“Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh” hay “ Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
hiện đại” là một quan niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh - yêu nước xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thể hiện sức mạnh thông qua các phong trào yêu nước, các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh vũ trang. Các sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương. Các trí thức yêu nước và khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Chính lịng u nước, thương dân đã hun đúc nên cốt cách Hồ Chí Minh, bản lĩnh Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh để Người trở thành biểu tượng cho cả dân tộc, thành anh hùng giải phóng dân tộc. Yêu nước, thương dân, tình cảm tha thiết với dân, với nước, gắn bó giữa nước với dân như là xuất phát điểm, cơ sở, nền tảng, là điểm tựa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cả nội dung cũng như trong phương pháp tư tưởng của Người. Yêu nước thiết tha, khao khát với sự nghiệp giải phóng đất nước, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho Nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua bao thăng trầm, vất vả, gian nan, tìm tịi học hỏi, tích lũy tri thức kinh nghiệm, hoạt động thực tiễn để tìm đường cứu nước.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Người đã kết hợp chủ nghĩa yêu nước, phong trào công nhân Việt Nam và chủ nghĩa Mác - Lênin, thành lập Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân ta giành lại được độc lập, thống nhất Tổ quốc, chấm dứt gần một thế kỷ đô hộ của thực dân, đế quốc.
Chủ nghĩa yêu nước xuất phát từ tình yêu quê hương, xứ sở trước hết là xóm, làng, là cộng đồng làng, xã... Yêu quê hương, xứ sở là tình cảm gắn liền với thiên nhiên và con người ở quê hương, gắn với cộng đồng. Tình yêu quê hương xứ sở được mở rộng từ làng đến nước, giữ làng là để giữ nước, có làng, có nước. Cộng đồng gia đình - làng, xã - Tổ quốc thấm đậm tư tưởng, tình cảm thương nước, thương nhà, thương người, thương mình...
Bằng tất cả tấm lịng u nước, cốt cách kiên cường, trí thơng minh, sáng tạo; xem xét, đánh giá quá khứ, hiện tại, bên trong, bên ngồi, tiên đốn, dự báo tương lai một cách khoa học. Người tìm ra con đường cứu nước, bắt gặp Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế. Từ tấm lịng u nước vươn tới chủ nghĩa dân tộc chân chính, từ đêm trường nơ lệ, khi những con đường cứu nước đều đi vào ngõ cụt, Nguyễn Ái Quốc– Hồ Chí Minh với tấm lịng u nước, tìm đúng hướng đi cho dân tộc và thành “vị cứu tinh vĩ đại nhất lịch sử thế giới”.
Yêu nước ở Hồ Chí Minh khơng chỉ dừng lại ở tìm tòi con đường cứu nước giành độc lập dân tộc mà còn là ý thức, khát vọng làm cho đất nước hịa bình, giàu mạnh, phồn vinh. Yêu nước ở Hồ Chí Minh gắn liền độc lập tự do của đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.
Trong ý niệm về Tổ quốc của con người Việt Nam bao giờ cũng có ý niệm về quê hương cụ thể nơi họ sinh ra và lớn lên với bao hình ảnh thân thương: cây đa, giếng nước, sân đình, con người cụ thể trên mảnh đất đó. Tổ quốc chung, rộng lớn bao giờ cũng gắn với một cái làng riêng biệt. Trong thực tế đã hình thành lên mối quan hệ Nhà - Làng - Nước trong sự hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, trong tổ chức nhà nước, trong tư tưởng, tình cảm con người Việt Nam. Điều đó làm cho chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam có độ sâu sắc, mạnh mẽ và độc đáo.
Yêu nước của người dân Việt Nam là một tình yêu cụ thể, không trừu tượng, từ yêu những cảnh quan thiên nhiên nơi mảnh đất họ sinh ra, đến tình yêu Tổ quốc bao la. Tư tưởng yêu nước gắn với thương nòi, đã sản sinh ra những hành động yêu nước rất cụ thể, hành động của chủ nghĩa anh hùng trong sản xuất, chiến đấu hình thành nên những tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người con Lạc, cháu Hồng.
Tình yêu quê hương, đất nước là một thành tố quan trọng của nhân cách, là thứ “nhiên liệu” cao cấp chủ chốt nhất, thường trực nhất để khởi động và duy trì nội lực ở mỗi con người cũng như của cả một dân tộc. Đối với nước ta thì đó
cịn là một nét tiêu biểu, nổi trội của tính cách Việt, mọi người Việt Nam chân chính khơng thể khơng có nét tính cách đó. Vì vậy việc giáo dục cho lớp trẻ Việt về tình yêu quê hương, đất nước khơng những là một địi hỏi tất yếu, sống cịn với mỗi con người, mà hơn thế còn là bức thiết đối với cộng đồng xã hội chúng ta trong bối cảnh phức tạp hiện nay.
Chúng ta đều hiểu tình yêu quê hương được xây dựng từ cái gốc là lòng u thương con người (lịng nhân ái), nó ln gắn bó với tình u gia đình, nó dẫn ngay đến tình cảm huyết thống dịng họ, nó kéo theo tình làng nghĩa xóm, tình nghĩa đồng bào.... và trên hết, cao hơn tất cả là tình yêu đất nước Việt Nam.
Tình yêu đối với đồng bào, dân tộc, giống nòi chúng ta lại nhớ tới những hoạt động xã hội được tổ chức hàng năm, các hoạt động và chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng sâu, vùng xa miễn phí hay các phong trào ủng hộ người nghèo đón Tết, các hoạt động nhân đạo khác. Tình yêu quê hương cịn là u những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm. Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.
Bản chất của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
Một trong những bài học kinh nghiệm tổng quát của cách mạng Việt Nam do Đại hội toàn quốc lần thứ tư của Đảng (1976) nêu ra là: “Giương caongọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, là ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam”1. Với việc giương cao ngọn cờđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta cũng đồng thời nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên tầm cao mới - chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh. Đó là “...Sự kết
hợp nhuần nhuyễn trong nội dung của nó truyền thốngtinh hoa hàng nghìn năm
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
của dân tộc ta với tinh thần cách mạng của thời đại mới, với chủ nghĩa Mác- Lênin, hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân hiện đại”1
. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh ra đời từ khi cách mạng Việt Nam có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hơn 70 năm qua chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh đã đóng vai trị động lực tinh thần to lớn trong việc huy động sức mạnh của dân tộc vào sự nghiệp đấu tranh giành, giữ độc lập dân tộc trong giai đoạn đã qua, đang và sẽ đóng vai trị quan trọng trong cơng cuộc xây dựng đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, dựa trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Để giải phóng dân tộc, đưa lại hạnh phúc cho Nhân dân, nhiều phong trào cứu nước đã vùng lên dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như các phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân, kháng thuế ở Trung kỳ - đã liên tiếp nổ ra và thất bại. Điều đó chứng tỏ khơng thể dùng sức mạnh của một chế độ đang suy tàn (chế độ phong kiến) để chống lại một chế độ đang lên (chủ nghĩa tư bản); không thể giương cao ngọn cờ dân chủ tư sản để chống lại chủ nghĩa tư bản hiện đại. Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đen tối, khủng hoảng về đường lối, khơng có đường ra. Vào thời điểm như thế, Nguyễn Ái Quốc, người thanh niên Việt Nam yêu nước xuất hiện, phát hiện ra những nhu cầu lịch sử và tìm cách đáp ứng được nhu cầu đó của đất nước. Trải qua chiêm nghiệm về những cuộc khởi nghĩa trước đó, nghiên cứu sự thành công và thất bại của các cuộc cách mạng trên thế giới, tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa đế quốc và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người rút ra những kết luận quan trọng: “Muốn cứu nước giải
phóng dân tộc khơng có con đường nào khác,con đường cách mạng vơ sản”, và “Chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc