Quy trình bảo dưỡng

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 86 - 87)

- Vị trí nâng vào ô tô đúng kỹ thuật

2. Quy trình bảo dưỡng

Nhiệm vụ của công tác bảo dưỡng kĩ thuật bao gồm các công việc:

Cọ, rửa, kiểm tra, chẩn đoán, vặn chặt, bôi trơn, tiếp dầu mỡ, điều chỉnh... Theo nguyên tắc chung thì những công việc này không cần tháo dỡ các bộ phận hệ thống ra khỏi ô tô

Theo quy định hiện hành thì việc bảo dưỡng kĩ thuật theo chu kì có thể chia ra các dạng sau đây.

Bảo dưỡng kĩ thuật hàng ngày: là sau một ngày xe hoạt động. Bảo dưỡng kĩ thuật cấp 1: sau 800 – 1.000 km xe hoạt động. Bảo dưỡng cấp 2: sau 5.000 – 6.000 km xe hoạt động.

Bảo dưỡng kĩ thuật theo mùa: tiến hành hai lần trong 1 năm.

Hiện nay theo hướng dẫn sử dụng của một số hãng xe trên thì trường thì có 2 cấp bảo dưỡng: Bảo dưỡng hàng ngày và bảo dưỡng định kỳ. Công việc bảo dưỡng hàng ngày do người điều khiển xe trực tiếp đảm nhiệm. Bảo dưỡng định kỳ được tiến hành sau 15000 – 20000 km xe hoạt động, do các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn và tại các xưởng chuyên ngành có đầu tư trang thiết bị thực hiện.

Bảo dưỡng kĩ thuật hàng ngày: bao gồm công việc cọ rửa và tổng kiểm tra tình trạng kĩ thuật ôtô nhằm đảm bảo chuyển động an toàn và giữ gìn hình dáng bên ngoài của ôtô được sạch đẹp.

Khi bảo dưỡng hàng ngày cần cọ rửa ôtô, kiểm tra tình trạng chung của ôtô, tiếp nhiên liệu, nước làm mát, dầu bôi trơn. Việc bảo dưỡng hàng ngày thực hiện sau khi hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển và trước khi ôtô xuất phát.

Kiểm tra siết chặt các mối ghép ren những vị trí như: bulông chân máy, ecu bulông bắt bánh xe, các đường ống dẫn dầu.

* Bảo dưỡng kĩ thuật cấp 1: bao gồm toàn bộ kĩ thuật bảo dưỡng hàng ngày và thực hiện thêm những công việc như sau:

- Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do, hành trình làm việc của li hợp. - Kiểm tra khả năng chuyển số của hộp số.

- Kiểm tra độ ồn của hệ thống truyền lực khi chạy trên đường.

* Bảo dưỡng kĩ thuật cấp 2: ngoài phần việc bảo dưỡng cấp 1, còn hoàn thiện một số khối lượng công việc kiểm tra, chuẩn đoán, điều chỉnh có tháo dỡ một số cơ cấu, cũng có những bộ phận cần được tháo ra khỏi ôtô để khảo nghiệm.

Nội dung cụ thể:

- Thay dầu ở các bộ phận.

- Bơm mỡ vào các vị trí bôi trơn bằng mỡ. - Kiểm tra, điều chỉnh moay ơ bánh xe. - Kiểm tra các ổ trượt, ổ lăn.

- Kiểm tra, điều chỉnh sự ăn khớp của các bộ truyền bánh răng. - Kiểm tra, sửa chữa các mối ghép then, then hoa.

- Kiểm tra độ mòn bề mặt ngoài của lốp. - Kiểm tra, cân bằng lại các bánh xe. * Bảo dưỡng kĩ thuật theo mùa:

Được tiến hành hai lần trong một năm làm những việc liên quan tới sự chuyển từ mùa này sang mùa kia.

Vì vậy người ta thường cố gắng sắp xếp cho bảo dưỡng kĩ thuật theo mùa trùng khớp với bảo dưỡng kĩ thuật cấp 2.

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)