chi trả các chế độ. Việc sử dụng các chỉ tiêu trên giúp đánh giá kết quả việc thực hiện giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.

- Công tác kế hoạch tài chính và quản lý việc chi trả: Các chỉ tiêu được sử

dụng gồm: Số dự toán và số chi thực tế qua các năm, Số tiền chi trả các chế độ BHXH được quyết toán so với dự toán đã được xây dựng. Việc sử dụng các chỉ tiêu trên giúp đánh giá hiệu quả của việc lập dự toán, quyết toán chi, thực hiện các phương thức chi trả đã được áp dụng.

- Công tác thanh tra, kiểm tra bảo hiểm xã hội: Các chỉ tiêu được sử dụng

gồm: Số cuộc thanh tra kiểm tra thực hiện trong năm so với kế hoạch giao; kết quả của các cuộc thanh tra, kiểm tra. Việc sử dụng các chỉ tiêu trên giúp đánh giá hiệu quả tác động của công tác thanh tra, kiểm tra đến công tác xét duyệt và chi trả các chế độ BHXH tại cơ sở.

1.1.2.2. Đặc điểm quản lý chi Bảo hiểm xã hội

- Đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH chủ yếu là người lao động và người sử dụng lao động.

- Hoạt động quản lý chi trả BHXH là hoạt động công, phi lợi nhuận. - Đối tượng của hoạt động quản lý thu-chi BHXH chủ yếu là thu nhập của người lao động.

- Qu BHXH để thực hiện chi trả các chế độ chủ yếu do người lao động, người sử dụng lao động đóng góp và được đảm bảo bởi ngân sách nhà nước.

- Quan hệ BHXH trong hoạt động thu-chi thường tồn tại lâu dài. - Hoạt động quản lý chi trả BHXH có sự tham gia của cơ chế ba bên, chịu sự quản lý của nhà nước và được nhà nước bảo hộ.

1.1.2.3. Sự cần thiết của quản lý chi bảo hiểm xã hội

+ Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH: Theo quy định hiện hành, chủ sử dụng lao động và người lao động thuộc đối tượng phải tham gia đóng BHXH thì người lao động mới được hưởng các chế độ BHXH. Tuy nhiên, để người lao động nhận được tiền trợ cấp từ qu BHXH, doanh nghiệp, người lao động và cơ quan BHXH phải thực hiện nhiều hoạt động thuộc nghiệp vụ liên quan đến quản lý chi BHXH. Thực tế, các hoạt động này không đảm bảo thì người tham gia BHXH không nhận được các khoản trợ cấp BHXH và quyền lợi của họ cũng không được đảm bảo.

+ Đối với hệ thống ASXH: Chi trả BHXH góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động tham gia BHXH trong và sau rời khỏi quá trình lao động, đây là hoạt động liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của con người. Quản lý, định hướng chi trả BHXH theo đúng quy định của pháp luật sẽ góp phần đảm bảo nguyên tắc công bằng, đoàn kết, chia sẻ “lấy số đông bù số ít” giữa những người tham gia BHXH. Chi trả BHXH là nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất người lao động trong số những nhu cầu về ASXH của con người mà Nhà nước và cộng đồng phải có trách nhiệm chia sẻ, cung cấp không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Chi trả BHXH cũng thể hiện tính phức tạp của hoạt động BHXH

+ Hoạt động chi trả BHXH có liên quan đến nhiều đối tượng như người lao động, người sử dụng lao động, người tham gia và hưởng chính sách BHXH là thân nhân của người lao động và cơ quan BHXH. Do đó, mỗi đối tượng đều có nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH khác nhau theo quy định của pháp luật.

+ Ngoài ra, hoạt động chi trả BHXH còn liên quan đến nhiều nghiệp vụ bao gồm: thu, thẩm định hồ sơ, thực hiện chi trả… đòi hỏi tính chính xác, chặt chẽ theo quy trình. Nếu có sai sót ở bất kỳ khâu nghiệp vụ nào cũng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi thụ hưởng chế độ BHXH của người lao động.

Hiện nay, đối tượng hưởng chế độ BHXH rất đa dạng như: ốm đau, thai sản, NDS, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,... Thực tế, các hoạt động

chi BHXH thường giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH, tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia BHXH. Do đó, việc chi trả BHXH thực hiện phải được tuân thủ các văn bản theo quy định của Nhà nước, thực hiện thống nhất từ quy trình theo hệ thống BHXH Việt Nam.

Hiện nay, để thực hiện được việc chi trả đúng, trả đủ, kịp thời, an toàn cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH là một yêu cầu cần thiết. Do đó phải kiểm soát quản lý chi BHXH thật tốt và các tổ chức, cá nhân sử dụng tiền chi BHXH cần thực hiện hạch toán kế toán, thanh toán và quyết toán đầy đủ kịp thời tuân thủ đúng quy định của Pháp luật.

1.1.2.4. Phương thức và các chế độ chi trả Bảo hiểm xã hội

* Xét theo phương thức chi trả BHXH được thực hiện theo quy định tại

Điều 15 Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam với hai phương thức:

- Chi trả trực tiếp: Là việc cơ quan BHXH sử dụng cán bộ viên chức của

đơn vị mình chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng được hưởng.

- Chi trả gián tiếp: Là cơ quan BHXH ủy quyền cho các đơn vị tổ chức

đại diện chi trả chế độ BHXH cho các đối tượng được hưởng.

Hiện nay, đại diện chi trả là Bưu điện là một hình thức chi trả BHXH. Căn cứ, vào biểu tổng hợp kinh phí chi trả các chế độ BHXH hàng tháng do BHXH tỉnh gửi đến, khi nhận được tiền tạm ứng thông qua ngân hàng, Bưu điện thông báo bằng văn bản cho BHXH tỉnh biết; chuyển tiền cho Bưu điện huyện kịp thời để tổ chức chi trả cho người hưởng đầy đủ, đúng lịch. Cơ quan bưu điện phải thực hiện chi trả xong các chế độ BHXH cho người hưởng trong vòng 10 ngày đầu của tháng. Sau khi Bưu điện các huyện chi trả xong, Bưu điện tỉnh quyết toán với Bưu điện huyện, Bưu điện tỉnh lập Giấy thanh toán chi phí trả gửi BHXH tỉnh. Sau khi nhận được thông báo chấp nhận của BHXH tỉnh, Bưu điện tỉnh xuất Hóa đơn tài chính về số tiền chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH

chuyển BHXH tỉnh để BHXH tỉnh chuyển số tiền chi phí chi trả vào tài khoản của Bưu điện tỉnh.

Theo Điều 4, Luật BHXH, các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất;

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất. Trong đó, bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

* Chi trả các chế độ BHXH cho người hưởng các chế độ BHXH gồm:

- Các chế độ BHXH hàng tháng: Lương hưu (hưu quân đội và hưu công nhân viên chức); trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp TNLĐ-BNN; trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN; trợ cấp tử tuất.

- Các chế độ BHXH một lần:

+ Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc, chết.

+ Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc, chết.

+ BHXH một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư.

+ Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ-BNN.

+ Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động. + Phụ cấp khu vực.

- Đóng BHYT cho người hưởng lương hưu, cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

* Quỹ TNLĐ-BNN theo Luật An toàn, vệ sinh lao động chi:

- Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng; trợ cấp phục vụ TNLĐ-BNN.

- Trợ cấp TNLĐ-BNN một lần, gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; chi phí khám giám định y khoa đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội; trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN; trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ-BNN; chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (bao gồm các hoạt động: Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động, điều tra lại các vụ TNLĐ-BNN theo yêu cầu của cơ quan BHXH, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN); hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; NDSPHSK sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp TNLĐ- BNN hàng tháng ra nước ngoài định cư.

- Đóng BHYT cho người đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng.

* Quỹ ốm đau, thai sản:

- Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; NDSPHSK sau khi ốm đau, thai sản. - Đóng BHYT cho người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành; người lao động nghỉ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

1.2. Nội dung quản lý chi trả bảo hiểm xã hội

1.2.1. Lập dự toán chi trả bảo hiểm xã hội

Hoạt động dự toán là việc dự tính giá trị thực hiện trên cơ sở tính toán theo các chuẩn mực nhất định. Do đó, dự toán chi các chế độ BHXH là xác định kế hoạch chi trả các chế độ từ hai nguồn kinh phí (NSNN và Qu BHXH) nhằm đảm bảo để đủ nguồn chi trả hàng tháng cho các đối tượng hưởng.

Nội dung của lập dự toán chi gồm:

+ Xác định đối tượng được hưởng các chế độ: Đối tượng hưởng chế độ BHXH trong dài hạn bao gồm những người hưởng các chế độ hưu trí, TNLĐ- BNN, trợ cấp mất sức, trợ cấp tuất hàng tháng. Đối tượng hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn: Ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tuất một lần, BHXH một lần.

+ Xác định mức hưởng: Các trợ cấp BHXH phải được xây dựng và tuân thủ theo nguyên tắc và đúng quy định.

1.2.2. Tổ chức thực hiện-chấp hành dự toán chi trả bảo hiểm xã hội

- Phân cấp quản lý đối tượng hưởng BHXH

+ BHXH tỉnh thực hiện quản lý người hưởng như sau: chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng trên địa bàn tỉnh, quản lý người hưởng các chế độ ngắn hạn do tỉnh xét duyệt; tổng hợp dữ liệu người hưởng duyệt tăng mới, từ tỉnh khác chuyển đến; giảm người hưởng trên danh sách chi trả do: chuyển đi tỉnh khác; người hết thời hạn hưởng; người có quyết định thôi hưởng, dừng hưởng các chế độ; tạm dừng in danh sách chi trả đối với trường hợp quá 6 tháng liên tục không lĩnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng.

+ BHXH huyện thực hiện quản lý người hưởng BHXH như sau: Quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng trên địa bàn huyện, quản lý người hưởng các chế độ ngắn hạn do BHXH huyện xét duyệt, chịu trách nhiệm quản lý người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trên địa bàn huyện; xét duyệt giấy đề nghị truy lĩnh, tiếp tục nhận chế độ đối với trường hợp quá 6 tháng không nhận lĩnh đã tạm dừng in danh sách chi trả; tổng hợp các trường hợp giảm do: người hưởng chết, xuất cảnh trái phép, bị tòa án tuyên bố mất tích; tổng hợp người hưởng chuyển nơi nhận lương hưu, chuyển phương thức nhận lương hưu; tổng hợp người hưởng các chế độ hàng tháng quá 6 tháng liên tục không đến lĩnh

lương hưu.

- Phân cấp quản lý chi trả:

+ Đối với BHXH tỉnh: Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý; Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu. Chi một lần khi bị TNLĐ-BNN, trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ- BNN… thuộc đơn vị sử dụng lao động do tỉnh quản lý thu theo phân cấp; BHXH một lần đối với người đang hưởng chế độ BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư; Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi trong trường hợp người hưởng có nhu cầu nhận chế độ tại BHXH tỉnh;

+ Đối với BHXH huyện: Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau thai sản và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện, quản lý thu và các trường hợp BHXH tỉnh ủy quyền; Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn huyện; Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định.

- Phương thức chi trả:

Công tác chi trả các chế độ BHXH liên quan đến đối tượng không chỉ là thước đo để đánh giá sự quan tâm chăm lo của ngành, của Nhà nước đối với đối tượng hưởng, mà còn là hệ quả của quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Để thực hiện nhiệm vụ chi trả trợ cấp BHXH cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH sử dụng hai phương thức chủ yếu là: Phương thức chi trả gián tiếp và phương thức chi trả trực tiếp.

+ Phương thức chi trả gián tiếp: Phương thức chi trả gián tiếp là phương

Một phần của tài liệu Quản lý chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 25)