Cách điều chỉnh cụm bánh răng vành chậu

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 80 - 82)

- Vị trí nâng vào ô tô đúng kỹ thuật

b. Cách điều chỉnh cụm bánh răng vành chậu

* Kiểm tra độ dọc trục của bánh răng vành chậu, trục trung gian:

- Bắt gá đồng hồ so vào quả cầu để đầu đo đồng hồ tì vào mặt lưng của bánh răng vành chậu. Dùng tay đòn quay bánh răng vành chậu, dịch đi dịch lại theo chiều trục

- Quan sát chỉ số dao động của kim đồng hồ. Độ rơ này không quá 0.1mm. Nếu lớn hơn phải điều chỉnh lại. Tuỳ theo kết cấu cụ thể của từng loại xe mà có cách điều chỉnh khác nhau.

- Nếu độ rơ quá nhỏ thì thêm căn đệm

- Cách kiểm tra độ dịch dọc của trục trung gian: Khi lắp ta phải chia đều các căn đệm ra hai bên, mỗi bên 5 tấm (1 mm, 0.5mm, 0.2mm, 0.1mm, 0.05mm), chú ý đặt các tấm đệm dầy phía dưới, mỏng phía trên và xiết chặt 2 nắp mặt bích đúng lực quy định. Dùng đồng hồ so để kiểm tra, dùng lơ-via để xê

dịch trục theo hướng trục. Nếu khe hở vượt quá 0.1mm thì ta điều chỉnh lại, bằng cách tháo hai nắp mặt bích ra và bớt các căn đệm.

* Điều chỉnh vết ăn khớp bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu

- Tiến hành điều chỉnh sau khi đã điều chỉnh cụm bánh răng quả dứa và cụm bánh răng vành chậu

- Kiểm tra vết ăn khớp:

+ Lau sạch bề mặt làm việc của hai bánh răng

+ Bôi một lớp bột màu hoặc sơn mỏng lên mặt bánh răng quả dứa

- Lắp cụm bánh răng quả dứa vào quay vài vòng rồi tháo ra kiểm tra vết ăn khớp trên bánh răng vành chậu

- Vết ăn khớp đúng:

+ Vết màu nằm trong khoảng giữa chiếm 2/3 chiều dài răng + Cách đều hai đầu răng từ 2-4 mm. Nếu sai ta điều chỉnh lại.

* Phương pháp điều chỉnh Vị trí tiếp xúc trên bánh răng bị động

Các phương pháp điều chỉnh ăn khớp đúng các bánh răng

Vết tiếp xúc dịch ra phía ngoài của bánh răng thì ta phải đẩy bánh răng bị động vào bánh răng chủ động. Nếu khe hở nhỏ quá thì ta dịch chuyển bánh răng chủ động ra.

Vết tiếp xúc dịch vào phía trong thì ta phải đẩy bánh răng bị động ra khỏi bánh răng chủ động, nếu khe hở lớn quá ta phải đẩy bánh răng chủ động vào

Vết tiếp xúc nằm ở phía đâu răng ta đẩy bánh răng chủ động vào bánh răng bị động. Nếu khe hở nhỏ quá thì ta phải dịch bánh răng bị động ra

Vết tiếp xúc nằm ở phía đáy răng thì ta phải đẩy bánh răng chủ động ra khỏi bánh răng bị động. Nếu khe hở lớn quá thì ta phỉa dịch bánh răng bị động vào.

- Khe hở ăn khớp từ 0.15-0.4mm.

3.3. Bảo dưỡng và sửa chữa vi sai

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)