1. Ổn định tổ chức:
Lớp Sĩ số HS vắng
12A3 12A4 12A5 2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày khái niệm luật thơ, vai trò của luật thơ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu , dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp , hài thanh…để thể hiện tâm tư tình cảm mà người viết muốn bày tỏ . Và một câu thơ hay, bài thơ hay được đánh giá tổng thể nhưng tuyệt đối phải hay về luật . Và thơ Đường chính vì vậy mà mãi đến ngàn năm sau vẫn được người đời ca ngời vì luật thơ Đường rất nghiêm và rất chuẩn mực , đây là hiện tượng đáng quý của văn học TQ nói riêng và văn học nghệ thuật toàn thế giới nói chung. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững hơn về luật thơ.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH GV gọi HS nhắc lại kiến thức lí thuyết về luật thơ đã học: lục bát, song thất lục bát, đường luật.
Gv chia nhóm cho HS thảo luận .Cử đại diện trả lời theo yêu cầu của bài tập.
1.Bài tập 1.
Phát hiện những câu thơ sau có gì biến đổi so với luật thơ em đã học?
a) Bắt phong trần, phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
b) Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.
c)Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặ trời chẳng thấy người thương.
2.Bài tập 2.
Xác định nhịp, vần và sự phối hợp bằng -trắc trong những câu thơ sau đây?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
I.Ôn tập lí thuyết.
II.Luyện tập.
1.Bài tập 1
a)Câu thơ ngắt nhịp: 3/3 trong khi đó luật thơ lục bát là ngắt nhịp 2/2/2.
b)Câu thơ vừa ngắt nhịp 3/3 vừa có sự thay đổi về cách phối thanh (với-mình-ta) trái với cách phối thanh của thơ lục bát.
c)Câu thơ có sự thay đổi về cách hiệp vần so với thơ lục bát truyền thống(ơi-trời)
2.Bài tập 2.
Đoạn thơ phản ánh đúng luật thơ của thể thơ lục bát.
-Về nhịp: nhịp đôi.
-Về vần: tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát, tiếng cuối câu bát vần với tiếng cuối câu lục tiếp theo sau (dàu- màu,xanh-duềnh, duềnh-quanh).Câu bát có 2 vần: vần lưng ở tiếng thứ 6 và vần chân ở tiếng thứ 8.
-Về phối hợp bằng -trắc: tiếng thứ 2,6,8 là thanh bằng(trông-dàu-mây-màu-xanh-trông-duềnh...), còn các tiếng ở vị trí lẻ có thanh tuỳ thích.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Ng uyễn Du-Truyện Kiều) 3.Bài tập 3.
Hãy chuyển câu hát xẩm sau đây thành câu thơ lục bát nguyên mẫu:
Nước trong xanh lơ lửng cái con cá vàng,
Cây ngô cành bích, con chim phượng hoàng nó đậu cao.
4.Bài tập 4.
Xác định nhịp, vần và sợ phối hợp bằng- trắc trong những câu thơ sau :
Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc,
Con chàng còn trứng nước thơ ngây.
Có hay chàng ở đâu đây, Thiếp xin chắp cánh mà bay theo chàng.
(Ca dao)
HS làm bài tập , cử HS chữa bài ,GV nhận xét, kết luận.
3.Bài tập 3
Nước xanh lơ lửng cá vàng
Cây ngô cành bích, phượng hoàng đậu cao.
4.Bài tập 4.
Đây là bài thơ thuộc thể song thất lục bát.
-Về nhịp: Hai câu thất ngắt nhịp lẻ-chẵn(3/4 hoặc3/2/2), hai câu lục bát ngắt nhịp đôi.
-Về vần:tiếng cuối mang thanh trắc của dòng thất trên hiệp vần với tiếng thứ 5 cũng thanh trắc của dòng thất dưới;
tiếng cuối mang thanh bằng của dòng thất dưới hiệp vần với tiếng cuối mang thanh bằng của dòng lục; sau đó lại hiệp vần theo qui định của thơ lục bát.
-Về phối hợp bằng -trắc: Ở dòng thất trên, tiếng thứ 5 mang thanh bằng và tiếng thứ 7 mang thanh trắc; ở dòng thất dưới, cách bố trí thanh điêụ ngược lại; hai dòng lục bát trong thể thơ này tuân theo những qui định của thơ lục bát.
3/3/2
HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG 4.Củng cố
-Hệ thống lại kiến thức lí thuyết về luật thơ.
5. Dặn dò
-Ra bài tập về nhà: Xác định luật thơ của bài thơ Bạn đến chơi nhà.
- Chuẩn bị bài : Bài tập về tu từ ngữ âm, cú pháp.
Ngày soạn: 19/11/2016 Ngày dạy:
Tiết 14. Tiếng Việt. BÀI TẬP VỀ TU TỪ NGỮ ÂM, CÚ PHÁP A. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức : Qua bài học giúp HS:Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ ngữ âm (tạo nhịp điệu, âm hưởng, điệp âm, điệp vần, điệp thanh): đặc điểm và tác dụng của chúng.
Cảm nhận và phân tích các phép tu từ trong văn bản, bước đầu biết sử dụng các phép tu từ.
2. Kĩ năng : Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hiệu quả biểu đạt của một số câu/ đoạn văn, thơ có sự phối hợp ngữ âm.
3. Tư duy, thái độ : Phân tích, đối chiếu sự phối hợp âm thanh, nhịp điệu, âm hưởng của một số câu/
đoạn thơ, văn.