Công tác tổ chức, bộ máy quảnlý chi trả bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1.2. Công tác tổ chức, bộ máy quảnlý chi trả bảo hiểm xã hội

Hiện nay, chính sách BHXH ngày càng được mở rộng về đối tượng tham gia cũng như đối tượng thụ hưởng do đó để làm tốt công tác quản lý chi cần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác quản lý chi trả có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào trình độ quản lý, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của viên chức thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó cần một cơ cấu tổ chức khoa học, bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

- Quy trình thực hiện chi trả các chế độ: Quản lý việc chi trả các chế độ BHXH bao gồm: chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ TNLĐ-BNN và chế độ DS-PHSK. Quy trình chi trả BHXH, giải quyết hưởng các chế độ BHXH bao gồm các bước:

Quy trình cấp giấy giới thiệu giám định khả năng lao động: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ đề nghị giám định khả năng lao động của đơn vị SDLĐ, đơn vị quản lý đối tượng; sau đó bàn giao hồ sơ về phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ (BHXH tỉnh); Phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ nhận hồ sơ giám định từ BHXH huyện, TP rồi chuyển cho phòng Chế độ chính sách; Phòng chế độ chính sách thực hiện nghiệp vụ giấy tờ giới thiệu theo quy định; Thực hiện trả hồ sơ, giấy giới thiệu cho đơn vị theo giấy hẹn.

Quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Bộ phận tiếp nhận - trả kết quả hồ sơ: Nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng

lao động, đối tượng, bàn giao cho cán bộ thu, chính sách theo quy định; Cán bộ chính sách nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục hồ sơ, tính pháp lý của hồ sơ; đối chiếu, thẩm định danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, kiểm tra xác định tiền lương, thời gian đóng nộp BHXH của từng NLĐ; Thực hiện nghiệp vụ xét duyệt chế độ theo quy định, đóng dấu đã duyệt chứng từ gốc và lập danh sách duyệt theo quy định; Chuyển hồ sơ đã duyệt cho lãnh đạo BHXH kiểm tra, ký duyệt; Chuyển một bộ danh sách duyệt cho kế toán trưởng để ra thông báo quyết toán theo mẫu; Trả hồ sơ cho đơn vị SDLĐ; Cuối quý lập báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe chuyển cho lãnh đạo BHXH ký và chuyển nộp về BHXH tỉnh và lưu trữ theo quy định.

Quy trình giải quyết hưởng chế độ hưu trí, tử tuất: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị SDLĐ; Phòng tiếp nhận - Quản lý hồ sơ nhận hồ sơ, bàn giao hồ sơ cho bộ phận chế độ chính sách theo quy định; Bộ phận chế độ chính sách tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục hồ sơ, tính pháp lý; dự thảo các quyết định hưởng cho từng chế độ; ký thẩm định vào bản xác nhận quá trình đóng BHXH theo sổ BHXH, bản điều chỉnh lương để tính hưởng chế độ BHXH; đóng dấu vào trang đầu cuối sổ BHXH “đã giải quyết chế độ tử tuất” hoặc “đã giải quyết

chế độ hưu thường xuyên”; chuyển hồ sơ lãnh đạo BHXH ký duyệt thẩm định;

Hồ sơ được chuyển tới bộ phận Kế hoạch - Tài chính để thẩm định số tiền trên quyết định hưởng và ra giấy báo nhận tiền; Bộ phận chế độ chính sách nhận lại hồ sơ, sắp xếp theo trình tự chuyển Giám đốc BHXH ký; chuyển văn thư đóng dấu; chuyển trả phòng Tiếp nhận Quản lý hồ sơ; Đối với chế độ hưu trí, bộ phận chế độ chính sách nhập dữ liệu và chuyển dữ liệu cho phòng Cấp và quản lý sổ, thẻ để in thẻ BHYT cho đối tượng hưu thường xuyên trong tháng; Trả hồ sơ và thẻ BHYT về Tổ tiếp nhận hồ sơ; Cơ quan BHXH trả hồ sơ và thẻ BHYT cho

đơn vị hoặc báo cho đối tượng tới nhận hồ sơ, hoặc gửi bưu điện về cho đối tượng; phòng Kế toán tiến hành chi trả tiền cho đối tượng được hưởng theo giấy lĩnh tiền và quy định; Cuối tháng, quý, năm, kế toán BHXH huyện, thành phố thực hiện tổng hợp báo cáo số tiền chi, số đối tượng cho Giám đốc để báo cáo lên BHXH tỉnh.

Quy trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ và BNN: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị SDLĐ, chuyển hồ sơ về phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ (BHXH tỉnh); Phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ nhận hồ sơ, bàn giao hồ sơ cho phòng Chế độ BHXH theo quy định; Phòng Chế độ BHXH tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục hồ sơ, tính pháp lý; dự thảo các quyết định hưởng; viết tỷ lệ hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN vào trang cuối sổ BHXH; chuyển hồ sơ Trưởng phòng ký duyệt thẩm định; Hồ sơ được chuyển tới phòng Kế hoạch - Tài chính để thẩm định số tiền trên quyết định hưởng và giấy báo nhận tiền, đồng thời ký thẩm định và ghi ngày tháng nhận tiền vào giấy báo nhận tiền; Phòng Chế độ BHXH nhận lại hồ sơ, sắp xếp theo trình tự chuyển Giám đốc BHXH tỉnh ký; chuyển văn thư đóng dấu; chuyển trả phòng Tiếp nhận Quản lý hồ sơ; Trả hồ sơ và thẻ BHYT về Tổ tiếp nhận hồ sơ BHXH huyện, TP; BHXH huyện, TP trả hồ sơ và thẻ BHYT cho đơn vị hoặc báo cho đối tượng tới nhận hồ sơ; phòng kế toán tiến hành chi trả tiền cho đối tượng được hưởng theo giấy lĩnh tiền và quy định; Cuối tháng, quý, năm, kế toán BHXH huyện, TP thực hiện tổng hợp báo cáo số tiền chi, số đối tượng cho Giám đốc để báo cáo lên BHXH tỉnh.

1.3.1.3. Nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động

+ Về phía người lao động: đây là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi

trả chế độ BHXH từ phía người lao động xuất phát từ nhận thức cũng như lòng tin của họ vào chính sách BHXH. Vì vậy, để có đảm bảo đúng quyền lợi của mình với chủ sử dụng lao động tham gia BHXH đúng đối tượng, đúng mức thu nhập, đồng nghĩa với việc đòi hỏi đúng quyền lợi chi trả khi có rủi ro xảy ra. Tuy

nhiên, cần chú ý mức đóng phù hợp với mức hưởng sẽ đảm bảo cân đối thu - chi, góp phần cân đối qu .

+ Về phía người sử dụng lao động: ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH từ phía người sử dụng lao động cũng chính từ sự nhận thức, chấp hành pháp luật BHXH của chủ sử dụng lao động mà tham gia đóng góp đầy đủ quyền lợi cho người lao động, tránh được tình trạng nợ đọng, trốn đóng, trục lợi bảo hiểm… Việc đảm bảo số người tham gia đông đảo sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện quy luật số đông, lấy số đông người tham gia để chi trả cho số ít người đủ điều kiện.

1.3.2. Thực tiễn và bài học về quản lý chi bảo hiểm xã hội tại một số địa phương trong địa bàn tỉnh Bình Định

1.3.2.1 Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Ân

Hoài Ân là một huyện trung du, những năm qua, lĩnh vực BHXH trên địa bàn huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, UBND huyện trong việc triển khai chính sách BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, quán triệt chủ trương Nghị quyết 21 và sự chỉ đạo quyết liệt đối với công tác phối hợp thực hiện chính sách BHXH giữa các cơ quan, Ban ngành như Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Cơ quan thuế, Mặt trận Tổ quốc, UBND các xã với cơ quan BHXH huyện Hoài Ân nên tình hình thực hiện pháp luật BHXH trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2020, huyện Hoài Ân có 85.747 người tham gia BHXH, BHYT, BHTN; Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN là 122,1 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch BHXH tỉnh giao, tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng số nợ toàn huyện bằng 608 triệu đồng chiếm 0,47% kế hoạch thu BHXH tỉnh giao, trong đó, nợ của các đơn vị sử dụng lao động bằng 0,21 % kế hoạch thu, thấp hơn so với chỉ tiêu phấn đấu giảm nợ BHXH tỉnh giao cho huyện Hoài Ân 0,19 %. Bên cạnh đó, BHXH huyện đã chủ động trong việc tuyên truyền, đôn

đốc, nhắc nhở các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH định kỳ hàng tháng; kết hợp công tác đối chiếu thu, kiểm tra thực hiện chính sách BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động, nâng cao hiệu quả của công tác thu hồi nợ BHXH. Công tác chi trả BHXH cũng được thực hiện chặt chẽ từ khâu hướng dẫn lập hồ sơ, thẩm định chứng từ thanh toán giải quyết chế độ và chuyển tiền kịp thời đúng theo ngày hẹn, đúng quyền lợi hưởng đã tạo được niềm tin của người lao động vào chính sách BHXH trên địa bàn huyện.

Những kết quả trên là sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện, đặc biệt là công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn trong việc thực hiện, triển khai chính sách BHXH, BHYT, BHTN; công tác thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị sử dụng lao động và công tác thông tin truyền thông được đẩy mạnh (theo nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2020 của Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định).

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội thị xã Hoài Nhơn

Thị xã Hoài Nhơn có diện tích 412,95 km2, nằm phía bắc của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 100 km về phía bắc. Thị xã Hoài Nhơn có 5 phường là Bồng Sơn (Trung tâm), Tam Quan, Hoài Tân, Hoài Đức ,Tam Quan Bắc và 12 xã gồm: Hoài Sơn, Tam Quan Nam, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Hải, Hoài Xuân, Hoài M . Phía Bắc giáp với huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp với huyện Phù M tỉnh Bình Định, phía tây giáp với 2 huyện Hoài Ân và An Lão, phía đông giáp Biển Đông.

Trong xu hướng phát triển chung cải cách hành chính ở Thị xã Hoài Nhơn luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Nhất là, lãnh đạo Thị xã Hoài Nhơn

đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị phát huy những mặt được, khắc phục những hạn chế, tiếp tục triển khai giải pháp để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính ở địa phương.

Năm 2020, tổng số đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) toàn Thị xã có 220.031 người, đạt 100,71% kế hoạch BHXH tỉnh giao, trong đó 2.266 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 87,42%; 195.614 người tham gia BHYT, đạt 101,87 %. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93.99% dân số, vượt 1,96 % so với chỉ tiêu BHXH tỉnh giao; đã thu được 340,4 tỷ đồng, đạt 100,93 % kế hoạch BHXH tỉnh giao giao; số nợ chiếm 1,6 % kế hoạch thu BHXH tỉnh giao, thấp hơn 1,4 % so với chỉ tiêu giảm số phải thu được giao. Chi BHXH, BHYT, BHTN 310,5 tỷ đồng, trong đó, chi các chế độ BHXH, BHTN 200,3 tỷ đồng; chi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT phát sinh tại Thị xã năm 2020 là 110,2 tỷ đồng. Việc thực hiện chế độ chính sách, quản lý, chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH trên địa bàn luôn đảm bảo kịp thời, an toàn; tổ chức giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT phát sinh cho 256.526 nghìn lượt người, với 110,2 tỷ đồng, chiếm 96,94% dự toán được BHXH tỉnh giao và giám định, kiểm tra, đã từ chối thanh toán khoảng 4 tỷ đồng.

Từ thực trạng nêu trên, cho thấy BHXH Thị xã Hoài Nhơn trong thời gian qua đã có những giải pháp thực hiện tốt chủ trương của UBND Thị xã, của ngành BHXH trong việc tổ chức thực hiện Luật Bảo BHXH năm 2014, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 qua hai giải pháp:

Một là, tham mưu UBND Thị ủy Thị xã Hoài Nhơn ban hành văn bản chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, yêu cầu tất cả các đơn vị đều phải thực hiện. Đồng thời, tổ chức tập huấn tập trung cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động về giao dịch điện tử.

Hai là, BHXH Thị xã Hoài Nhơn triển khai công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực BHXH đạt hiệu quả tốt, tạo được sự hài

lòng cho đa số khách đến giao dịch tại trụ sở cũng như giao dịch qua hệ thống bưu điện. Công tác giải quyết chi BHXH được thực hiện tốt, đa dạng hình thức chi trả chế độ qua tài khoản ATM, hệ thống bưu điện, tiết kiệm được thời gian, đảm bảo an toàn cho người hưởng (nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2020 của Bảo hiểm xã hội Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).

.

1.3.2.3. Một số bài học kinh nghiệm cho quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện An Lão tỉnh Bình Định.

Qua thực tiễn thực hiện chính sách BHXH hai huyện trong tỉnh nêu trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây với BHXH huyện An Lão tỉnh Bình Định. Cụ thể.

Thứ nhất, tiếp tục tham mưu với Huyện uỷ, UBND huyện triển khai có

hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của trung ương, tỉnh và của BHXH Việt Nam về cải cách chính sách BHXH, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian giao dịch. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH là yếu tố quan trọng giúp người dân và người lao động và nhân dân tiếp cận với chính sách BHXH được nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch. Nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức, tránh hiện tượng gây phiền hà cho người tham gia và hưởng thụ BHXH, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự hài lòng của người thụ hưởng chính sách BHXH; thực hành tiết kiệm trong mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc.

Thứ hai, đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền vận động mở rộng đối

tượng tham gia BHXH và thụ hưởng chính sách BHXH. Để chính sách BHXH đi vào đời sống xã hội, việc triển khai pháp luật BHXH cần có sự vào cuộc của toàn xã hội. Từ chủ trương của Đảng, đến việc triển khai của các cấp chính

quyền, cơ quan BHXH trong công tác tuyên truyền để công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình; tuyên truyền để nhân dân, người lao động và doanh nghiệp hiểu, đồng tình và thực hiện tốt pháp luật BHXH và pháp luật có liên quan.

Thứ ba, tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã

trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, tại các đơn vị sử dụng lao động và doanh nghiệp trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách BHXH tại cơ sở; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH.

Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức chi trả. Triển khai chi trả lương hưu, trợ

cấp xã hội qua hệ thống với 2 hình thức đó là chi trả bằng tiền mặt tại các điểm chi trả, các bưu điện các xã. Riêng đối với một số đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo, mất khả năng đi lại, bưu điện chi trả tại nhà. Cũng có thể dùng hình thức chi qua tài khoản ngân hàng (thẻ ATM). Đặc biệt, để giúp cán bộ hưu trí, người hưởng trợ cấp xã hội thuận tiện nhất, BHXH huyện sẽ đẩy mạnh triển khai công tác chi trả qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam. Để triển khai có hiệu quả trên địa bàn huyện, cơ quan BHXH tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao khả năng tiếp cận hình

Một phần của tài liệu Quản lý chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 38)