Các điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm trang thiết bị y tế tại công ty cổ phần bệnh viện đa khoa bình định (Trang 111)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.3Các điều kiện thực hiện các giải pháp

3.3.1 Đối với Ban lãnh đạo Công ty

Hoàn thiện hệ thống KSNB quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, giảm các bƣớc thực hiện, thủ tục giấy tờ trong quy trình nhằm đạt đƣợc hiệu quả hoạt động tối ƣu.

Thƣờng xuyên đào tạo và bồi dƣỡng chuyên môn năng cao trình độ cho nhân viên thực hiện quy trình giúp tách bạch công việc riêng lẻ và có thể thực hiện độc lập dƣới sự giám sát của trƣởng bộ phận. Thực hiện luân chuyển các vị trí nhân viên trong phòng đảm bảo chất lƣợng làm việc khi có bất kỳ sự cố xảy ra đột xuất.

Tổ chức họp phối hợp công việc giữa các Phòng/ ban triển khai tối ƣu mục đích hƣớng đến và đƣa ra hƣớng giải quyết nhah nhất. Hạn chế việc truyền đạt thông tin sai với mục đích thực hiện, gây cản trở trong công tác thực hiện quy trình.

Phân chia nhiệm vụ rõ ràng, phân chuẩn và ủy quyền hợp lý cho các cấp lãnh đạo phòng ban để có quyền hạn nhất định giúp sử lý công việc nhanh gọn giảm bớt lƣợng việc trên Ban TGĐ. Thực hiện ủy quyền trong việc duyệt định mức mua sắm cho các trƣởng phòng/ ban giúp giảm bớt trách nhiệm và các công việc đơn lẻ cho

BTGĐ đó cũng giúp các Trƣởng các phòng/ ban có trách nhiệm trong những quyết định của bản thân.

Lên kế hoạch chi phí cho các quý hay năm tiếp theo, lên kế hoạch cụ thể cho các khoản đầu tƣ mua sắm trong năm tới. Từ đó xây dựng đƣợc định mực kế hoạch hoạt động cho Công ty, phân chia định mức cho từng phòng ban. Hạn chế tối đa việc phát sinh chi phí không cần thiết và Ban TGĐ cũng chủ động trong việc phê quyệt các nguồn chi phí phát sinh trong năm.

3.3.2 Đối với Sở chuyên ngành, cơ quan Nhà nƣớc

Hoàn thiện, rà soát, bổ sung các quy định và quy trình mua sắm trang thiết bị Y tế trong nƣớc. Các quy định mua sắm trang thiết bị y tế đối với đơn vị sử dụng NSNN và các đơn vị y tế tƣ nhân.

Giám sát chặt chẽ thị trƣờng mua bán trang thiết bị y tế các công ty mua bán trang thiết bị y tế trong nƣớc và nhập khẩu. Đối với các đơn vị mua bán TTBYT trong nƣớc cần đƣa ra các quy chuẩn, hay kiểm định chất lƣợng chung phục vụ cho ngành y tế. Đối với các đơn vị mua TTBYT nhập khẩu cần giám sát chặt chẽ về giá cả theo chủng loại mặc hành tránh độc quyền trên thị trƣờng và các mặt hàng trôi nổi.

Xem xét các thủ tục đăng ký danh mục kỹ thuật trong y tế còn nhiều bất cập dẫn đến các cơ sở y tế không chủ động đƣợc trong việc đầu tƣ TTBYT.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Ở chƣơng 3, tác giả đã trình bày các giải pháp để xây dựng hệ thống KSNB tại đơn vị dựa trên thực trạng đã trình bày ở chƣơng 2. Các giải pháp đƣợc xây dựng xoay quanh 3 yếu tố của hệ thống KSNB.

Các định hƣớng giải pháp đƣợc xây dựng từ quan điểm kế thừa, tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc và đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích và chi phí cũng nhƣ tính khả thi, phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của Công ty CP Bệnh viên Đa khoa Bình Định

Những nhận định của tác giả có thể không khái quát hết thực trạng của quy trình mua sắm TTBYT tại đơn vị, qua đó mong muốn có thể góp một phần xây dựng hệ thống KSNB quy trình mua sắm TTBYT, giúp lãnh đạo bệnh viện quản lý nguồn lực tốt hơn.

KẾT LUẬN CHUNG

Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Bình Định tuy là một Bệnh viện mới trong khu vực. Nhƣng nó đáp ứng đầu đủ chắc năng, nhiệm vụ các cơ sở vật chất mà Bệnh viện cần có. Không những thế sự ra đời của Bệnh viện không những nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng cuộc sống trong khám chữa bệnh mà nó còn góp phầm giảm bớt áp lực khi việc quá tải lƣợng bệnh nhân ở các tuyến trên. Là một bệnh viện theo mô hình xã hội hóa, một mô hình mới đây là thách thức lớn cho lãnh đạo của Tỉnh và Công ty. Phải vận hành một Bệnh viện nhƣ thế nào vừa mang lại lợi nhuận mà vẫn không quên đi khi mang sứ mệnh là một Bệnh viện. Đứng trƣớc thời kỳ khó khăn, đòi hỏi Bệnh viện phải xây dựng đƣợc nền tảng vững chắc một hoạt động đều đƣợc lên kế hoạch cụ thể trƣớc khi hiện thực hóa; giảm bớt rủi ro và đƣa ra phƣơng hƣớng đúng đắn.

Kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng. Trong chƣơng đầu tiên, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm trang thiết bị y tế trong các đơn vị y tế. Nội dung của chƣơng này chủ yếu nêu rõ trên cơ sở báo cáo COSO ta đƣa ra đƣợc 5 yếu tố của KSNB. Trong quy trình mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị y tế là đơn vị công hay đơn vị tƣ đều phải thực hiện đúng nguyên tắc trong mua sắm.

Chƣơng 2 tác giả đã nêu thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm trang thiết bị y tế tại Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Bình Định thông qua phân tích quy trình, các kế hoạch, chính sách hiện đang tồn tại trong nội bộ.

Ở chƣơng 3, tác giả đã trình bày những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại đơn vị hữu hiệu và hiệu quả. Xuất phát từ quan điểm kế thừa, quan điểm phù hợp, quan điểm đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích và chi phí, quan điểm hội nhập cũng nhƣ tính khả thi, tác giả đƣa ra các giải pháp định hƣớng cụ thể để ứng dụng ngay trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của các cơ quan Nhà nƣớc.

Mục đích cuối cùng của luận văn là từ việc khảo sát thực tế đề ra các giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao hiệu quả quy trình mua sắm trang thiết bị y tế bệnh viện. Đƣa ra hƣớng đi hiệu quả cho việc lập, thực hiện kế hoạch khi có nhu cầu đầu tƣ mua sắm trang thiết bị y tế. Với việc đƣa ra các giải pháp, hy vọng sẽ giúp lãnh đạo bệnh viện có các biện pháp quản lý tốt hơn, CBNV, NLĐ trong bệnh viện cùng chung tay vì một bệnh viện phát triển hơn nữa trong tƣơng lai.

Tuy nhiên, do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và những ngƣời quan tâm để đề tài có thể đƣợc hoàn thiện tốt hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Đặng Thuý Anh (chủ biên) (2011), Giáo trình hệ thống kiểm soát nội bộ,

Trƣờng Đại học Vinh.

[2]. Bộ Tài chính (2001), Quyết định 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001, Chuẩn

mực kiểm toán Việt Nam số 400.

[3]. Bộ Tài chính (2012), Thông tƣ số 214/2012/TT-BTC ngày 6/12/2012, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315.

[4]. Bộ Y Tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997, Quy chế bệnh viện

[5]. Đậu Ngọc Châu, Nguyễn Viết Lợi (chủ biên) (2013), Giáo trình Lý

thuyết kim toán chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

[6]. Chính phủ (2008), Nghị định 169/2018/NĐ-CP ký ngày 31/12/2018, Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về quản lý trang thiết bị y tế.

[7]. Chính phủ (2016), Nghị định 36/2016/NĐ-CP ký ngày 15/5/2016 , Về quản lý trang thiết bị y tế.

[8]. Phạm Thu Hằng (2018), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

[9]. Dƣơng Trọng Hoài (2017), Hoàn thiện KSNB chu trình mua hàng và thanh toán tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Dương

[10].Nguyễn Đƣờng Hƣng (2016), Kiểm soát nội bộ, NXB giáo dục Việt Nam, Đà Nẵng.

[11].Đỗ Thị Giang (2015), Tăng cường KSNB chu trình mua bán hàng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Quy Nhơn.

[12].Nguyễn Thị Hoài Lê, Nguyễn Lê Cƣờng (đồng chủ biên) (2015), Nguyên lý

[13].Trần Thị Mỹ Lệ (2021), Hoàn thành kiểm soát nội nộ chu trình mua hàng và thanh toán tại Trung tâm kiểm soát tỉnh Bình Định

[14].Quốc Hội (2005), Luật thƣơng mại 36/2005/QH11 ký ngày 14/6/2005.

[15].Trần Thị Cẩm Thanh và những cộng sự (2012), Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình mua sắm và trả tiền tại các doanh nghiệp trên đại

bàn tỉnh Bình Định, đăng trên tạp chí Kế toán kiểm toán.

[16].Nguyễn Thị Lệ Thúy (2019), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định.

[17].Thịnh Văn Vinh (2016), Hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ theo luật kế toán

Việt Nam năm 2015, đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ, tr.54-61.

Tiếng Anh

[18]. The Committee of Sponsoring Origanzation of the Tread way Commission (2013), “Inthernal Control – Intergrated Frameword Excutive Summary”.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm trang thiết bị y tế tại công ty cổ phần bệnh viện đa khoa bình định (Trang 111)