7. Kết cấu của luận văn
1.3.1.1. Chính sách pháp luật
Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách mới về BHXH. Các chính sách về BHXH đã từng bước được đổi mới, gắn kết hơn với hệ thống an sinh xã hội, hướng vào phát triển con người, thực hiện công bằng xã hội. Sau khi Bộ luật Lao động ra đời, Luật BHXH có hiệu lực, việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động đã đạt được những kết quả tích cực. Tính đến nay, chính sách BHXH đã chuyển dần từ tự nguyện sang chính sách bắt buộc và tiến tới thực hiện BHXH toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức với sự tham gia rộng rãi của người dân. Đáng chú ý, chính sách BHXH có sự chia sẻ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động ở các mức độ khác nhau, tính chất chia sẻ này góp phần quan trọng để thay đổi tích cực hơn nhận thức của người dân, giảm bớt sự ỷ lại vào Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động, tăng tính bền vững cho chính sách. Việc ban hành các chính sách BHXH và đặc biệt là thiết lập điều kiện hưởng, mức hưởng các chế độ BHXH của cơ quan quản lý nhà nước về BHXH là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến số chi BHXH.
lớn của quá trình già hóa dân số. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã tăng từ 68,6 tuổi năm 1999 lên 73,2 tuổi năm 2020 và dự báo sẽ lên 78 tuổi vào năm 2030. Tính đến hết năm 2017, cả nước có 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số, trong đó có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh liên tục từ 7,1% (năm 1989) lên 8,7% (năm 2009) và 11,9% năm 2017 và dự báo tăng lên 20% năm 2038. Như vậy, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nhanh hơn 06 năm so với dự báo và chỉ mất khoảng 20 năm để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn cấu trúc dân số già - là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.
Việc tuổi thọ của người dân tăng chứng minh cho thành công trong các lĩnh vực dinh dưỡng, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và kinh tế. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, già hóa dân số nhanh chóng có tác động ngày càng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân cư. Sự gia tăng cả tỷ lệ phần trăm và số người cao tuổi đòi hỏi phải cơ cấu lại xã hội của Việt Nam ở mọi khía cạnh, như đầu tư tài chính, chi tiêu công, quy hoạch đô thị và nông thôn... Việt Nam hiện thuộc nhóm nước già hóa dân số, vì vậy cần giải quyết thách thức của hệ thống hưu trí. Trong công tác xét duyệt, giải quyết hồ sơ, chi trả các chế độ thì cơ cấu dân số theo độ tuổi rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng đối tượng hưởng và mức hưởng của các chế độ. Cụ thể, nếu cơ cấu dân số già thì số đối tượng hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất sẽ tăng lên, số tiền chi trả cũng tăng lên.
Điều kiện KT-XH: Khi nền kinh tế xã hội của đất nước phát triển đòi hỏi hệ
thống an sinh xã hội của quốc gia đó cũng phải không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đó, trong đó quan trọng nhất là hệ thống chính sách về BHXH. Vì vậy chính sách này không ngừng được mở rộng cả về phạm vi bao phủ đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng cả về quy mô và các
chế độ thực hiện. Môi trường kinh tế - xã hội là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hệ thống BHXH, trong đó có ảnh hưởng lớn nhất tới quản lý thu và quản lý chi trả. Tốc độ kinh tế phát triển cao dẫn đến thu nhập bình quân đầu người tăng lên thể hiện nền kinh tế ngày càng lớn mạnh, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, do đó tiền lương của người lao động được tăng lên, chủ doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ của mình trong việc tham gia BHXH cho người lao động. Ngược lại, gặp suy thoái kinh tế, doanh nghiệp phá sản, người lao động không có việc làm, sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn thu qu BHXH, từ đó ảnh hưởng đến quản lý chi trả BHXH.