Yêu cầu kiểm tra điều chỉnh sau khi sửa xong

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 28 - 30)

- Tháo phớt cao su chắn bụi Tháo pittông, lò xo

2. Yêu cầu kiểm tra điều chỉnh sau khi sửa xong

a. Kiểm tra các đầu đòn mở:

- Các đầu đòn mở phải nằm trên cùng một mặt phẳng không vượt qúa 0.02- 0.05mm

- Khoảng cách giữa bi tì và đầu đòn mở là 2 mm-3mm b. Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp

- Điều chỉnh bằng cách lấy êcu đầu thanh kéo hoặc lấy ốc hãm vặn thanh đẩy cho đến khi đạt tiêu chuẩn:

St t Xe Tiêu chuẩn hành trình tự do (mm) 3 Maz 500 45-50 4 ISUZU, SUZUKI, YOYOTA, MISUBISHI 5-8

c. Các gối đỡ không bị kẹt (Khi nhả bàn đạp, bàn đạp phải trả về vị trí ban đầu)

- Đối với ly hợp kép ta phải điều chỉnh khe hở giữa đầu vít điều chỉnh với đĩa ép trung gian từ 1-1.55mm bằng cách vặn vít vào đến đế, sau đó mới nới ra từ 1-1.5 vòng.

d. Kiểm tra hệ thống điều khiển bằng thuỷ lực:

- Ngoài kiểm tra các chi tiết cơ khí ta phải kiểm tra hệ thống trợ lực dầu: + Kiểm tra bình dầu, nếu thiếu dầu ta phải bổ xung ngay

+ Kiểm tra xem ống dẫn dầu có bị tắc không, nếu tắc ta phải thông lại. + Kiểm tra xilanh chính, phụ: mòn xước làm cho áp lực giảm, nếu mòn nhiều, xước nhiều thì thay xilanh mới còn nếu mòn ít, xước ít thì đánh bóng

+ Kiểm tra pittông: Pittông mòn xước cũng làm cho áp lực giảm, ly hợp kém hiệu lực. Nếu mòn ít thì dùng giấy ráp đánh bóng, còn nếu xước và mòn nhiều thì thay cái mới.

+ Cuppen rách, nhũn, mòn làm cho ly hợp làm việc kém hiệu lực hoặc không có hiệu lực ta phải kiểm tra và thay cái mới đúng chủng loại, lắp ráp đúng chiều.

BÀI 3: SỬA CHỮA HỘP SỐ

Giới thiệu:

Trong bài học này người học sẽ học phần cấu tạo của hộp số cơ khí, làm quen với các khái niệm bánh răng quay trơn, bánh răng liền trục, bánh răng gài số, bộ đồng tốc, tỷ số truyền. Từ đó nghiên cứu, hiểu được nguyên lý làm việc của hộp số cơ khí dọc và ngang. Người học phải biết được một số sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục các sai hỏng đó.

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Vẽ được sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc của hộp số

- Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của hộp số - Giải thích được các phương pháp kiểm tra, sửa chữa hộp số

- Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa được hộp số đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện đức tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình thực hành.

Nội dung bài:

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)