Biểu tượng trong không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong điêu tàn của chế lan viên (Trang 88 - 92)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Biểu tượng trong không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là khái niệm của thi pháp học chỉ “hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hoá thế giới của tác giả. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm mang tính biểu trưng và quan niệm” [71, 120]. Không gian nghệ thuật bao giờ cũng gắn với những cảm xúc và mang ý nghĩa nhân sinh, là không gian tinh thần được tái hiện trong tâm tưởng người nghệ sĩ. Nó được

chia thành nhiều chiều, nhiều lớp khác nhau. Đó có thể là không gian mở hay không gian khép, cũng có thể là không gian tĩnh hay không gian linh hoạt vận động đa chiều hướng…

Trước Cách mạng tháng Tám, không gian nghệ thuật thơ Chế Lan Viên nhìn chung nằm trong quỹ đạo của phong trào Thơ mới. Với nhu cầu giải phóng cái tôi cá nhân, các nhà thơ mới thường mang trong mình khát vọng vượt thoát. Họ muốn thoát li thực tại để đi đến một thế giới khác: người hòa cùng vũ trụ, kẻ vào chốn bồng lai, người quay về quá khứ, kẻ tìm cõi thiên không…, tạo nên một không gian nghệ thuật phong phú, đa dạng. Đó là mĩ học của thi sĩ lãng mạn chủ nghĩa thấm đượm cảm xúc buồn đau, bế tắc.

Không gian nghệ thuật thơ Chế Lan Viên là một không gian tâm tưởng, thấm đượm những cảm thụ riêng tư. Nhà thơ lấy cảm xúc từ thế giới hiện thực để đi vào thế giới phi hiện thực, đưa người đọc tìm về quá vãng để bước vào một

thế giới đầy sọ dừa, xương máu cùng yêu ma” (Hoài Thanh) của đất nước Chiêm Thành.

Trong xu thế tìm về quá vãng, Chế Lan Viên đặc biệt thành công khi dựng lại một khung cảnh hào hùng đầy uất hận. Nhà thơ để tâm hồn mình hòa nhập vào lịch sử bi tráng của đất nước Chiêm Thành thuở xưa. Biểu tượng tháp Chàm đơn độc, hoang tàn, đầy bí hiểm chứa đựng những cảm xúc đa dạng. Quá khứ và hiện tại là hai bức tranh đối lập. Năm xưa khung cảnh thanh bình rạng rỡ với “đền đài tuyệt mỹ”, “điện các huy hoàng”; giờ đây là sự chán chường, tàn tạ cùng “những tháp gầy mòn”, “những đền xưa đổ nát”. Một nỗi xót thương thê thiết vò xé tâm hồn nhà thơ khi chứng kiến cảnh bể dâu lịch sử:

Những sông vắng lê mình trong bóng tối Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.

(Trên đường về)

nghệ thuật: sự thể hiện gián tiếp nỗi đau mất nước qua cảnh hoang tàn của biểu tượng tháp Chàm, nỗi uất hận của biểu tượng Chiêm nữ và tấm lòng sâu nặng với quê hương, đất nước trong số phận nô lệ.

Chấp chới giữa bến bờ siêu thực, Chế Lan Viên khát vọng và tưởng tượng ra một không gian ảo mộng để siêu thoát. Có những biểu tượng rất tiêu biểu cho kiểu không gian này, như: “trăng - sao”, “xương - máu”, “hồn - mộ”… như biểu trưng cho sự thống nhất trong cảm quan siêu hình về cõi hư vô. Trăng lai láng tràn trề trong thơ Chế Lan Viên. Nhiều bài thơ thể hiện trực tiếp biểu tượng “Trăng” trong tập Điêu tàn: Mộng, Ngủ trong sao, Tắm trăng, Vo lụa, Trăng đêm, Mơ trăng… Không gian rùng rợn, quái đản của máu, xương được Chế Lan Viên chú tâm một cách đặc biệt:

Ai đổi đầu lâu trong nấm mộ Tiếng khua vang rạn khớp đầu ta? Có ai rên rỉ ngoài thôn lạnh

Như tiếng xương người rên rỉ khô (Mơ trăng)

Sự chết chóc, bóng đêm, âm thanh thê lương, sắc màu héo úa đã thay thế cho sự sống, ánh sáng, âm thanh rộn rã, màu sắc tươi vui. Không gian của bóng tối, đêm tàn nếu có sáng lên một chút, đó là nhờ sự xuất hiện của ánh trăng, nhưng lại là ánh trăng ma quái: “sông trăng”, “suối trăng”, “trăng mờ”, “trăng điên”, “trăng ghì”, “trăng riết”, “vùng trăng”, “giòng trăng”, “nhạc trăng”, “dòng ngân”, “sông ngân”, “ánh trăng trong”, “trăng lả tả”, “trăng xuân sầu”, “sóng cung Hằng”… Trăng mang dáng vẻ u huyền, mê hoặc, kích thích trí tưởng tượng của người đọc tới cõi hoang đường tận cùng của sự kinh dị: “Vẳng đâu đây rùng rợn dưới trăng mờ - Tiếng xương người mạnh va vào sường quách gỗ - Rùng rợn như… tiếng vỡ sọ dừa ta!” (Mộng). Trăng trong thơ Chế Lan Viên tuy là không gian phi thường, mờ ảo nhưng vẫn có căn cứ từ cuộc đời. Đó là cách để ông kín

đáo bày tỏ thái độ chán ghét thực tại xã hội rối ren, bất công, vô nhân đạo: Nhưng mà trăng! Nhưng mà sao! Nhưng mà gió!

Ồn ào lên tán loạn chạy quanh ta Phút hỗn độn qua rồi. Trời! Đau khổ!

Bóng Chiêm nương dần khuất dưới sương sa

(Ngủ trong sao)

Không gian mênh mông, vô tận và quái đản trở thành thước đo định lượng tầm vóc nỗi niềm, tâm trạng để Chế Lan Viên bày tỏ sự bế tắc tuyệt vọng của mình trước hiện thực. Nỗi đau mất nước của dân tộc Việt được Chế Lan Viên gián tiếp bày tỏ qua cách quay về dĩ vãng, vực dậy từ đổ nát của một nước Chàm oai linh. Một đất nước mà muốn tìm nó phải đi qua một biên giới quan trọng: xóa bỏ thực tại để đi vào hư vô. Vì chính hư vô mới có thể bắt gặp đầy đủ cả một vương quốc, cả một nền văn minh đền tháp, cả một thế giới du dương bởi màu sắc và âm thanh, những tiếng hát u buồn của Chiêm nữ… Nhưng chính không gian đó đã nhắc nhở Chế Lan Viên nhớ rằng, văn minh nước Chàm chỉ còn là quá khứ. Nhà thơ khát vọng và tưởng tượng ra một không gian ảo mộng để siêu thoát:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi dưới trời xa! Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo (Những sợi tơ lòng)

Vốn nặng suy tư, Chế Lan Viên tìm đến hư vô cũng là muốn vươn tới trí tuệ để tìm kiếm giải đáp triết học về bản thể, về vũ trụ và nhân sinh.

Không gian nghệ thuật thơ Chế Lan Viên là kết quả của sự nhào nặn lại, khác lạ với thơ cổ, thể hiện quan niệm nghệ thuật về thế giới của thi sĩ lãng mạn, tượng trưng và đặt bước chân đầu tiên vào bến bờ siêu thực. Đó là không gian mộng tưởng cá nhân, không gian cô lập, mong manh được châu tuần xung quanh những biểu tượng rợn ngợp của thơ ông trong thế giới Điêu tàn.

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong điêu tàn của chế lan viên (Trang 88 - 92)