Thủ pháp tạo nghĩa phong phú

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong điêu tàn của chế lan viên (Trang 69 - 75)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Thủ pháp tạo nghĩa phong phú

Trong Điêu tàn, hình ảnh, biểu tượng của ngôn ngữ nghệ thuật hầu như được sử dụng dưới dạng chuyển nghĩa, tạo nên nhiều phức cảm, phức điệu kỳ diệu, gây chấn động mạnh mẽ trong lòng độc giả. Sáng tạo những vần thơ như vậy, Chế Lan Viên đã xử lý đề tài bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, đặc biệt là các biện pháp: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,... Đó là cách khai thác tạo nghĩa, từ những nghĩa đang cụ thể sang nghĩa lâm thời mang tính nghệ thuật giúp độc giả thấy độ sâu triết học và cảm xúc thẩm mĩ của nhà thơ.

Trước hết là biện pháp tu từ so sánh. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Đây là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong thơ văn nói chung.

Do cấu tạo đơn giản nhưng giàu giá trị biểu cảm - cảm xúc, nên so sánh được dùng nhiều không chỉ trong văn chương mà cả trong đời sống hàng ngày. So với thơ ca cổ điển, Thơ mới là một địa hạt sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ, đặc biệt là so sánh, bởi chính hình ảnh so sánh không những có tác dụng cụ thể hoá đối tượng mà còn thể hiện được cách nhìn, cách hình dung riêng độc đáo của người nghệ sĩ về đối tượng. Chính vì thế mà so sánh là một trong những biện pháp giúp nhà thơ bộc lộ tính chủ quan một cách rõ nhất.

Trong Điêu tàn, theo khảo sát của chúng tôi, tần số xuất hiện của biện pháp này là 38 lần trong 18 bài thơ. Những so sánh trong Điêu tàn thường có tính chất khác thường, tuy câu chữ đan kết nhưng tương ứng, không còn hiểu đơn giản là giống nhau mà phải hiểu là sự xích lại gần nhau, hòa lẫn vào nhau của những cái vốn rất khác xa nhau, và chỉ có thể cảm nhận bằng trực giác, biểu đạt cho thế giới tâm linh, mầu nhiệm. Vì vậy, những so sánh trong tập thơ thường hình thành nên những hệ hình tương liên, chứa đựng phương cách tư duy mới: ẩn dụ, hoán dụ. Cả ẩn dụ và hoán dụ đều có tác dụng làm cho thông báo cô đọng, ít lời mà nhiều ý, tác động tới óc phán đoán, phân tích và kích thích năng lực tư duy của độc giả. Các kiểu cấu trúc so sánh thường gặp trong thơ Điêu tàn:

Kiểu so sánh A là B:

Quả tim ta là một khối U buồn

Mạch máu ta là một khối Đau thương Mà quả đất là khối sầu vô hạn

Mà mỗi người là một lời ta thán. (Đừng quên lãng) Kiểu so sánh A như B:

- Sao ở đâu mọc lên trên đáy giếng Lạnh như hồn u tối vạn yêu ma (Ta)

- Đến những chốn êm đềm như hơi thở Nồng nàn như suối máu ban mai.

Kiểu so sánh A tựa B

- Trên một nấm mộ tàn ta nhặt được Khớp xương ma trắng tựa não cân người (Xương khô) - Lắp cho ta lấy những thành sọ trắng Một khối đầu bát ngát tựa không gian (Đầu mênh mang) Kiểu so sánh A không như B:

Quả dừa xanh không phải đầu chiến sĩ Xác pháo rơi không phải thịt muôn người (Xuân về)

So sánh trong thơ Điêu tàn gợi trường liên tưởng rộng, thể hiện tính chủ quan cao độ, dẫn nhập vào chốn thâm cung của tâm linh. Cấu trúc ngữ nghĩa của biện pháp tu từ so sánh này phá vỡ cách thức truyền thống, gợi nên một quan hệ mới, huyền bí, lay động cảm giác, cảm xúc lý tính và phi lý tính ở người thưởng thức. Cũng là những từ so sánh thường gặp trong văn chương truyền thống, nhưng Chế Lan Viên mang đến cho người đọc một trường nghĩa mới: “Nền giấy trắng như xương trong bãi chém / Bỗng rung lên kinh hãi dưới tay điên / Tiếng bút đưa rợn mình như kiếm / Nạo những thành sọ trắng của ma thiêng” (Tiết trinh). Có khi trong một đoạn thơ, thi nhân sử dụng cùng lúc nhiều từ ngữ so sánh: “Trong làng xa, tiếng trẻ thơ kêu khóc / Đàn chó già nguyền rủa bóng đêm lan / Và mõ làng não nùng reo lốc cốc (Tựa) đầu lâu reo dưới khớp xương tàn (Cũng như thế), nơi xa xăm trong cõi Chết / Bao cô hồn vẫn sống tháng ngày qua” (Bóng tối). Sự biến hóa trong cùng một biện pháp so sánh cũng là điểm mạnh, tạo cho nội dung, ý tưởng của Điêu tàn đa dạng và đạt hiệu quả cao... Với hình thức so sánh dùng khá phổ biến trong thơ, trong cách xây dựng các biểu tượng, Bích Khê đã thể hiện những cảm nhận, những cách hình dung rất độc đáo về sự vật được nói tới. Đồng thời thông qua các kiểu so sánh, chúng đã tạo nên

một khả năng liên tưởng phong phú cho thơ ông, vừa làm cho ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh thể hiện được những biến thái liên tục của dòng cảm xúc, vừa góp phần tạo nên những biểu tượng giàu màu sắc tượng trưng.

Xây dựng biểu tượng bằng nghệ thuật ẩn dụ cũng được Chế Lan Viên sử dụng nhiều trong Điêu tàn. Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác, mà giữa chúng có nét tương đồng quen thuộc với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho những diễn đạt. Như vậy, ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm, trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên. Ẩn dụ có chức năng làm cho câu văn giàu hình ảnh mà mang tính hàm súc về ý nghĩa diễn đạt bởi nó luôn biểu hiện trong những hàm ý, buộc ta phải suy luận và giải mã. Ẩn dụ được tác giả sử dụng nhằm tạo nên tính đa nghĩa cho biểu tượng. Quá trình khai thác giá trị biểu trưng của biểu tượng là quá trình gắn với sự giải mã những ẩn dụ. Điêu tàn của Chế Lan Viên đã đặt những “hình ảnh” bình thường trong ngữ cảnh đặc biệt để xây dựng nên biểu tượng ca từ. Và, đây cũng chính là phương thức được tác giả vận dụng nhiều nhất để xây dựng nên thế giới nghệ thuật đầy cá tính trong thơ.

Trong Điêu tàn, Chế Lan Viên luôn cố gắng đưa ra hệ thống ngôn ngữ kỳ lạ, để tạo ra những ngầm ý. Nhà thơ thường hay dùng hình ảnh để mã hóa những điều thầm kín trong lòng mình. Phong phú và sinh động nhất trong thơ Điêu tàn

của Chế Lan Viên là những ẩn dụ thể hiện liên tưởng của thi nhân trong việc tạo hình ảnh, hình tượng và biểu tượng, nhất là các biểu tượng trăng - sao, sọ người, hồn ma, xương máu…, vì đã phát huy tối đa tính tượng trưng của nó trong việc biểu đạt. Sử dụng phương thức ẩn dụ, Chế Lan Viên luôn đặt ngôn từ, hình ảnh, hình tượng trong thế cai trị.

Chế Lan Viên mơ về “một tinh cầu giá lạnh”, “một vì sao trơ trọi” để ẩn dụ về một hành tinh khác không còn “ưu phiền đau khổ với buồn lo” (Những sợi tơ lòng). Hết mơ về cõi mộng, nhà thơ lại lạc đến cõi ma với những âm hồn. Trong hành trình đi vào âm giới, ta bắt gặp ở thơ Chế Lan Viên rất nhiều những

điều kỳ dị: máu huyết, xương khô, thép lạnh, sọ người… Với nhà thơ, tình yêu và cõi chết vẫn có thể hòa quyện với nhau. Bình Định với vòm trời xanh thẳm trên những tháp Chàm cô đơn đã dựng lại cõi hư vô ớn lạnh không ngừng ám ảnh Chế Lan Viên:

Trên trời lạnh tháp Chàm sao ủ rũ

Hay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi? Hay lãnh đạm, Hời không về tháp cũ Hay xuân sang, Chiêm nữ vẫn vui cười (Đêm xuân sầu)

“Bãi tha ma” trong thơ Chế Lan Viên là ẩn dụ tập trung nhất của thế giới “điêu tàn”, là hình tượng tổng hợp của chết chóc, đổ vỡ và tang thương. Hóa ra, cái thế giới địa ngục ghê sợ ấy lại là nơi đồng cảm với thi sĩ, nơi thi nhân cho là tốt hơn cõi hận - trần gian:

Hồn ma ơi! Hồn ma ơi! Có nhớ Nơi mi hằng chôn gửi hận trần gian Nơi đã khô của bao mi máu đỏ

Bao tủy nồng não trắng với xương tàn (Mồ không)

Tháp Chàm, ma Hời, Chiêm nữ là ẩn dụ biểu trưng của Chế Lan Viên, là ám ảnh khắc khoải của hồn thơ u uất: “Trên đồi lạnh tháp Chàm sao ủ rủ / Hay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi? / Hay lãnh đạm Hời không về tháp cũ / Hay xuân sang Chiêm nữ chẳng vui cười” (Đêm xuân sầu). Từ sâu thẳm cõi lòng, chưa một phút nào Chế lãng quên quá khứ. Chiêm nữ là sự hóa thân tâm hồn thi nhân. Đôi mắt u buồn của nàng cũng chính là ánh nhìn buồn thảm của thi nhân đang vọng về xa vắng. Đằng sau những Tháp Chàm, ma Hời, cung nữ là ẩn dụ về sự xót xa, cô độc đến không thôi ám ảnh…

Với khát vọng làm nên một cuộc duy tân, Chế Lan Viên coi đây là một trong những thủ pháp chính yếu để xây dựng nên thế giới nghệ thuật thơ của

mình. Nhà thơ không những phụ thuộc mà đôi khi còn cố tình vi phạm các chuẩn mực logic của sự phát triển ngôn từ. Bằng thủ pháp này, nhà thơ đã nhào nặn lại các hình ảnh đến từ thực tại khách quan để tạo ra một thế giới mới, điều đó đã góp phần tạo nên phong cách thơ ông.

Trong Điêu tàn, áp lực hòa đồng tâm trạng thi nhân vào tâm trạng đối tượng được biểu hiện là rất lớn, vì thế các thi nhân còn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa như một phương thức hữu dụng đồng nhất sự vật với tính cách con người. Nhân hóa là gọi hay tả sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Theo thống kê, Điêu tàn đã có 35 lần trên 11 bài sử dụng biện pháp nhân hóa để xây dựng các biểu tượng tiêu biểu. Và, đúng như chức năng của nó, nhân hóa được xem là một phương tiện để tác giả gửi gắm vào thế giới biểu tượng những trăn trở, suy tư thầm kín của mình. Thế giới biểu tượng được xây dựng thông qua biện pháp nhân hóa vì thế mà trở nên có hồn, sống động và gần gũi hơn bao giờ hết, ẩn chứa trong nó bóng dáng con người với đầy đủ những cá tính, cung bậc cảm xúc, và được biểu hiện rất rõ qua các bài: Trên đường về, Xuân về, Mơ trăng…

Chế Lan Viên trong Điêu tàn, đã vận dụng thành công phương thức nhân hóa khi biến nó trở thành phương tiện chuyên chở nỗi lòng. Các biểu tượng được xây dựng trong thơ với tần số rất cao: “tháp Chàm buồn tư lự”, “tháp gầy mòn vì mong đợi”, “tháp Chàm đua nhau đổ”, “gạch Chàm đua nhau rụng”, “tượng Chàm lở lói rỉ rên than”, “máu gào vang chiến trận”, “tiếng huyết kêu rạo rực”, “xương rền vang trong gió”, “trăng xuân sầu, sao héo cũng thôi cười” Song trùng với đó, những biểu tượng này thường gắn liền với những từ gắn liền với trạng thái cảm xúc - tâm lý của con người. Nhân vật trữ tình của Điêu tàn luôn “ủ rũ”, “lo sầu”, “não lòng” trước thực tại chán chường; luôn “mong nhớ”, “ngóng trông” về dĩ vãng. Qua khảo sát Điêu tàn, chúng tôi thống kê được các từ chỉ trạng thái “trông mong”, “mong đợi”, “ngóng trông”, “mong nhớ” xuất

hiện 8 lần. Các từ chỉ trạng thái “sầu”, “sầu bi”, “sầu não”, “lo sầu”, “âu sầu” xuất hiện 12 lần. Các từ chỉ trạng thái “buồn”, “buồn bã”, “buồn thương”, “lo buồn”, “u buồn”, “buồn man mác”, “buồn ủ rũ” xuất hiện 9 lần. Các từ chỉ trạng thái “đau”, “đau khổ”, “đau thương” xuất hiện 7 lần... Nhìn bức tượng, nhà thơ nghĩ nó đau âu sầu, mong nhớ về ký ức Chàm xưa:

Ngài lặng đi mắt mờ sau màn lệ Nỗi lo sầu mong nhớ quấn theo chân (Chiến tượng)

Thi nhân thấy một tháp Chàm buồn tư lự dưới màu trời đầy huyết đỏ: Dưới trời huyết tháp Chàm buồn tư lự

Khói lam chiều nũng nịu lướt ngàn xanh (Sông Linh)

Một mảnh trăng, một vì sao cũng trở nên u sầu giữa mùa xuân quạnh vắng: Gió xuân lạnh, ngàn sâu thôi ca hát

Đêm trăng sầu, sao héo, cũng thôi cười (Đêm xuân sầu)

Tất cả khiến không gian biểu tượng bị xâm lấn bởi không gian tâm trạng trong từng ngõ ngách, làm nên màu sắc hiện sinh trong các sáng tác. Xây dựng biểu tượng gắn với tâm trạng chán nản thực tại, đôi khi Chế Lan Viên cố tình vi phạm các chuẩn mực logic của sự phát triển ngôn từ. Bằng thủ pháp nhân hoá, Bích Khê đã nhào nặn lại các hình ảnh đến từ thực tại khách quan để tạo ra một thế giới mới, điều đó đã góp phần tạo nên phong cách thơ ông.

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong điêu tàn của chế lan viên (Trang 69 - 75)