Khẩu phần ăn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2 và thừa cân béo phì của cao chiết ethanol từ rễ cây dương đầu olax imbricata bằng thử nghiệm invivo (Trang 47 - 49)

Trong thử nghiệm này chúng tôi sử dụng 2 khẩu phần ăn khác nhau được trình bày ở

39

khẩu phần ăn thương mại Fullvit bổ sung thêm 30% chất béo từ mỡ bò (HF). Lượng mỡ bò dạng rắn sẽ được làm sạch và nấu chảy thành dạng mỡ bò lỏng. Khẩu phần HF được chuẩn bị bằng cách trộn đều mỡ bò dạng lỏng (30g) và thức ăn ND (70g). Khẩu phần HF được chuẩn bị 2 ngày/lần và bảo quản ở 10oC.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khẩu phần ăn HF nhằm mục đích xây dựng mô hình động vật thử nghiệm bị thừa cân béo phì và đái tháo đường loại 2 kết hợp với việc sử dụng cao chiết. Theo nghiên cứu của Surwit và cộng sự (1988), việc sử dụng khẩu phần ăn giàu béo thường xuyên gây ra những thay đổi trong thành phần cơ thể (ví dụ: tăng cân nặng, tăng khối lượng mô mỡ bên) và dẫn đến tình trạng kháng insulin ở chuột. Tương tự như vậy,

Collins và cộng sự (2004) đã chứng minh sự gia tăng hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn sẽ gây ra bệnh đái tháo đường và thừa cân béo phì ở các dòng chuột khác nhau.

Để xây dựng mô hình động vật này thì cần phải xây dựng khẩu phần ăn HF đáp ứng đủ 3 tiêu chí sau: (i) loại chất béo sử dụng, (ii) phần trăm về khối lượng và (iii) năng lượng từ chất béo phải nằm trong ngưỡng nhất định. Thứ nhất, để gây béo phì trên chuột thì hàm lượng chất béo phải chiếm từ 20 - 40 % về khối lượng và năng lượng từ chất béo nằm trong khoảng 30 -78 % tổng năng lượng ăn vào (Deuel và cộng sự, 1947). Thứ hai, để gây đái tháo đường loại 2 trên động vật thử nghiệm, năng lượng nạp vào từ chất béo phải > 40 % (Hariri & Thibault, 2010). Hiện nay, mô hình đái tháo đường loại 2 trên chuột với khẩu phần chứa năng lượng từ chất béo lên đến 60 % được áp dụng rộng rãi (Ikarashi và cộng sự, 2011). Thứ ba, loại chất béo được sử dụng cũng khá quan trọng cần được lựa chọn cho phù hợp. Theo nghiên cứu của

Chú thích: TC: Tiêu chuẩn; HF: Hàm lượng chất béo cao

Thành phần Khẩu phần ăn ND HF Carbohydrate (g) 70.8 49.56 Protein (g) 15.5 10.85 Lipid (g) 3.26 32.28 Xơ (g) 16.0 11.2 Năng lƣợng (kcal/g) 3.1 4.87

40

Rivellese & Lilli (2003) việc sử dụng khẩu phần ăn giàu béo với hàm lượng các chất béo bão hòa cao có nguồn gốc từ động vật làm giảm độ nhạy của insulin và làm tăng nguy cơ gây đái tháo đường loại 2. Chất béo bão hòa làm tăng kích thước tế bào mỡ, tăng lượng mỡ và khối lượng cơ thể của động vật thử nghiệm tốt hơn khi ăn khẩu phần chứa các chất béo không bão hòa (Heydemann, 2016). Sự khác biệt này là do quá trình chuyển hóa các chất béo bão hòa phức tạp. Chất béo bão hòa chỉ được chuyển hóa một phần thành năng lượng, phần còn lại sẽ được acyl hóa thành triglyceride và được lưu trữ trong mô mỡ (Hariri & Thibault, 2010). Mỡ bò chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao lên đến 50% là một trong những nguyên liệu thích hợp (Lichtenstein, 2013).Trong nghiên cứu của chúng tôi, chất béo được sử dụng chính là mỡ bò với năng lượng chiếm 60 % tương ứng với khối lượng chiếm 32.28 % tổng lượng ăn vào. Do đó, khẩu phần HF hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu như trên để xây dựng mô hình đái tháo đường loại 2 và thừa cân béo phì trên chuột.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2 và thừa cân béo phì của cao chiết ethanol từ rễ cây dương đầu olax imbricata bằng thử nghiệm invivo (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)