Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của truyền lực chính kép * Cấu tạo:

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 71 - 73)

- Vị trí nâng vào ô tô đúng kỹ thuật

d. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của truyền lực chính kép * Cấu tạo:

Bánh răng chủ động hình nón gọi là bánh răng quả dứa làm liền với trục. Cổ trục của trục được quay trong vòng bi gối lên vỏ dầm cầu, đầu ngoài của trục có rãnh then hoa để lắp với mặt bích của trục các đăng và được hãm bằng đai ốc.

Bánh răng quả dứa luôn ăn khớp với bánh răng hình nón bị động có dạng hình chậu (gọi là bánh răng vành chậu), phía trong vành răng của vành chậu có các lỗ để tán (hoặc bắt bulông) với vỏ bộ vi sai.

* Nguyên lý hoạt động:

Khi bánh răng chủ động quay (bánh răng quả dứa) kéo bánh răng bị động quay theo, mômen quay được truyền đến các bánh xe chủ động qua cụm truyền lực chính, bộ vi sai và bán trục.

d. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của truyền lực chính kép* Cấu tạo: * Cấu tạo:

1. Trục chủ động (trục quả dứa); 2. Bánh răng quả dứa; 3: bánh răng vành chậu; 4: bánh răng trụ nhỏ; 5. Bánh răng trụ lớn; 6: Vỏ vi sai; 7: bán trục; 8: Trục trung gian

Truyền lực chính kép gồm hai bánh răng ăn khớp, vi sai được đặt ở các cặp bánh răng thứ hai, bánh răng quả dứa được chế tạo liền với trục chủ động và bánh răng quả dứa luôn ăn khớp với bánh răng vành chậu. Bánh răng vành chậu được lắp cùng một trục với bánh răng trụ nhỏ, bánh răng trục nhỏ luôn ăn khớp với bánh răng trụ lớn, bánh răng trụ lớn được lắp chặt với vỏ bộ vi sai bằng đinh tán hay bulông.

* Nguyên tắc hoạt động:

Trục các đăng quay làm bánh răng quả dứa quay, dẫn đến bánh răng vành chậu quay theo, làm cho bánh răng trụ nhỏ quay, bánh răng trụ lớn quay, vỏ bộ vi sai quay. Mômen được truyền đến bánh xe qua truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục.

1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ vi saia. Nhiệm vụ: a. Nhiệm vụ:

Phân phối mômen quay giữa hai bán trục, đảm bảo cho hai bánh xe quay với tốc độ khác nhau khi xe quay vòng, giúp cho xe chuyển động an toàn.

b. Phân loại:

* Theo cấu tạo của bộ vi sai chia thành: + Loại bánh răng

+ Loại vít vô tận + Loại cam

* Vi sai còn được chia ra:

+ Loại không có cơ cấu gài cứng vi sai. + Loại có cơ cấu gài cứng vi sai

Hình 5.5: Sơ đồ hoạt động của bộ vi sai

a. Khi xe chạy trên đường thẳng; b. Khi xe chạy trên đường vòng

Gồm có hình chữ thập, bốn bánh răng hành tinh hình nón, hai bánh răng bán trục và vỏ vi sai bằng các bulông hay đinh tán. Trục chữ thập của các bánh răng hành tinh được lắp lồng vào các lỗ của vỏ vi sai. Các bánh răng hành tinh ăn khớp với hai bánh răng bán trục, hai bánh răng bán trục có rãnh then hoa để lắp then hoa với bán trục, vỏ của bộ vi sai gồm hai nửa ghép với nhau bằng bulông. Các bánh răng hành tinh có thể quay quanh trục chữ thập và có thể quay quanh đường tâm của bán trục.

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)