Tổ chức thực hiện-chấp hành dự toán chi trả bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 31 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Tổ chức thực hiện-chấp hành dự toán chi trả bảo hiểm xã hội

- Phân cấp quản lý đối tượng hưởng BHXH

+ BHXH tỉnh thực hiện quản lý người hưởng như sau: chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng trên địa bàn tỉnh, quản lý người hưởng các chế độ ngắn hạn do tỉnh xét duyệt; tổng hợp dữ liệu người hưởng duyệt tăng mới, từ tỉnh khác chuyển đến; giảm người hưởng trên danh sách chi trả do: chuyển đi tỉnh khác; người hết thời hạn hưởng; người có quyết định thôi hưởng, dừng hưởng các chế độ; tạm dừng in danh sách chi trả đối với trường hợp quá 6 tháng liên tục không lĩnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng.

+ BHXH huyện thực hiện quản lý người hưởng BHXH như sau: Quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng trên địa bàn huyện, quản lý người hưởng các chế độ ngắn hạn do BHXH huyện xét duyệt, chịu trách nhiệm quản lý người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trên địa bàn huyện; xét duyệt giấy đề nghị truy lĩnh, tiếp tục nhận chế độ đối với trường hợp quá 6 tháng không nhận lĩnh đã tạm dừng in danh sách chi trả; tổng hợp các trường hợp giảm do: người hưởng chết, xuất cảnh trái phép, bị tòa án tuyên bố mất tích; tổng hợp người hưởng chuyển nơi nhận lương hưu, chuyển phương thức nhận lương hưu; tổng hợp người hưởng các chế độ hàng tháng quá 6 tháng liên tục không đến lĩnh

lương hưu.

- Phân cấp quản lý chi trả:

+ Đối với BHXH tỉnh: Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý; Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu. Chi một lần khi bị TNLĐ-BNN, trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ- BNN… thuộc đơn vị sử dụng lao động do tỉnh quản lý thu theo phân cấp; BHXH một lần đối với người đang hưởng chế độ BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư; Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi trong trường hợp người hưởng có nhu cầu nhận chế độ tại BHXH tỉnh;

+ Đối với BHXH huyện: Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau thai sản và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện, quản lý thu và các trường hợp BHXH tỉnh ủy quyền; Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn huyện; Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định.

- Phương thức chi trả:

Công tác chi trả các chế độ BHXH liên quan đến đối tượng không chỉ là thước đo để đánh giá sự quan tâm chăm lo của ngành, của Nhà nước đối với đối tượng hưởng, mà còn là hệ quả của quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Để thực hiện nhiệm vụ chi trả trợ cấp BHXH cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH sử dụng hai phương thức chủ yếu là: Phương thức chi trả gián tiếp và phương thức chi trả trực tiếp.

+ Phương thức chi trả gián tiếp: Phương thức chi trả gián tiếp là phương thức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH được thực hiện bởi sự uỷ

quyền của cơ quan BHXH các cấp cho các đơn vị sử dụng lao động hoặc các đại diện pháp nhân thuộc Uỷ ban nhân dân các phường, xã, hoặc cơ quan Bưu điện chi trả (các đại lý chi trả).

Về cơ bản, hình thức chi trả này được thực hiện như sau: Cơ quan BHXH ký hợp đồng trách nhiệm với một số cá nhân thuộc xã, phường, thị trấn để hình thành đại lý chi trả. Hàng tháng đại lý chi trả nhận danh sách đối tượng và tiền từ cơ quan BHXH để tiến hành chi trả, sau mỗi kỳ chi trả, đại lý chi trả có trách nhiệm thanh, quyết toán với cơ quan BHXH. Đối với các đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH chuyển khoản qua tài khoản của đơn vị hoặc đơn vị nhận tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH để chi trả cho người lao động.

+ Phương thức chi trả trực tiếp: là hình thức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH được thực hiện trực tiếp do cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống Bảo hiểm xã hội chi trả. Hay nói một cách khác phương thức chi trả trực tiếp là hình thức chi trả cho người được hưởng các chế độ BHXH không thông qua khâu trung gian. Về cơ bản phương thức này được thực hiện như sau: Mỗi cán bộ làm công tác chi trả của cơ quan BHXH chịu trách nhiệm chi trả cho đối tượng hưởng BHXH ở một số xã, phường và đơn vị sử dụng lao động mình phụ trách; cán bộ làm công tác chi trả có trách nhiệm chuẩn bị mọi công việc có liên quan đến việc chi trả từ khâu nhận danh sách đối tượng hưởng BHXH, lên kế hoạch và thông báo thời gian chi trả do được phân công phụ trách, chuẩn bị tiền chi trả đến khâu thanh, quyết toán sau khi chi trả. Phương thức này chủ yếu áp dụng cho các đối tượng hưởng các chế độ dài hạn. Tuy nhiên trong quá trình chi trả, cán bộ của cơ quan BHXH không làm việc độc lập mà vẫn phải có sự giúp đỡ của cá nhân, các tổ chức.

Việc áp dụng phương thức nào là tốt hơn hay kết hợp cả hai phương thức là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Ngoài ra hiện nay cơ quan BHXH cũng khuyến khích người lao động đăng ký sử dụng phương thức chi trả

chế độ BHXH thông qua tài khoản ATM, đây là hình thức chi trả có sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ và là hình thức chi trả gián tiếp. Do vậy, phải áp dụng phương thức quản lý và chi trả cho phù hợp với từng đối tượng và từng loại trợ cấp, khu vực sao cho đảm bảo được nguyên tắc chi trả: đúng đối tượng; đúng chế độ; đầy đủ; kịp thời; chính xác và an toàn.

Một phần của tài liệu Quản lý chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 31 - 34)