Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của truyền động cácđăng 1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của truyền động các đăng

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 64 - 68)

- Vị trí nâng vào ô tô đúng kỹ thuật

2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của truyền động cácđăng 1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của truyền động các đăng

a. Trục đảo, rung khi làm việc: + Do trục chuyển động bị cong

+ Do lắp ghép sai quy định hai khớp chữa thập, Cổ hai đoạn trục nối với nhau không cùng nằm trên một mặt phẳng, dẫn đến đồng tốc sai, không cùng

điều kiện cân bằng động sinh ra lực quán tính làm nhanh hỏng các chi tiết của bộ truyền lực các đăng.

b. Khi làm việc có tiếng kêu và giật mạnh: + Trục bị mòn, bi bị vỡ

+ Vòng bi đỡ trung gian bị mòn hỏng + Rãnh then hoa bị mòn

+ Các bulông bắt mặt bích bị tự nới lỏng không chặt

2.2. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa truyền động các đăng.

a. Trục các đăng:

- Trục các đăng hư hỏng chủ yếu do phần then hoa làm việc lâu ngày, va đập gây nên. Kiểm tra độ cong của trục các đăng bằng đồng hồ so và hai khối V,

độ cong của láp cho phép tối đa 1mm đối với trục dài và 0,5mm đối với trục ngắn. Nếu cong quá phải nắn lại trên máy ép thủy lực.

- Kiểm tra bằng then hoa bằng dưỡng hoặc lắc bằng tay theo kinh nghiệm, nếu mòn nhiều thay trục mới cho đồng bộ

b. Khớp chữ thập:

- Trục chữ thập thường mòn phần tiếp xúc với bi. Đặc điểm mòn có vết lõm thành nhiều vết do viên bi tạo ra. Kiểm tra độ mòn bằng panme

- Ổ chứa bi bị mòn chủ yếu là làm việc lâu ngày, thiếu dầu bôi trơn làm cho chi tiết mòn, hỏng, sửa chữa chủ yếu thay thế đồng bộ

c. Vòng bi đỡ trung gian:

- Khi vòng cao su nứt, vỡ nát hoặc vòng bi bị mòn, rơ, vỡ có tác hại làm cho trục các đăng làm việc không an toàn và có tiếng kêu.

- Nguyên nhân chủ yếu làm làm việc lâu ngày, Cao su biến dạng hoặc do dính dầu mỡ, vòng bi bị mòn do thiếu mỡ

- Kiểm tra sửa chữa

+ Kiểm tra chủ yếu bằng quan sát và theo kinh nghiệm + Sửa chữa chủ yếu là thay thế

2.3. Quy trình tháo, lắp và sửa chữa truyền động các đăng

A. Tháo trục các-đăng ra khởi xe

2. Tháo 4 đai ốc, đệm và các bulong Momen xiết: 380 kgf.cm (37 N.m)

3. Tháo 2 bulong và ổ bi đỡ giữa ra khỏi dầm đỡ khung xe. Momen xiết: 370 kgf.cm (36 N.m) 4.Kéo nạng ra khỏi hộp số Tuýp 14, Clê 14. - Đánh các dấu ghi nhớ trên trục và các mặt bích của bộ vi sai sau . - Chú ý: Tránh chảy dầu hộp số

B. Tháo rời nạng các-đăng

1. Tháo ổ bi trục chữ thập và tháo trục trung gian ra khỏi trục các đăng.

2. Tháo vòng bi đỡ giữa khỏi trục trung gian a. Dùng búa và đục, đục lỏng phần kẹp của đai ốc

b. Giữ nạng giữa, tháo đai ốc.

c. Đánh dấu ghi nhớ trên nạng giữa và trục trung gian.

d. Dùng thanh đồng và búa, tháo nạng giữa ra khỏi trục trung gian.

e.Tháo đệm và bi đỡ giữa ra trục trung gian.

- Ê tô, búa, đục, kìm tháo phe - Cẩn thận không được kẹp phần ống của trục quá chặt trên êtô sẽ làm biến dạng trục

C: Kiểm tra:

1. Kiểm tra hư hỏng và độ đảo của trục các đăng và trục trung gian

Dùng đồng hồ so

2. Kiểm tra các ổ bi của trục chữ thập.

a. Kiểm tra mòn và hư hỏng của ổ bi chữ thập. b. Kiểm tra ổ bi chữ thập hoạt động êm dịu

c. Dùng đồ hồ so, kiểm tra độ đảo dọc trục của ổ bi trục chữ thập bằng cách quay nạng trong khi giữ chặt trục.

Độ đảo dọc trục lớn nhất của ổ bi: 0.05 mm Nếu quá, thì thay ổ bi của trục chữ thập.

3. Kiểm tra mòn và hỏng của ổ bi đỡ giữa: a. Kiểm tra ổ bi quay nhẹ nhàng.

b.Nếu ổ bi hỏng, mòn, không quay êm, thay.

- Nếu độ cong vượt quá 1.0 mm trên toàn bộ chiều dài thì phải nắn lại bằng máy ép thủy lực D. Lắp lại trục các – đăng

+ Trước khi lắp phải đảm bảo vệ sinh, đủ dầu, mỡ bôi trơn;

+ Trước khi lắp trục chữ thập, yêu cầu phải cẩn thận siết chặt bulông hãm, chống xoay;

+ Lắp vòng bi gối đỡ trung gian vào vị trí, chú ý để vú mỡ quay xuống phía dưới;

+ Lắp toàn bộ trục các đăng lên xe khớp nối đàn hồi, then hoa phải cùng nằm trên một đường thẳng;

BÀI 5: SỬA CHỮA CẦU CHỦ ĐỘNG

Giới thiệu:

Bài học này đi sâu vào nguyên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu chủ động. Cấu tạo của Truyền lực chính và vi sai như thế nào, Các bộ phận đó hoạt động ra sao. Người học phải trình bày được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của cầu chủ động. Giải thích được các phương pháp kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động. Trong bài học sẽ giới thiệu quy trình tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa cầu chủ động đúng yêu cầu kỹ thuật

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cầu chủ động - Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của cầu chủ động - Giải thích được các phương pháp kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động - Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa cầu chủ động đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện đức tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình thực hành.

Nội dung bài:

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)