4 Đỗ Minh Cương: Phát triển giáo dục kết hợp và dạy nghề, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí
2.1.2. Vài nét về Huyện Mỹ Đức
Mỹ Đức là huyện nằm ở tận cùng phía Tây Nam củatỉnh Hà Tây cũ, kể từ ngày 1/8/2008, là huyện của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ. Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp tỉnh Hồ Bình. Phía Đơng giáp huyện Ứng Hồ, ranh giới là con sơng Đáy.
Huyện có địa hình đồng bằng, cao trung bình 1 - 3m. Phía Tây và Nam có núi, núi Hương Sơn có đỉnh cao nhất 397m, có cánh đồng và thung lũng Karst. Sông Đáy chảy suốt chiều dài huyện, hồ lớn nhất là hồ Quan Sơn.
Mỹ Đức là vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 50km. Phía Nam là vùng núi đá vơi hang động Karst, có vẻ đẹp nổi tiếng. Phía Đơng có dịng sơng Đáy chảy dọc từ Bắc Xuống Nam. Giao thông đường bộ có tuyến quốc lộ 21B chạy từ Hà Đơng, qua thị trấn Đại Nghĩa, sang tỉnh Hà Nam. Giao thơng đường sơng có con sơng Đáy, cùng hệ thống sông suối nhỏ chằng chịt trên địa bàn huyện.
Mỹ Đức là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, những năm qua, dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, song với sự giúp đỡ của Trung ương, của Thành phố, sự đoàn kết thống nhất cao trong cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực vượt bậc của nhân dân, huyện Mỹ Đức đã giành được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, đang từng bước xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là từ khi hợp nhất với Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết 15 của Quốc hội, phát huy truyền thống cách mạng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mỹ Đức đã nỗ lực phấn đấu, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng tổng giá trị sản xuất của huyện đến năm 2017 đạt 7.564,2 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người đạt 34,1 triệu đồng/người/năm. Quốc phòng, an ninh khơng ngừng được củng cố, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước nâng cao đời sống nông dân". Đến nay, tồn huyện đã có 9/21 xã đạt chuẩn NTM, 11 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 2 xã đạt từ 12 - 14 tiêu chí. Đặc biệt, huyện quan tâm đầu tư kinh phí để xây dựng giao thơng, thủy lợi nội đồng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích. Nhiều cơng trình điện, đường, trường trạm được hoàn thành, đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.
Cùng với tập trung phát triển kinh tế, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện luôn luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu về văn hóa - xã hội, nhất là lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, cơng tác xóa đói, giảm nghèo... 19/22 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ; trang thiết bị máy móc được quan tâm đầu tư đáp ứng nhu cầu phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, phong trào "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh" cũng đang ngày càng đi sâu vào cuộc sống. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã được các gia đình hưởng ứng tích cực.