- Tháo phớt cao su chắn bụi Tháo pittông, lò xo
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số cơ khí chính (dọc) Các ký hiệu và tỷ số truyền:
1.1. Các ký hiệu và tỷ số truyền:
1.1.1 Các ký hiệu:
a. Loại đúc chết: Bánh răng và trục được đúc dính với nhau, bánh răng quay theo trục và không di chuyển theo chiều dọc trục.
Hình 3.1: Ký hiệu bánh răng liền trục
b. Loại di chuyển được: Loại này cho phép bánh răng quay theo trục, đồng thời có thể dịch chuyển bánh răng theo chiều dọc trục.
c. Loại bánh răng trơn: Loại này cho phép bánh răng quay trơn trên trục nhưng trục không quay.
Hình 3.3. Ký hiệu bánh răng quay trơn trên trục d. Bộ đồng tốc:
Hình 3.4. Ký hiệu bộ đồng tốc
1.1.2. Tỷ số truyền i:
Tỷ số truyền giữa bánh răng chủ động số 1 và bánh răng bị động số 2, ký hiệu i12 là tỷ số giữa tốc độ bánh chủ động số 1 và bánh bị động số 2 và bằng tỷ số giữa số răng bánh bị động và bánh chủ động.
Hính 3.5. Cặp bánh răng ăn khớp với nhau.
Hình 3.6. Trục 1 truyền trực tiếp cho trục 2
Trường hợp trục 1 truyền cho trục 2 nhưng thông qua trục trung gian 3 thì tỷ số truyền i được tính như sau:
Hình 3.7. Trục 1 truyền lực cho trục 2 thông qua trục trung gian 3
- Tỷ số truyền giảm : i>1 (Z2> Z1) - Tỷ số truyền tăng : i<1 (Z2< Z1)
- Tỷ số truyền không đổi : i=1 (Z2= Z1)
Thông thường các số thấp là các số 1,2,3, số truyền thẳng (không đổi) là 4 và số truyền tăng là 5.
1.2. Sơ đồ cấu tạo của hộp số cơ khí (U-Oát)
Hộp số của các ôtô hiên nay thường sử dụng cặp bánh răng nghiên luôn luôn ăn khớp, trong đó, một bánh răng quay trơn trên trục thứ cấp, việc gài và thay đổi số được thực hiện nhờ các khớp răng trượt để gài các bánh răng quay trơn này với trục. Do vậy truyền động của hộp số rất êm và việc sang số lại dễ dàng.
Hình 3.8. Sơ đồ cấu tạo của hộp số cơ khí U-oát Trong đó: 1 – Bánh răng trục sơ cấp 2 – Khớp đồng tốc đi số 3,4 3 - Bánh răng số 2 11 - Bánh răng số 3 4 - Bánh răng gài số 1,2
5,8,9,10 – Bánh răng liền trục trung gian
6,7 – Bánh răng số lùi I – Trục sơ cấp hộp số II- Trục thứ cấp hộp số III- Trục trung gian hộp số IV – Trục số lùi
b. Bộ đồng tốc:
- Người ta sử dụng cơ cấu đồng tốc để tránh “tiếng ồn của bánh răng” và làm cho việc sang số được êm dịu.
Người ta gọi cơ cấu này là “cơ cấu đồng tốc” vì hai bánh răng có tốc độ quay khác nhau được lực ma sát làm đồng tốc trong khi chuyển số.
Hộp số có các cơ cấu đồng tốc có các ưu điểm sau:
+ Chúng làm cho người lái không phải “điều khiển ly hợp hai lần” (đạp bàn đạp ly hợp hai lần mỗi khi chuyển số).
+ Khi chuyển số, có thể truyền công suất ngay.
- Cơ cấu đồng tốc loại có khoá:
Hình 3.9. Cấu tạo bộ đồng tốc có khóa
+ Mỗi số tiến trên trục sơ cấp được vào khớp với bánh răng tương ứng trên trục thứ cấp ở mọi thời điểm. Những bánh răng này luôn luôn quay ngay cả sau khi vào ly hợp vì chúng không cố định trên trục và chỉ chạy lồng không.
+ Các moay ơ đồng tốc ăn khớp với các trục thứ cấp bằng các then bên trong moay ơ đồng tốc. Hơn nữa, ống trượt ăn khớp với then ở vòng ngoài của moayơ đồng tốc và có thể di chuyển dọc trục thứ cấp
+ Moayơ đồng tốc có ba rãnh theo chiều dọc trục, và các khoá chuyển số luồn vào các rãnh này. Lò xo của khoá luôn luôn đẩy khoá chuyển số này vào ống trượt.
+ Khi cần chuyển số ở vị trí số trung gian, phần nhô ra của mỗi khoá chuyển số luồn khít vào trong rãnh then ở ống trượt.
+ Người ta đặt vòng đồng tốc giữa moay ơ đồng tốc và mặt côn của các bánh răng số, và được đẩy ép vào một trong các mặt côn này.
+ Trên toàn bộ khu vực côn bên trong vòng đồng tốc có các rãnh nhỏ để tăng ma sát. Ngoài ra, vòng này còn có 3 rãnh để các khoá chuyển số luồn vào đó.