Ở hệ thống này, các bánh xe được nối trên loại dầm liền, các chi tiết cảu hệ thống treo sẽ nối dầm này cầu với thân xe. Cái tên phụ thuộc xuất phát từ đó do ở hệ thống này, dao động của 2 bánh xe tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Các kiểu hệ thống treo phụ thuộc có thể kể đến là treo liên kết Satchell, liên kết Watt, nhíp lá…[9]
Cấu tạo cơ bản của hệ thống
Bánh xe hai bên được liên kết với nhau bằng 1 dầm cầu cứng. Hệ thống treo phụ thuộc có thể dùng nhíp làm bộ phận đàn hồi hoạc dùng lị xo làm bộ phận đó.
- Bộ phận giảm chấn thường sẽ là ống giảm chấn. Khi sử dụng nhíp, nhíp có thể đóng vai trị vừa là thanh dẫn hướng vừa là bộ phận đàn hồi. Khi sử dụng lò xo làm bộ phận đàn hồi, cần có bộ phận dẫn hướng riêng để vận hành.
- Hệ thống treo phụ thuộc sử dụng nhíp thì các lá nhíp được bó lại và có thể đặt trên hay dưới cầu xe.
Nguyên lý hoạt động
Khi xe đang chạy trên đường do mặt đường không bằng phẳng nên khung xe sẽ bị rung lắc theo phương thẳng đứng. Các bộ phận đàn hồi (lò xo lá), bộ phận giảm xóc (phuộc nhún) được bắt với khung xe nên khi khung xe dao động thì hai bộ phận này cũng dao động theo.
- Bộ phận đàn hồi (nhíp lá) do các lá nhíp bị gơng ép vào nhau nên khi dao động nhíp sẽ tạo ra ma sát giữa các lá nhíp. Làm cho ơ tơ vừa chuyển động êm dịu và dao động cũng bị dập tắt từ từ.
Giảm xóc (phuộc nhún): Là bộ phận hấp thụ cơ năng giữa bánh xe và thân xe. Ngày nay người ta thường dùng giảm chấn thủy lực với tác dụng hai chiều giãn và nén. Trong hành trình nén của giảm xóc (bánh xe di chuyển gần khung xe hơn), giảm xóc làm giảm xung lực va đập truyền từ bánh xe lên khung. Trong hành trình trả giãn hướng (bánh xe di chuyển ra khỏi khung) bộ giảm chấn làm giảm xung lực tác động của bánh xe xuống nền đường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt bánh xe xuống nền đường một cách "êm ái" và giảm phản lực truyền từ mặt đường tác dụng lên thân xe.
- Thanh ổn định: Khi xe di chuyển trên đường khơng bằng phẳng hoặc quay vịng, dưới tác dụng của lực ly tâm hoặc độ lệch của khung, phản lực dọc của hai bánh xe trên cầu thay đổi dẫn đến tăng độ nghiêng của thùng xe và làm giảm khả năng bánh xe để truyền lực bên xuống mặt đường. Nhờ có thanh ổn định, nó sẽ tác động đều phản lực dọc ở hai bánh xe giúp xe di chuyển ổn định hơn.
Ngồi ra xe cịn có bộ phận địn truyền lực có tác dụng truyền một phần tải trọng của khung xe xuồng cầu.
Đặc điểm của hệ thộng treo phụ thuộc a, Ưu điểm hệ thống treo phụ thuộc:
- Kết cấu đơn giản, ít chi tiết, dễ bảo trì, bảo dưỡng.
- Chịu được trọng tải lớn phù hợp với các loại xe tải hoặc xe bán tải. - Ít bị nghiêng khi vào cua giúp người ngồi trên xe n tâm hơn. - Lốp ít bị mài mịn vì vị trí của chúng ít khi thay đổi.
- Về cơ bản, hệ thống treo này phù hợp với các dịng xe bán tải hoặc tải nặng hơn ơ tơ con.
b, Nhược điểm
- Khối lượng không được phép treo lớn và hệ thống treo phụ thuộc có đặc tính cứng khơng có tính linh hoạt cho từng bánh xe nên độ êm dịu của ô tô rất kém.
- Giữa bánh xe bên phải và bên trái khi chuyển động có sự tác động lẫn nhau qua hệ thống dầm cầu nên chúng dễ bị tác động rung lắc.
- Khi vào cua, xe rất dễ bị trượt bánh nếu đi với tốc độ cao nhất là trong điều kiện đường trơn trượt.
1.5.2 Hệ thống treo độc lập[8]