Zing.vn và VnExpress
2.2.1. Về các kênh tiếp nhận phản hồi của độc giả
Với báo mạng điện tử Zing.vn và VnExpress, các kênh tiếp nhận phản hồi thông thường là: ô bình luận, hòm thư điện tử, mạng xã hội, chuyên mục Voices, Góc nhìn. Trong đó, chuyên mục Voices và Góc nhìn của hai tờ báo này được coi như một diễn đàn do độc giả khơi gợi và bàn luận về vấn đề, tòa soạn đóng vai trò trung gian và giám sát, đảm bảo không xảy ra các vấn đề pháp lý cũng như vi phạm chuẩn mực đạo đức cũng như gây ảnh hưởng tới an ninh an toàn xã hội.
Ô bình luận là kênh phản hồi được sử dụng nhiều nhất, do được sắp xếp ở vị trí tiện lợi ngay dưới bài viết. Việc gửi ý kiến phản hồi thông qua ô bình luận cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn so với việc gửi qua hòm thư điện tử hay buộc phải thể hiện quan điểm dưới dạng bài viết như khi gửi tới các mục Voices hay Góc nhìn.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, độc giả lại có xu hướng, sở thích tiếp nhận thông tin và chia sẻ ý kiến thông qua các nền tảng này, nên việc mạng xã hội trở thành kênh tiếp nhận phản hồi phổ biến là điều tất yếu. Điểm đặc biệt ở kênh tiếp nhận phản hồi này là độc giả không chỉ thể hiện quan điểm, chia sẻ của mình thông qua phần Bình luận (Comment) bằng tín hiệu từ ngữ mà còn qua các hình ảnh, tệp GIF, biểu tượng (icon),... hay đơn giản là những cú nhấp chuột vào Thích (Like), Chia sẻ (Share).
Một kênh tiếp nhận khác là hòm thư điện tử. Trước khi mạng xã hội ra đời, ô bình luận và hòm thư điện tử là hai kênh tiếp nhận phản hồi chủ yếu của báo mạng điện tử. Tuy nhiên với hòm thư điện tử không còn là lựa chọn ưu tiên của bạn đọc bởi tính bất tiện của mình.
Phần lớn các bài viết được đăng tải tại các mục Voices hay Góc nhìn là do nhóm đối tượng độc giả đặc biệt, có thể là các chuyên gia, nhà báo hay những người có hiểu biết, trải nghiệm về vấn đề được bàn tới.
* Chọn 5 mục khảo sát với kênh ô bình luận và hòm thư điện tử: Thời sự, Thế giới, Thể thao, Giáo dục, Phim ảnh. Lý do là bởi đây là 5 mục nhận và xuất bản nhiều bình luận phản hồi nhất. Đồng thời các bình luận này cũng khá đa dạng, thể hiện được đặc điểm chung của phản hồi từ độc giả báo mạng điện tử. Ngoài ra, với kênh chuyên mục ý kiến độc giả, hai chuyên mục Voices và Góc nhìn đã thể hiện được tính chủ động tham gia vào quá trình sản xuất tác phẩm báo chí khi gửi những bài viết phản hồi về tòa soạn.
2.2.1.1.Thực trạng hoạt động của ô bình luận trên các chuyên mục: * Với báo Zing.vn:
Ô bình luận của Zing.vn được đặt ở cuối bài báo, sau link bài và từ khóa liên quan đến vấn đề được nhắc tới. Mục này được đặt trên nền xám nhạt với nút “Gửi bình luận” màu xanh đậm, theo sau là phần đăng tải các quan điểm, chia sẻ của những độc giả khác trong phần “Ý kiến bạn đọc”.
Bạn đọc có thể gửi ý kiến và bày tỏ thái độ bằng cả văn bản và các biểu tượng cảm xúc có sẵn trong ô bình luận của Zing.vn. Nội dung ý kiến phản hồi cần gồm có không ít hơn 5 chữ.
Khi bình luận, độc giả của báo cần nhập vào ô bình luận nội dung không quá ngắn, những nội dung có ý nghĩa và mang tính xây dựng tích cực sẽ được ưu tiên khi duyệt và hiển thị. Để gửi phản hồi, sau khi nhập nội dung vào ô bình luận, độc giả cần phải đăng nhập qua tài khoản Zalo của mình (được mở trong 1 tab khác) hoặc nhập thông tin trong tab Thông tin bạn đọc với các yêu cầu về tên hiển thị khi bình luận được duyệt đăng và địa chỉ email của mình (địa chỉ email này không hiển thị cùng bình luận). Độc giả cũng có thể chọn lưu lại thông tin để thuận tiện cho lần gửi bình luận sau. Sau khi gửi phản hồi thành công, tòa soạn sẽ thông báo tới bạn đọc bình luận đang chờ duyệt và xử lý trước khi đăng.
Với Zing.vn, ô bình luận là kênh tiếp nhận phản hồi phổ biến và chủ yếu nhất của tờ báo này. Theo nhà báo Tiến Dũng, Thư ký Tòa soạn tại Zing.vn, nguyên nhân là bởi nhóm độc giả báo hướng đến là những người trẻ có thói quen truy cập trực tiếp vào ứng dụng điện thoại hoặc trên giao diện web của báo. Bên cạnh đó, hồi năm 2016, báo cũng đã khóa fanpage Facebook khiến độc giả không thể gửi phản hồi thông qua kênh này.
Hiện nay Zing.vn và VnExpress là hai tờ báo điện tử nhận và xuất bản số lượng bình luận phản hồi nhiều nhất ở Việt Nam. Tính chung tất cả các mục, mỗi ngày Zing.vn nhận tổng cộng khoảng từ 8.000 – 10.000 bình luận, khoảng 60% trong số đó đạt yêu cầu được xử lý và duyệt đăng. Theo số liệu của Zing.vn, năm 2018 đã có 3.018.023 bình luận được xuất bản tại ô bình luận.
Biểu đồ thể hiện số lượng bình luận được và không được đăng trên báo Zing.vn
Tính tại 5 mục trong phạm vi khảo sát, trong thời gian 7 tháng (từ tháng 6 – tháng 12/2018), đã có 1.161.939 bình luận gửi về tòa soạn qua ô bình luận, trong đó có 720.402 bình luận được xử lý và xuất bản, chiếm 62% tổng lượng phản hồi độc giả gửi về. Trong số 441.537 bình luận bị loại bỏ, có tới 59.165 bình luận bị loại do mang tính kích động tiêu cực, vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
So với các tờ báo mạng khác, Zing.vn đã hạn chế được phần nào những bình luận tiêu cực, kích động do buộc độc giả phải đăng nhập bằng tài khoản Zalo (tài khoản đăng kí bằng số điện thoại) để gửi phản hồi tại ô bình luận. Điều này giúp làm rõ các trách nhiệm của độc giả, khiến họ phải suy nghĩ kĩ hơn trước khi để lại bình luận dưới bài báo.
Trong các mục được khảo sát, mục xuất bản nhiều bình luận nhất là Thể thao với 200.051 bình luận, trong khi mục ít bình luận nhất là Thế giới với 100.015 bình luận. Cụ thể, trong 720.402 bình luận của các mục được khảo sát trong thời gian 7 tháng cuối năm 2018, số lượng bình luận được xuất bản tại các mục như sau:
Mục Thế giới: 100.015, chiếm 13.9% Mục Giáo dục: 137.072, chiếm 19% Mục Thể thao: 200.051, chiếm 27.8% Mục Phim ảnh: 161.884, chiếm 23.7% 15.6% 13.9% 19.0% 27.8% 23.7% Thời sự Thế giới Giáo dục Thể thao Phim ảnh
Biểu đồ thể hiện số lượng bình luận được đăng trong các mục trên báo Zing.vn
Trong nửa cuối năm 2018, mục Thể thao nhận và xuất bản nhiều bình luận nhất với 200.051 bình luận, xếp thứ hai là mục Phim ảnh với 161.884 bình luận. Điều này là do hai mục Thể thao và Phim ảnh có khá nhiều tin bài trong ngày, đặc biệt trong thời gian diễn ra các giải đấu bóng đá, mục Thể thao luôn chạy tin bài sát dòng sự kiện nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật tin tức của người hâm mộ. Trong thời gian diễn ra giải đấu bóng đá AFF Cup hồi tháng 11 – 12/2018, mỗi ngày mục Thể Thao của Zing.vn xuất bản từ 20 – 25 tin bài, cập nhật đầy đủ diễn biến và những bài bình luận của chuyên gia cũng như các câu chuyện bên lề; từ đó thu hút sự bàn luận của độc giả.
Đồng thời, các bình luận gửi về hai mục Thể thao và Phim ảnh cũng không chịu sự kiểm duyệt quá gắt gao như với các mục khác, đặc biệt là những mục mang tính nhạy cảm như Thời sự, Quân sự, Thế giới...
Số lượng bình luận tại mục Thế giới và Thời sự là ít nhất trong 5 mục khảo sát tại Zing.vn, với lần lượt là 100.015 bình luận và 112.380 bình luận. Theo nhà báo Đức Phát, trưởng ban Cộng đồng, do hai mục này mang nặng tính chính trị khá “khô khan”, nhạy cảm và vĩ mô so với nhóm độc giả trẻ nên số lượng bình luận gửi về không dồi dào như với các mục khác trên báo. Hơn nữa, do hai mục này có tính nhạy cảm cao nên sự kiểm duyệt của tòa soạn với các bình luận được xuất bản cũng gắt gao và chặt chẽ hơn. Vì là nhóm độc giả trẻ nên nhìn chung chất lượng các bình luận ở hai mục này chưa cao, các bình luận bị loại chủ yếu là do: vi phạm quy định của pháp luật, công kích tổ chức và cá nhân.
* Với báo VnExpress.net:
Ô bình luận của VnExpress xuất hiện với tên Ý kiến bạn đọc, được đặt ở vị trí, sau tên tác giả, link tin bài liên quan và dòng quảng cáo. Không giống với Zing.vn, tòa soạn VnExpress sắp xếp hiển thị các bình luận đã được đăng của độc giả khác, sau đó mới đến khung nhập nội dung bình luận của bạn đọc. Khung Ý kiến bạn đọc được đặt trên nền xám, chữ đen với nút “Gửi” màu đỏ đậm đặc trưng của tờ báo.
Không giống với Zing.vn, ô bình luận của báo VnExpress không có chế độ bày tỏ bằng các biểu tượng cảm xúc, bạn đọc chỉ có thể nhập nội dung phản hồi bằng văn bản đơn thuần.
Trong khi để gửi phản hồi về Zing.vn, bạn đọc chỉ có thể lựa chọn hoặc đăng nhập bằng tài khoản Zalo, hoặc điền địa chỉ email, thì với VnExpress, lựa chọn lúc này trở nên đa dạng hơn. Không chỉ có lựa chọn nhập thông tin email và họ tên hiển thị, báo điện tử VnExpress còn đề xuất đăng nhập qua các tài khoản Facebook, Google+, Vitalk hoặc đăng kí/ đăng nhập bằng tài khoản báo VnExpress. Tòa soạn cũng ưu tiên khuyến khích bạn đọc đăng nhập qua các tài khoản này thay vì nhập thông tin email để ý kiến của bạn đọc được nhanh xuất bản hơn.
Ô bình luận là 1 trong 2 kênh tiếp nhận ý kiến phản hồi và bình luận phổ biến nhất của VnExpress. Số lượng phản hồi thông qua ô bình luận của VnExpress lớn hơn so với Zing.vn. Trong năm 2018, với ô bình luận, tờ báo này đã nhận về 4.135.223 bình luận tại tất cả các mục.
Tổng số bình luận nhận về tại các mục được khảo sát từ tháng 6 – tháng 12/2018 là 1.783.028 bình luận. Trong đó số lượng bình luận được duyệt đăng chiếm 67.5% với 1.203.543 bình luận. Trong 579.485 bình luận bị loại, có 67.799 bình luận bị loại do mang tính kích động tiêu cực, chiếm 11.7%, còn lại là do các lý do khác.
Biểu đồ thể hiện số lượng bình luận được và không được đăng trên báo Zing.vn
Số lượng bình luận được xuất bản của VnExpress lớn hơn so với Zing.vn, đồng thời số bình luận vi phạm do mang tính kích động tiêu cực cũng nhỏ hơn. Điều này là do có sự khác biệt về nhóm độc giả hướng đến và cách thức quản lý bình luận phản hồi của hai tờ báo này. Nếu Zing.vn hướng đến những người trẻ ưa thích cộng nghệ và báo chí ứng dụng công nghệ truyền thông, thì nhóm độc giả VnExpress hướng đến hiện nay chủ yếu là những người trong độ tuổi lao động từ 24 – 40 tuổi, có sự tiếp xúc xã hội nhất định và chín chắn. Bên cạnh đó, trong khi hiện nay Zing.vn chưa thực hiện việc định danh và quản lý tài khoản bình luận của độc giả thì VnExpress lại đang thực hiện khá hiệu quả hình thức này.
Với những độc giả bình luận trên VnExpress, tòa soạn không chỉ lưa lại địa chỉ và lịch sử bình luận của các tài khoản này, mà còn cho phép hiển thị chúng với những tài khoản đã bình luận khác. Từ đó giúp phân loại tài khoản tiêu cực, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội
Trong số 5 mục được khảo sát, mục xuất bản nhiều bình luận nhất là mục Thể thao với 372.326 bình luận, xếp thứ hai là Giáo dục với 304.225 bình luận. Trong khi đó, Thế giới là mục xuất bản ít bình luận nhất với 144.775 bình luận. Cụ thể, số lượng bình luận xuất bản tại các mục như sau:
Thể thao: 372.326 bình luận, chiếm 30.9%
Thời sự: 202.018 bình luận, chiếm 16.8%
Thế giới: 144.775 bình luận, chiếm 12%
Giáo dục: 304.225 bình luận, chiếm 25.3%
Giải trí: 180.199 bình luận, chiếm 15%
Biểu đồ thể hiện số lượng bình luận được xuất bản trong các mục của VnExpress
Từ tháng 6 – tháng 12/2018, Thể thao và Giáo dục là hai mục có nhiều sự kiện, vấn đề nóng hổi được dư luận hết sức quan tâm, đồng thời cũng là hai mục gần gũi với độc giả nhất. Do đó, số lượng bình luận của hai mục này là cao nhất trong các mục khảo sát. Với mục Thể thao, trong thời gian diễn ra
trận AFF Cup 2018, cao điểm một ngày xuất bản tới 1.119 bình luận. Còn với Giáo dục, ngày cao nhất cũng có gần 500 bình luận được xuất bản.
Trong khi đó, số lượng bình luận xuất bản cho tổng số 43 tin, bài/ ngày của mục Thế giới chỉ vào khoảng 191 bình luận. Điều này là do các vấn đề chính trị diễn ra trên thế giới khá khô khan và mang tầm vĩ mô, lại có khoảng cách địa lý xa so với độc giả Việt Nam. Vì vậy, sự quan tâm của bạn đọc dành cho thông tin của mục này dừng ở mức vừa phải.
2.2.1.2. Thực trạng hoạt động của hòm thư điện tử tại các mục * Với báo Zing.vn:
Tên địa chỉ email khá dễ nhớ, với tên miền riêng của tờ báo: toasoan@zing.vn.
Đối với giao diện trang web, địa chỉ email liên hệ của tòa soạn không được đặt trên thanh danh mục hay ở các vị trí đầu trang, thay vào đó, đại chỉ này được đặt trong phần “Liên hệ” ở cuối trang, bên cạnh các phần “Giới thiệu”, “Tuyển dụng” và “Quảng cáo”: Khi nhấn vào phần “Liên hệ”, cùng với địa chỉ email, bạn đọc sẽ thấy các thông tin về địa chỉ, đường dây nóng của tòa soạn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù xếp gộp các liên hệ là hợp lý, song vị trí của địa chỉ email này lại không thuận tiện đối với bạn đọc có nhu cầu phản hồi, chia sẻ với tòa soạn thông qua hòm thư điện tử. Không giống với một số tờ báo đặt địa chỉ email và hotline trên các vị trí đầu trang, bạn đọc của Zing.vn buộc phải mất thời gian kéo chuột chạy tới cuối trang để tìm liên hệ.
Với phiên bản ứng dụng đọc báo Zing.vn, vị trí sắp xếp của địa chỉ email lại khá dễ tìm, ngay ở vị trí đầu tiên trong ứng dụng. Bạn đọc chỉ cần nhấp vào dấu ba chấm ở góc phải của ứng dụng, chọn “Liên hệ tòa soạn” và chọn “Gửi email”. Lúc này, độc giả chỉ cần nhập nội dung phản hồi mà không cần tìm kiếm địa chỉ hòm thư của tòa soạn do đã được điền tự động. Do đó, thao tác gửi thư điện tử đến tòa soạn trên phiên bản ứng dụng khá dễ dàng và nhanh chóng hơn so với trên phiên bản web.
Không giống với ô bình luận, hòm thư điện tử của Zing.vn chủ yếu nhận các bài viết, tin tức do độc giả gửi về hoặc phản hồi kĩ của độc giả về các sai sót trong ngôn từ, thông tin phóng viên sử dụng trong các tin, bài. Theo nhà báo Đức Phát, từ khoảng giữa năm 2015, tòa soạn đã giảm bớt khâu lọc các thư điện tử gửi về tòa soạn. Theo đó, ban Cộng đồng không còn phụ trách tổng hợp, xử lý và lọc duyệt lần một và thống kê các email gửi về hòm thư điện tử của tòa soạn do thiếu nhân lực và làm chậm quá trình tiếp nhận thông tin. Thay vào đó, tòa soạn thiết kế hòm thư để độc giả có thể chọn ban mình muốn khi gửi mail, giúp việc liên hệ qua lại giữa độc giả với nhà báo các mục thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Chỉ tính số email gửi về 5 mục trong phạm vi khảo sát, trong 7 tháng cuối