Kiểm tra, kiểm soát chi trả bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Kiểm tra, kiểm soát chi trả bảo hiểm xã hội

Kiểm tra, kiểm soát là phương thức của quản lý; kiểm tra kiểm soát việc chấp hành pháp luật về BHXH là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho các bên tham gia thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ cũng như việc bảo tồn qu BHXH, tránh hiện tượng lạm dụng, trục lợi qu BHXH. Nếu thực hiện tốt việc lập các báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ cho những người thụ hưởng thì sẽ giúp cho công tác kiểm soát chi được tốt hơn.

1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng và kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phƣơng trong công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội

1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi trả bảo hiểm xã hội

1.3.1.1. Chính sách pháp luật

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách mới về BHXH. Các chính sách về BHXH đã từng bước được đổi mới, gắn kết hơn với hệ thống an sinh xã hội, hướng vào phát triển con người, thực hiện công bằng xã hội. Sau khi Bộ luật Lao động ra đời, Luật BHXH có hiệu lực, việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động đã đạt được những kết quả tích cực. Tính đến nay, chính sách BHXH đã chuyển dần từ tự nguyện sang chính sách bắt buộc và tiến tới thực hiện BHXH toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức với sự tham gia rộng rãi của người dân. Đáng chú ý, chính sách BHXH có sự chia sẻ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động ở các mức độ khác nhau, tính chất chia sẻ này góp phần quan trọng để thay đổi tích cực hơn nhận thức của người dân, giảm bớt sự ỷ lại vào Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động, tăng tính bền vững cho chính sách. Việc ban hành các chính sách BHXH và đặc biệt là thiết lập điều kiện hưởng, mức hưởng các chế độ BHXH của cơ quan quản lý nhà nước về BHXH là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến số chi BHXH.

lớn của quá trình già hóa dân số. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã tăng từ 68,6 tuổi năm 1999 lên 73,2 tuổi năm 2020 và dự báo sẽ lên 78 tuổi vào năm 2030. Tính đến hết năm 2017, cả nước có 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số, trong đó có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh liên tục từ 7,1% (năm 1989) lên 8,7% (năm 2009) và 11,9% năm 2017 và dự báo tăng lên 20% năm 2038. Như vậy, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nhanh hơn 06 năm so với dự báo và chỉ mất khoảng 20 năm để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn cấu trúc dân số già - là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Việc tuổi thọ của người dân tăng chứng minh cho thành công trong các lĩnh vực dinh dưỡng, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và kinh tế. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, già hóa dân số nhanh chóng có tác động ngày càng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân cư. Sự gia tăng cả tỷ lệ phần trăm và số người cao tuổi đòi hỏi phải cơ cấu lại xã hội của Việt Nam ở mọi khía cạnh, như đầu tư tài chính, chi tiêu công, quy hoạch đô thị và nông thôn... Việt Nam hiện thuộc nhóm nước già hóa dân số, vì vậy cần giải quyết thách thức của hệ thống hưu trí. Trong công tác xét duyệt, giải quyết hồ sơ, chi trả các chế độ thì cơ cấu dân số theo độ tuổi rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng đối tượng hưởng và mức hưởng của các chế độ. Cụ thể, nếu cơ cấu dân số già thì số đối tượng hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất sẽ tăng lên, số tiền chi trả cũng tăng lên.

Điều kiện KT-XH: Khi nền kinh tế xã hội của đất nước phát triển đòi hỏi hệ

thống an sinh xã hội của quốc gia đó cũng phải không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đó, trong đó quan trọng nhất là hệ thống chính sách về BHXH. Vì vậy chính sách này không ngừng được mở rộng cả về phạm vi bao phủ đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng cả về quy mô và các

chế độ thực hiện. Môi trường kinh tế - xã hội là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hệ thống BHXH, trong đó có ảnh hưởng lớn nhất tới quản lý thu và quản lý chi trả. Tốc độ kinh tế phát triển cao dẫn đến thu nhập bình quân đầu người tăng lên thể hiện nền kinh tế ngày càng lớn mạnh, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, do đó tiền lương của người lao động được tăng lên, chủ doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ của mình trong việc tham gia BHXH cho người lao động. Ngược lại, gặp suy thoái kinh tế, doanh nghiệp phá sản, người lao động không có việc làm, sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn thu qu BHXH, từ đó ảnh hưởng đến quản lý chi trả BHXH.

1.3.1.2. Công tác tổ chức, bộ máy quản lý chi trả bảo hiểm xã hội

Hiện nay, chính sách BHXH ngày càng được mở rộng về đối tượng tham gia cũng như đối tượng thụ hưởng do đó để làm tốt công tác quản lý chi cần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác quản lý chi trả có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào trình độ quản lý, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của viên chức thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó cần một cơ cấu tổ chức khoa học, bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

- Quy trình thực hiện chi trả các chế độ: Quản lý việc chi trả các chế độ BHXH bao gồm: chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ TNLĐ-BNN và chế độ DS-PHSK. Quy trình chi trả BHXH, giải quyết hưởng các chế độ BHXH bao gồm các bước:

Quy trình cấp giấy giới thiệu giám định khả năng lao động: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ đề nghị giám định khả năng lao động của đơn vị SDLĐ, đơn vị quản lý đối tượng; sau đó bàn giao hồ sơ về phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ (BHXH tỉnh); Phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ nhận hồ sơ giám định từ BHXH huyện, TP rồi chuyển cho phòng Chế độ chính sách; Phòng chế độ chính sách thực hiện nghiệp vụ giấy tờ giới thiệu theo quy định; Thực hiện trả hồ sơ, giấy giới thiệu cho đơn vị theo giấy hẹn.

Quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Bộ phận tiếp nhận - trả kết quả hồ sơ: Nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng

lao động, đối tượng, bàn giao cho cán bộ thu, chính sách theo quy định; Cán bộ chính sách nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục hồ sơ, tính pháp lý của hồ sơ; đối chiếu, thẩm định danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, kiểm tra xác định tiền lương, thời gian đóng nộp BHXH của từng NLĐ; Thực hiện nghiệp vụ xét duyệt chế độ theo quy định, đóng dấu đã duyệt chứng từ gốc và lập danh sách duyệt theo quy định; Chuyển hồ sơ đã duyệt cho lãnh đạo BHXH kiểm tra, ký duyệt; Chuyển một bộ danh sách duyệt cho kế toán trưởng để ra thông báo quyết toán theo mẫu; Trả hồ sơ cho đơn vị SDLĐ; Cuối quý lập báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe chuyển cho lãnh đạo BHXH ký và chuyển nộp về BHXH tỉnh và lưu trữ theo quy định.

Quy trình giải quyết hưởng chế độ hưu trí, tử tuất: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị SDLĐ; Phòng tiếp nhận - Quản lý hồ sơ nhận hồ sơ, bàn giao hồ sơ cho bộ phận chế độ chính sách theo quy định; Bộ phận chế độ chính sách tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục hồ sơ, tính pháp lý; dự thảo các quyết định hưởng cho từng chế độ; ký thẩm định vào bản xác nhận quá trình đóng BHXH theo sổ BHXH, bản điều chỉnh lương để tính hưởng chế độ BHXH; đóng dấu vào trang đầu cuối sổ BHXH “đã giải quyết chế độ tử tuất” hoặc “đã giải quyết

chế độ hưu thường xuyên”; chuyển hồ sơ lãnh đạo BHXH ký duyệt thẩm định;

Hồ sơ được chuyển tới bộ phận Kế hoạch - Tài chính để thẩm định số tiền trên quyết định hưởng và ra giấy báo nhận tiền; Bộ phận chế độ chính sách nhận lại hồ sơ, sắp xếp theo trình tự chuyển Giám đốc BHXH ký; chuyển văn thư đóng dấu; chuyển trả phòng Tiếp nhận Quản lý hồ sơ; Đối với chế độ hưu trí, bộ phận chế độ chính sách nhập dữ liệu và chuyển dữ liệu cho phòng Cấp và quản lý sổ, thẻ để in thẻ BHYT cho đối tượng hưu thường xuyên trong tháng; Trả hồ sơ và thẻ BHYT về Tổ tiếp nhận hồ sơ; Cơ quan BHXH trả hồ sơ và thẻ BHYT cho

đơn vị hoặc báo cho đối tượng tới nhận hồ sơ, hoặc gửi bưu điện về cho đối tượng; phòng Kế toán tiến hành chi trả tiền cho đối tượng được hưởng theo giấy lĩnh tiền và quy định; Cuối tháng, quý, năm, kế toán BHXH huyện, thành phố thực hiện tổng hợp báo cáo số tiền chi, số đối tượng cho Giám đốc để báo cáo lên BHXH tỉnh.

Quy trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ và BNN: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị SDLĐ, chuyển hồ sơ về phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ (BHXH tỉnh); Phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ nhận hồ sơ, bàn giao hồ sơ cho phòng Chế độ BHXH theo quy định; Phòng Chế độ BHXH tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục hồ sơ, tính pháp lý; dự thảo các quyết định hưởng; viết tỷ lệ hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN vào trang cuối sổ BHXH; chuyển hồ sơ Trưởng phòng ký duyệt thẩm định; Hồ sơ được chuyển tới phòng Kế hoạch - Tài chính để thẩm định số tiền trên quyết định hưởng và giấy báo nhận tiền, đồng thời ký thẩm định và ghi ngày tháng nhận tiền vào giấy báo nhận tiền; Phòng Chế độ BHXH nhận lại hồ sơ, sắp xếp theo trình tự chuyển Giám đốc BHXH tỉnh ký; chuyển văn thư đóng dấu; chuyển trả phòng Tiếp nhận Quản lý hồ sơ; Trả hồ sơ và thẻ BHYT về Tổ tiếp nhận hồ sơ BHXH huyện, TP; BHXH huyện, TP trả hồ sơ và thẻ BHYT cho đơn vị hoặc báo cho đối tượng tới nhận hồ sơ; phòng kế toán tiến hành chi trả tiền cho đối tượng được hưởng theo giấy lĩnh tiền và quy định; Cuối tháng, quý, năm, kế toán BHXH huyện, TP thực hiện tổng hợp báo cáo số tiền chi, số đối tượng cho Giám đốc để báo cáo lên BHXH tỉnh.

1.3.1.3. Nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động

+ Về phía người lao động: đây là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi

trả chế độ BHXH từ phía người lao động xuất phát từ nhận thức cũng như lòng tin của họ vào chính sách BHXH. Vì vậy, để có đảm bảo đúng quyền lợi của mình với chủ sử dụng lao động tham gia BHXH đúng đối tượng, đúng mức thu nhập, đồng nghĩa với việc đòi hỏi đúng quyền lợi chi trả khi có rủi ro xảy ra. Tuy

nhiên, cần chú ý mức đóng phù hợp với mức hưởng sẽ đảm bảo cân đối thu - chi, góp phần cân đối qu .

+ Về phía người sử dụng lao động: ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH từ phía người sử dụng lao động cũng chính từ sự nhận thức, chấp hành pháp luật BHXH của chủ sử dụng lao động mà tham gia đóng góp đầy đủ quyền lợi cho người lao động, tránh được tình trạng nợ đọng, trốn đóng, trục lợi bảo hiểm… Việc đảm bảo số người tham gia đông đảo sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện quy luật số đông, lấy số đông người tham gia để chi trả cho số ít người đủ điều kiện.

1.3.2. Thực tiễn và bài học về quản lý chi bảo hiểm xã hội tại một số địa phương trong địa bàn tỉnh Bình Định

1.3.2.1 Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Ân

Hoài Ân là một huyện trung du, những năm qua, lĩnh vực BHXH trên địa bàn huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, UBND huyện trong việc triển khai chính sách BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, quán triệt chủ trương Nghị quyết 21 và sự chỉ đạo quyết liệt đối với công tác phối hợp thực hiện chính sách BHXH giữa các cơ quan, Ban ngành như Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Cơ quan thuế, Mặt trận Tổ quốc, UBND các xã với cơ quan BHXH huyện Hoài Ân nên tình hình thực hiện pháp luật BHXH trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2020, huyện Hoài Ân có 85.747 người tham gia BHXH, BHYT, BHTN; Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN là 122,1 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch BHXH tỉnh giao, tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng số nợ toàn huyện bằng 608 triệu đồng chiếm 0,47% kế hoạch thu BHXH tỉnh giao, trong đó, nợ của các đơn vị sử dụng lao động bằng 0,21 % kế hoạch thu, thấp hơn so với chỉ tiêu phấn đấu giảm nợ BHXH tỉnh giao cho huyện Hoài Ân 0,19 %. Bên cạnh đó, BHXH huyện đã chủ động trong việc tuyên truyền, đôn

đốc, nhắc nhở các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH định kỳ hàng tháng; kết hợp công tác đối chiếu thu, kiểm tra thực hiện chính sách BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động, nâng cao hiệu quả của công tác thu hồi nợ BHXH. Công tác chi trả BHXH cũng được thực hiện chặt chẽ từ khâu hướng dẫn lập hồ sơ, thẩm định chứng từ thanh toán giải quyết chế độ và chuyển tiền kịp thời đúng theo ngày hẹn, đúng quyền lợi hưởng đã tạo được niềm tin của người lao động vào chính sách BHXH trên địa bàn huyện.

Những kết quả trên là sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện, đặc biệt là công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn trong việc thực hiện, triển khai chính sách BHXH, BHYT, BHTN; công tác thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị sử dụng lao động và công tác thông tin truyền thông được đẩy mạnh (theo nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2020 của Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định).

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội thị xã Hoài Nhơn

Thị xã Hoài Nhơn có diện tích 412,95 km2, nằm phía bắc của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 100 km về phía bắc. Thị xã Hoài Nhơn có 5 phường là Bồng Sơn (Trung tâm), Tam Quan, Hoài Tân, Hoài Đức ,Tam Quan Bắc và 12 xã gồm: Hoài Sơn, Tam Quan Nam, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Hải, Hoài Xuân, Hoài M . Phía Bắc giáp với huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp với huyện Phù M tỉnh Bình Định, phía tây giáp với 2 huyện Hoài Ân và An Lão, phía đông giáp Biển Đông.

Trong xu hướng phát triển chung cải cách hành chính ở Thị xã Hoài Nhơn luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Nhất là, lãnh đạo Thị xã Hoài Nhơn

đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị phát huy những mặt được, khắc phục những hạn chế, tiếp tục triển khai giải pháp để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính ở địa phương.

Năm 2020, tổng số đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT),

Một phần của tài liệu Quản lý chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 35)