1 Lê Duẩn: Chủnghĩa yêu nước vàchủnghĩa quốc tế vô sản, Nxb Sự thật, Hà Nội, 979, trang
1.2.3. Phương pháp giáo dục chủnghĩa yêu nướcHồ Chí Minh
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, vì vậy sự chuẩn bị cho vai trị làm chủ này phải hết sức cẩn thận, chu đáo: "Nói chung thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gột rửa chủ nghĩa cá nhân…"1
. Để làm tốt vai trò là người chủ nước nhà trong tương lai, rõ ràng là thế hệ trẻ phải có tình u đất nước nồng nàn. Hơn ai hết, họ phải ý thức được một cách sâu sắc vai trị, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối Tổ quốc, với đồng bào. Là những người đang độ sức xuân, là mùa xuân của xã hội, nhiệm vụ của thanh thiếu niên không chỉ là học tập, rèn luyện mà còn phải biết cống hiến và hy sinh. Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Đại học nhân dân Việt Nam, Bác đã ân cần chỉ bảo: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà! Mình phải làm thế nào cho ích nước lợi nhà
1
nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào…"[31; tr455] .
Theo Hồ Chí Minh, việc giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên, trước hết cần thông qua những tấm gương cách mạng sáng ngời. Người đã từng
nhắc nhở: "Có số thanh niên tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay là trên trời rơi xuống, không biết sự gian nan cực khổ cũ. Các đồng chí già phải kể lại cho họ nghe. Đó là một cách giáo dục thanh niên"1. Đối với những tấm gương anh hùng cách mạng, với những chiến công của các anh hùng dũng sỹ đã lập nên trong công cuộc cứu nước và giữ nước, Bác căn dặn: "Chúng ta phải ghi chép và thường nhắc lại những sự tích ấy…. để giáo dục thanh niên ta rèn luyện một ý chí kiên quyết quật cường, một tâm lý quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc"2. Người thanh niên yêu nước phải là con người uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Đạo lý này đã trở nên một lẽ sống quý báu của dân tộc ta và đã được lưu giữ từ nghìn đời nay. Với những anh hùng liệt sỹ đã cống hiến máu xương mình cho Tổ quốc chúng ta phải đời đời ghi nhớ công ơn của họ. Trong "Di chúc" để lại cho đồng bào cả nước, Bác ghi rõ: "Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta"3
.
Bên cạnh đó, cần kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên. Hồ Chí Minh cho rằng: “Giáo dục trong
nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn”4. Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và
1
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2011, tập 10, trang 468.
2 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2011, tập 7, trang 387.
3
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2011, tập 12, trang 503.