Lợi ích và hạn chế trong việc sử dụng chuột thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2 và thừa cân béo phì của cao chiết ethanol từ rễ cây dương đầu olax imbricata bằng thử nghiệm invivo (Trang 37)

Thử nghiệm trên động vật là nền tảng của khoa học y sinh, không chỉ để nâng cao hiểu biết của con người về bản chất của sự sống hoặc các quá trình chuyển hoá quan trọng, mà còn giúp cải thiện các phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị bệnh tật ở người và ở động vật. Một số loại động vật thường được sử dụng trong thí nghiệm in vivo như chuột, heo, chó, thỏ, khỉ, ếch, cá và chim. Trong đó thì chuột là loài được sử dụng phổ biến nhất, hiện nay chuột thí nghiệm được công nhận là mô hình ưu việt cho nghiên cứu di truyền hiện đại

(George, 2000). Ngoài ra, mô hình chuột cũng được sử dụng để nghiên cứu về bệnh ung thư, miễn dịch học, chuyển hoá, độc chất học, đái tháo đường, béo phì, gan nhiễm mỡ (Danneman và cộng sự, 2000).

Chuột được đánh giá cao về những phẩm chất có lợi cho nghiên cứu như kích thước cơ thể nhỏ, thời gian thế hệ ngắn, sinh sản dễ dàng trong thí nghiệm. Điều đặc biệt là chúng có đặc điểm di truyền đặc trưng nhất của tất cả các loài động vật có vú, dẫn đến giá trị của chúng tăng lên trong lĩnh vực nghiên cứu (Danneman và cộng sự, 2000). Về mặt thực tế, chuột thí nghiệm tương đối rẻ tiền, dễ mua, vấn đề chăm sóc không quá phức tạp và dễ dàng thiết lập các điều kiện môi trường cho hoạt động sống của chuột. Bên cạch những ưu điểm vượt trội nêu trên thì chuột thí nghiệm vẫn tồn tại một vài hạn chế như: tính hợp tác không cao, vẫn còn tồn tại các đặc tính hoang dã và dẽ mang các mầm bệnh truyền nhiễm.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2 và thừa cân béo phì của cao chiết ethanol từ rễ cây dương đầu olax imbricata bằng thử nghiệm invivo (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)