4 Đỗ Minh Cương: Phát triển giáo dục kết hợp và dạy nghề, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí
1.3. Sự cần thiết giáo dục chủnghĩa yêu nướcHồ Chí Minh cho thanh niên hiện nay
niên hiện nay
Để làm tốt vai trò là người chủ nước nhà trong tương lai, rõ ràng là thế hệ trẻ phải có tình yêu đất nước nồng nàn. Hơn ai hết, họ phải ý thức được một cách sâu sắc vai trị, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối Tổ quốc, với đồng bào. Là những người đang độ sức xuân, là mùa xuân của xã hội, nhiệm vụ của thanh thiếu niên khơng chỉ là học tập, rèn luyện mà cịn phải biết cống hiến và hy sinh. Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Đại học nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã ân cần chỉ bảo: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà! Mình phải làm thế nào cho ích nước lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào…"2 . Lời nói của Người tuy giản dị mà thật sâu sắc biết bao. Ngày nay còn nhiều bạn trẻ đang mải mê theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc, với non sơng đất nước. Thói quen đua địi, hưởng lạc, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đang làm hư hỏng khơng ít một bộ phận thanh thiếu niên trong cuộc sống hơm nay. Khơng những thế có những bạn trẻ cịn cho rằng tình u non sơng đất nước là một cái gì đó q trừu tượng, xa vời, khơng có ý nghĩa thiết thực. Họ đang sa vào một cuộc sống thiếu lý tưởng, khơng có niềm tin, khơng có sự định hướng một cách đúng đắn. Khơng có lý tưởng cao cả để phấn đấu, cuộc sống con người sẽ trở nên tẻ nhạt, tầm thường, thậm chí vơ nghĩa. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng những hiện tượng rất đáng lo ngại trong giới trẻ ngày nay như đua xe máy, nghiện ngập ma túy…
1
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2011, tập 11, trang 318.
Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là một giá trị bền vững, là nhân tố quan trọng hàng đầu tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần và đã trở thành truyền thống, bản lĩnh Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử; là cơ sở vững chắc gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Chính sức mạnh truyền thống yêu nước đã hun đúc quyết tâm cứu nước, cứu đồng bào, thôi thúc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh rời Tổ quốc tìm đường giải phóng đất nước. Đó cũng là cơ sở tư tưởng để dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường giải phóng cho Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là một nhân tố khởi nguồn hình thành hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau này, trong bài viết "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin" (năm 1960, nhân dịp kỷ niệm 90 Ngày sinh Lê-nin), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba". Như vậy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là yếu tố khởi nguồn nhưng không phải là yếu tố duy nhất kết thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, thành hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nói cách khác: Chủ nghĩa u nước Hồ Chí Minh là sự kết tinh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn, khoan dung Việt Nam. Song, chỉ sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với sự tiếp thu tinh hoa văn hố thế giới, mới tích hợp và phát triển lên trình độ cao - chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Nội dung chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh được mở rộng, quan hệ chặt chẽ với tinh thần quốc tế bao la, chứa đựng nội dung cách mạng và tinh thần tiến bộ của nhân loại, mang hơi thở của thời đại. Vì vậy, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh giữ vị trí quan trọng và ngày càng phát huy vai trò to lớn của nó trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là một nhân tố quan trọng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, là nét đặc sắc và biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Chính nhờ chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh mà từ đầu thế kỷ XX, tinh thần yêu nước Việt Nam mới được khơi dậy thành cơng và tồn dân tộc Việt Nam mới được tổ chức, đoàn kết lại trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng đất nước. Từ giữa những năm 20 thế kỷ XX trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế xuất hiện tư tưởng "tả" khuynh, biệt phái, mà một trong những biểu hiện là đề cao đường lối đấu tranh giai cấp "giai cấp chống giai cấp", coi đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất của phát triển xã hội... thì Nguyễn Ái Quốc - cán bộ Ban Phương Đông của Quốc tế cộng sản đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa dân tộc (chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - tác giả), coi "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Nêu quan điểm trên, Nguyễn Ái Quốc đã bổ sung cho Quốc tế cộng sản một phương pháp, một cách nhìn cụ thể và sát hợp với thực tế hơn, chứ tuyệt nhiên, Người không đối lập với quan điểm của Quốc tế cộng sản khi xác định vai trò của đấu tranh giai cấp trong tiến trình lịch sử nhân loại. Điều này được minh chứng trong quan điểm của Nguyễn Ái Quốc khi cho rằng: "Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản... Trong khi chờ đợi, chủ nghĩa dân tộc sẽ quấy rối chủ nghĩa đế quốc Pháp và bằng việc làm này, Quốc tế cộng sản sẽ được lợi trực tiếp". Trên thực tế, chủ nghĩa u nước Hồ Chí Minh đã gắn bó chặt chẽ với tiến trình đấu tranh giải phóng đất nước và là một nhân tố tạo nên những chiến thắng trong công cuộc giành độc lập trước kia cũng như trong công cuộc chấn hưng đất nước, trong xu thế tồn cầu hố, hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là di sản tư tưởng, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
Ngày nay, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều đổi thay. Tình hình thế giới, khu vực trong những năm vừa qua và dự báo những năm tới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.Mặc dù hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhưng tình hình chính trị - an ninh thế giới đang thay
đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đơng Nam Á có vai trị ngày càng lớn trong duy trì hịa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực. Nhưng đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền, biển đảo trong khu vực và trên Biển Đơng cịn diễn ra gay gắt, phức tạp.Vấn đề đặt ra là chủ nghĩa u nước có vị trí thế nào trong tình hình mới? Và làm thế nào để phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh để hội nhập và phát triển đất nước thành cơng trong xu thế tồn cầu hố?
Xu thế tồn cầu hoá, hội nhập quốc tế đang là hiện thực khách quan ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, dân tộc từ các nước phát triển đến các nước kém phát triển. Ngoài những cơ hội, mặt trái của tồn cầu hóa là nguy cơ tụt hậu về kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, sự bất bình đẳng ngày càng cao. Tệ nạn xã hội phát triển mạnh, bạo lực, khủng bố, ô nhiễm môi trường; nguy cơ chiến tranh tôn giáo, sắc tộc, chiến tranh cục bộ, khu vực đe dọa nền hồ bình thế giới. Tồn cầu hóa tạo cơ hội cho các quốc gia trong công cuộc phát triển kinh tế, song "các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt". Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay: "Phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn".
Mặt khác,sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, được tiến hành qua hơn 30 năm, đến nay, đã và đang giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.Mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ, là những lực cản không nhỏ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc giáo dục, phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
Những nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trên khu vực và thế giới, tình hình suy thối về chính trị, đạo đức, tư tưởng,lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, gắn với tệ tham nhũng, quan lieu, lãng phí; những biểu hiện xa rời
mục tiêu xã hội chủ nghĩa chưa được khắc phục cộng thêm các thế lực thù địch vẫn thực hiện âm mưu diễn biến hịa bình.
Thực trạng trên cho thấy, cơng tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho mọi đối tượng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên nhằm giúp các bạn có thế giới quan, nhân sinh quan, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp là hết sức quan trọng và cấp bách hiện nay. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt từ phía các nhà trường, đội ngũ những nhà quản lý, các thầy cơ giáo phải có những phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác giáo dục học sinh, sinh viên. Trong đó, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên cả nước nói chung và thanh niên huyện Mỹ Đức nhằm giúp các em có nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội là một nội dung quan trọng và thiết thực.
Vì thế, giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng bồi dưỡng sức mạnh tinh thần cho dân tộc Việt Nam, có một vị thế đặc biệt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Thanh niên là lớp người kế tục tất yếu sự nghiệp cách mạng của cha anh đưa nước nhà đến một tương lai tươi sáng, bởi “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do thanh niên”. Mặc dù đánh giá cao vai trị của thanh niên “Vì thanh niên là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên trong tương lai”. Song Bác vẫn xem xét thanh niên là lớp người cần bồi dưỡng giáo dục để phát triển toàn diện.
Thứ nhất, giáo dục CNYN là cơ sở để hoàn thiện nhân cách đạo đức cho thanh niên xứng đáng với thế hệ trẻ của cha ông đã đi trước.
Trong xã hội hiện nay nhiều hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang diễn ra với tốc nhanh chóng và quy mơ rộng lớn, tình hình Biển Đơng ngày càng diễn ra phức tạp, các thế lực thù địch ln tìm cách lơi kéo, dụ dỗ bạn trẻ vào con đường tội phạm, tìm mọi cách để chống phá Đảng và Nhà Nước ta, chống phá thành quả của cách mạng dân tộc. Đứng trước thực tế này, Đảng và Nhà
Nước đã có nhiều biện pháp giáo dục thanh niên có tinh thần cảnh giác cách mạng, một trong những biện pháp ấy phải kế đến biện pháp giáo dục giá trị truyền thống yêu nước theo tư tưởng HCM bằng nhiều hình thức khác nhau.
Thứ hai, giáo dục CNYN là giáo dục tình yêu thương đối với xóm làng, yêu quê hương – đất nước sẽ khơi dậy cho thế hệ thanh niên sự biết ơn đối vớ những lớp người đi trước đã hi sinh xương máu của mình để bảo vệ Tổ Quốc. Đồng thời thơi thúc các bạn học sinh có tinh thần học tập tốt, làm nhiều việc tốt. Có ý thức trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước. Có ý chí tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống.
Trong năm điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng thì điều thứ nhất là: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào". Đối với thanh niên Bác yêu cầu: "Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn". Tinh thần yêu nước, như Bác đã khẳng định, là vốn quý, là sức mạnh tuyệt vời đã bao lần giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. Người viết: "Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"1
.
Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh phải bắt đầu từ việc giáo dục cho các em nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước, ý thức xã hội chủ nghĩa gắn chặt với nhau tạo nên sức mạnh của con người Việt Nam trong thời đại mới. Tinh thần yêu nước, ý thức về vai trò trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ quốc không phải là những điều gì đó q xa xơi, trừu tượng mà ngược lại đó là những gì gần gũi, cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tình yêu Tổ quốc bắt nguồn một cách tự nhiên, giản dị từ tình u làng xóm, q hương, với đồng bào. Ngày nay, trong thời bình, người thanh niên yêu nước là người thanh
1
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2011, tập 7, trang 38.
niên biết đi đầu gương mẫu trong mọi việc, như Bác Hồ đã nói: "Thanh niên phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên vượt mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi khơng ngừng". Dù trong bất cứ hồn cảnh nào, người thanh niên yêu nước cũng phải sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đất nước đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi cũng như những thách thức, vì vậy mà trách nhiệm của Thanh niên càng lớn.
Có thể thấy rằng thế hệ trẻ hơm nay, có rất nhiều cách để thể hiện lịng u nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tơn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì cơng việc, đó là u nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, khơng hủy diệt mng thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tơn với ngơn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà cịn là trách nhiệm xã hội, và thơng qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.
Thứ ba, giáo dục CNYN góp phần đánh thức lương tâm của thanh niên, tạo ra một hàng lang trách nhiệm đạo đức cho con người.