Nghiên cứu ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2 và thừa cân béo phì của cao chiết ethanol từ rễ cây dương đầu olax imbricata bằng thử nghiệm invivo (Trang 43 - 44)

Một nghiên cứu về chiết xuất methanol 70 % từ Pelvetia babingtonii ức chế hoạt động của enzyme α-glucosidase, sucrase và maltase (Ohta và cộng sự, 2002). Ở mô hình in vitro ức chế sucrase và maltase có giá trị IC50 lần lượt là 2,24 và 2,84 mg/mL, còn trên mô hình chuột ức chế enzyme α-glucosidase ở liều 1000 mg/kg sau khi dung nạp sucrose là tốt nhất.

Tác dụng ức chế từ chiết xuất nước nóng của đậu Adzuki (Vigna angularis) đối với sự tăng đường huyết sau khi nạp sucrose ở chuột mắc bệnh đái tháo đường (Itoh và cộng sự, 2004). Kết quả cho thấy mức đường huyết bị kìm hãm tốt sau khi dung nạp sucrose (2 g/kg.w) ở liều thử 100 và 500 mg/kg.w.

Vào năm 2008, có một bài nghiên cứu về tác dụng ức chế men α-glucosidase và

α-amylase của chiết xuất Andrographis paniculata Andrographolide. Chiết xuất cho thấy hiệu quả ức chế enzyme α-glucosidase đáng kể theo cách phụ thuộc vào nồng độ IC50 = 17,2  0,15 mg/mL) và hoạt động ức chế α-amylase yếu IC50 = 50,9  0,17 mg/mL (Subramanian và

35

cộng sự, 2008). Các nghiên cứu in vivo cũng đã chứng minh rằng chiết xuất Andrographis

paniculata (P <0,05) làm giảm đáng kể lượng đường huyết đỉnh và diện tích đường cong ở

chuột mắc bệnh đái tháo đường khi cho sử dụng tinh bột và đường sucrose.

Sáu triterpen pentacyclic được phân lập từ lá Lagerstroemia speciosa thể hiện hoạt tính α-glucosidase như sau: acid corosolic > acid maslinic > acid oleanolic > 23-acid hydroxyursolic > acid arjunolic > acid asiatic (Hou và cộng sự, 2009). Hiện nay, các nghiên cứu tập trung vào acid oleanolic và acid ursolic vì chúng có thể ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu và các biến chứng đái tháo đường (Castellano và cộng sự, 2013).

Trong một nghiên cứu gần đây, tác dụng ức chế của hợp chất tannin trong qủa hồng xiêm (Diospyros kaki Thunb.) đối với enzyme α-glucosidase và vai trò trong điều tiết đường huyết sau ăn được thể hiện rõ trên mô hình chuột. Bằng thực nghiệm, Li và cộng sự đã xác định được giá trị IC 50 tanin quả hồng và acarbose (đối chứng dương tính) trên α-glucosidase lần lượt là 0,2391 và 0,2445 mg/mL. Đặc biệt hơn, tanin trong quả hồng xiêm có khả năng liên kết mạnh mẽ với các hạt tinh bột, dẫn đến giảm tỷ lệ tiêu hóa tinh bột và do đó làm giảm mức tăng đường huyết sau ăn (Li và cộng sự, 2018).

Ngoài ra, chất chiết xuất từ lá trà (Cyclocarya paliurus) ức chế hoạt động của enzyme α-glucosidase ở giá trị IC50 là 31,5  1,05 μg/mL, thấp hơn rất nhiều so với giá trị IC50 của acarbose là 296,6 ± 1,06 μg/mL. Các thành phần tích cực của chiết xuất có hoạt tính ức chế α-glucosidase là quercetin, kaempferol, genistein và acid asiatic. Các nghiên cứu liên quan đến cấu trúc phân tử đã cho rằng các thành phần này có thể chiếm các vị trí hoạt động của α-glucosidase dễ dàng hơn acarbose (Ning và cộng sự, 2019).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2 và thừa cân béo phì của cao chiết ethanol từ rễ cây dương đầu olax imbricata bằng thử nghiệm invivo (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)