Thử nghiệm 1

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2 và thừa cân béo phì của cao chiết ethanol từ rễ cây dương đầu olax imbricata bằng thử nghiệm invivo (Trang 51 - 52)

Mục đích: Khảo sát liều lượng thích hợp của cao chiết EtOH trên nền chuột tiền đái tháo đường loại 2 và thừa cân béo phì. Bảy nhóm chuột (n=5) trong lô (A) và (B) được sử dụng trong thử nghiệm này. Các nhóm thử nghiệm như sau:

Nhóm 1: Đối chứng (ND), khẩu phần ăn ND

Nhóm 2: Đối chứng dương (HFD), khẩu phần ăn HF

Nhóm 3: Thử nghiệm cao EtOH hàm lượng 200 mg/kg/ngày (HFE-100), khẩu phần ăn HF Nhóm 4: Thử nghiệm cao EtOH hàm lượng 600 mg/kg/ngày (HFE-400), khẩu phần ăn HF Nhóm 5: Thử nghiệm cao EtOH hàm lượng 1000 mg/kg/ngày (HFE-700), khẩu phần ăn HF Nhóm 6: Thử nghiệm cao EtOH hàm lượng 1400 mg/kg/ngày (HFE-1000) , khẩu phần ăn HF Nhóm 7: Thử nghiệm Acarbose hàm lượng 100 mg/kg/ngày (A-100), khẩu phần ăn HF

Theo nghiên cứu của Buettner và cộng sự (2007), việc cho động vật thử nghiệm ăn khẩu phần giàu béo trong ít nhất 2 tuần sẽ gây nên tình trạng kháng insulin và tăng trọng lượng cơ thể một cách đáng kể. Dựa vào căn cứ này, trong nghiên cứu của chúng tôi, các lô chuột được sử dụng khẩu phần HF trong 2 tuần để tạo ra những con chuột mắc hội chứng kháng insulin với đặc điểm là tăng trọng cơ thể, tăng lượng đường huyết trong máu. Triệu chứng này tương tự như tình trạng tiền đái tháo đường ở người (Srinivasan và cộng sự, 2005). Sau đó, nhóm chuột bị tiền đái tháo đường loại 2 này sẽ được cho sử dụng cao chiết để đánh giá tác dụng của cao chiết so với các nhóm chuột đối chứng.

Từ tuần 0-6, chuột sẽ được theo dõi cân nặng, thức ăn thừa để xác định được tốc độ tăng trưởng và lượng caloride tiêu thụ hàng ngày (Kim và cộng sự, 2017). Vào tuần 0, 2 và 4, tiến hành xác định các giá trị locomotion trước và sau khi ăn (C. Zhang và cộng sự, 2020) cũng như khả năng dung nạp glucose (0-240 phút) của các nhóm thử nghiệm. Thời gian sử dụng cao chiết là 4 tuần (từ tuần 2 đến tuần 6), tương tự với nghiên cứu củaOjewale và cộng sự (2020). Các nhóm 3, 4, 5 và 6 sử dụng cao chiết với liều lượng lần lượt là 200, 600, 1000, 1400 mg/kg thể trọng/ngày (2 lần/ngày). Trong khi đó, nhóm 7 được sử dụng Acarbose với liều 100mg/kg thể trọng/ngày (2 lần/ngày)(Heo và cộng sự, 2009). Ở tuần 6, mỗi nhóm chuột được xác định các giá trị locomotion trước và sau khi ăn, khả năng dung nạp glucose (0-240 phút), đánh giá

43

tiêu bản vi phẫu mô gan thận mỡ, các chỉ số mỡ máu (triglycerides, cholesterol total, LDL cholesterol , HDL cholesterol) (Ojewale và cộng sự, 2020).

Mức độ tin cậy của cỡ mẫu được xác định theo công thức của (Charan & Kantharia, 2013): E = Tổng số động vật thử nghiệm - Tổng số nhóm thử nghiệm (3.1)

Giá trị của E phải nằm trong khoảng từ 10 đến 20. Nếu E <10 thì cần tăng số lượng chuột ở mỗi nhóm để tăng độ chính xác của thử nghiệm. Nếu E >20 thì độ chính xác của kết quả thử nghiệm càng cao. Trong thử nghiệm của chúng tôi, E = 35 - 7 = 28 (> 20) nên kích cỡ mẫu đạt yêu cầu.

Số lượng động vật tối thiểu và tối đa mỗi nhóm được tính dựa trên công thức của Arifin & Zahiruddin (2017), như sau:

Min n=10/k+1 (3.2) Max n=20/k+1 (3.3)

Trong đó: Min n, Max n lần lượt là số lượng động vật tối thiểu và tối đa trong mỗi nhóm thử nghiệm; k là số nhóm thử nghiệm.

Khi xác định số lượng động vật trong mỗi nhóm thử nghiệm cần tính toán đến tỉ lệ sống xót của chúng. Giả sử tỉ lệ sống xót của động vật trong thử nghiệm này là 80% (Arifin & Zahiruddin, 2017). Số lượng động vật tối thiểu và tối đa được tính toán như sau:

Min n= (10/k+1)/0.8 = (10/7+1)/0.8 = 3.025; làm tròn Min n=3 Max n= (20/k+1)/0.8 = (20/7+1)/0.8 = 4.75; làm tròn Max n=5

Trong thử nghiệm này, số lượng động vật trong mỗi nhóm (n=5) nằm trong khoảng cho phép và phù hợp với các tiêu chuẩn trong thử nghiệm in vivo.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2 và thừa cân béo phì của cao chiết ethanol từ rễ cây dương đầu olax imbricata bằng thử nghiệm invivo (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)