Chú trọng đầu tư về đội ngũ và công cụ lọc bình luận

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 79 - 81)

Thực tế cho thấy, việc ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ bình luận vô danh của độc giả bằng cách chặn, đóng ô bình luận hoặc chuyển trách nhiệm cho bên thứ ba không phải là biện pháp tốt, dù là trước mắt hay lâu dài.

Paul Bradshaw, nhà tư vấn truyền thông, giảng viên đại học chuyên ngành báo mạng điện tử tại Đại học Birmingham City, khẳng định: “Điều duy nhất có khả năng khiến công chúng tôn trọng giá trị của báo chí là các tờ báo phải biết giá trị của công chúng”, [28]. Việc ngăn chặn độc giả được bình luận, thể hiện góc nhìn, quan điểm dưới các bài viết khiến tờ báo mất đi đội ngũ độc giả trung thành cũng như mất uy tín vì làm mất quyền tự do ngôn luận của công chúng. Không những vậy, một tờ báo không thể phát triển nếu không có độc giả, vì chính họ là người tiếp nhận và tiêu thụ các tác phẩm báo chí, là người gián tiếp tạo nên nguồn thu tài chính của tờ báo.

Do đó, việc tiếp nhận và xử lý khối lượng bình luận khổng lồ của độc giả gửi về các tòa soạn cần được chú trọng đầu tư hiệu quả. Muốn vậy, cần phải đầu tư vào hai yếu tố quan trọng cấu thành nên công tác này: nhân lực và công cụ.

Với các tờ báo mạng điện tử ở cả Việt Nam và trên thế giới, dù có sử dụng công cụ hiện đại trong lọc bình luận hay không, yếu tố nhân lực vẫn là yếu tố chính trong việc xử lý bình luận và ý kiến phản hồi của độc giả.

Ngay cả với The New York Times – tờ báo lớn sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo trong quản lý bình luận của độc giả - vẫn đang duy trì đội ngũ lọc và xử lý bình luận với quy mô 14 người. Theo Bassey Etim, Giám đốc cộng đồng của The New York Times, mỗi ngày có khoảng 25 bài báo được mở phần bình luận, và tất cả các ý kiến phản hồi của độc giả dưới mỗi bài báo đều phải trải qua sự kiểm duyệt gắt gao của đội ngũ này trước khi xuất hiện trên mặt báo. Nhân viên trong ban Cộng đồng hầu hết là làm việc bán thời gian, với lịch làm việc chặt chẽ, đảm bảo luôn có sẵn người trực để loại bỏ những bình luận độc hại.

Hay với The Wall Street Journal, tờ báo này hiện đang duy trì và phát triển đội ngũ “biên tập viên độc giả” trong suốt 2 năm qua. Đội ngũ này có nhiệm vụ kiểm tra thông tin, quảng bá các bài viết và bài đăng trên mạng xã hội của Journal, quản lý bình luận của độc giả trên báo và trên trang fanpage, định hướng phản hồi và phân tích trực tuyến cho các nhà báo. Tất nhiên, đội ngũ này không thể đảm nhận phần việc tương tác giữa nhà báo và độc giả, nhưng họ có thể làm nó trở nên nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn với những nhà báo đang bận rộn với cuộc chiến tin tức, bằng cách hạn chế và lọc những bình luận tiêu cực không hữu ích, phân loại các bình luận theo góc nhìn, quan điểm, thái độ và hỗ trợ hồi âm tới độc giả.

Yếu tố nhân sự đóng vai trò chủ yếu, song cũng không thể không kể đến vai trò của các công cụ lọc bình luận hiện đại. Dù đã xây dựng và vận hành đội ngũ “biên tập viên độc giả” bên cạnh các biên tập viên chính thức của tòa soạn, The New York Times vẫn phối hợp nghiên cứu, sử dụng công cụ Perspective API của Jigsaw cùng với dự án The Coral Project (hợp tác cùng Mozilla và The Washington Post) trong việc tăng cường hiệu quả xử lý các bình luận độc hại, quản lý môi trường bình luận của độc giả. Với hai dự án này, ban Cộng đồng của The Times có thể mở bình luận tại nhiều bài báo hơn (khoảng 10% số bài báo trên NYTimes.com), với tốc độ xử lý bình luận được

nâng cao. Công nghệ mới cũng cho phép các biên tập viên tương tác sâu hơn với độc giả.

Tại Việt Nam, hiện nay mới chỉ có Thông tấn xã Việt Nam đưa vào sử dụng công nghệ chatbot trên báo điện tử Vietnamplus, tuy nhiên chưa nhằm phục vụ việc hỗ trở quản lý kiểm duyệt bình luận. Khâu xử lý bình luận vẫn hoàn toàn dựa vào đội ngũ nhân lực mà chủ yếu là ban Cộng đồng và ban Biên tập của tòa soạn kiêm nhiệm. Do đó, các tòa soạn báo mạng điện tử Việt Nam cần tập trung đầu tư vào cả đội ngũ nhân lực và công cụ lọc hiện đại để nâng cao hiệu quả kiểm duyệt, quản lý bình luận của độc giả.

Việc đầu tư vào nhân lực không chỉ cần vào số lượng, mà còn ở cả chất lượng. Để có thể nâng cao hiệu quả xử lý phản hồi, các tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam cần tăng cường tổ chức hoặc đăng ký cho đội ngũ lọc và xử lý bình luận tham gia các khóa học về nâng cao tư tưởng chính trị; cập nhật các công văn, chỉ đạo, nghị quyết do Nhà nước ban hành, các đường lối chính sách của Đảng; về tương tác với độc giả, xử lý các phản hồi gây nhiễu, vi phạm quy định của tòa soạn....

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)