3.6.2.1. Khả năng dung nạp glucose (Oral Glucose tolerance test)
Đo khả năng dung nạp glucose là một phương pháp sàng lọc đơn giản để phát hiện những thay đổi trong chuyển hóa glucose (Ayala và cộng sự, 2010). Khả năng dung nạp glucose là phương tiện duy nhất để xác định rối loạn dung nạp glucose (Andrikopoulos và cộng sự, 2008)Chuộtsẽ được cho nhịn đói qua đêm (16 giờ) trước khi thử nghiệm . (Jürgens và cộng sự, 2007). Theo Shin và cộng sự (2007), các xét nghiệm đường huyết được thực hiện bằng cách bơm 7,5% (w/v) glucose (0,5 ml) trực tiếp qua đường miệng bằng kim Gavage 18G (Hình 3.6). Mẫu máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch đuôi của mỗi con chuột tại 0, 15, 30, 60, 90, 120, 150, 180, 210 và 240 phút. Nồng độ đường (glucose) huyết trong máu được đo bằng thiết bị Accu-Chek (Roche Diagnostics, Toronto, ON, Canada) (phạm vi đo 10-600 mg/dL hoặc 0,6-33,3 mmol/L), thông qua phản ứng glucose oxidase và đo màu xác định.
Theo Diehl và cộng sự (2001), khi lấy máu đuôi không cần thiết phải gây mê và được thực hiện bằng cách sử dụng kim tiêm đâm thủng tĩnh mạch bên đuôi. Tuy nhiên, không nên
A B
(A) Đo khoảng cách từ khoang miệng đến điểm đuôi của xương ức (B) Tiến hành bơm dung dịch glucose
50
sử dụng cùng một vị trí đâm mà nên sử dụng các điểm khác nhau dọc theo tĩnh mạch đuôi
Hình 3.7.
Quy trình đo đường huyết cấp tính được tiến hành như Hình 3.8. Chuột được giữ thoải mái trong dụng cụ cố định, duy trì nhiệt độ trong khoảng 27 đến 30oC. Hiệu chỉnh thiết bị Accu-chek với kít thử glucose. Sử dụng cồn 70o để sát khuẩn vùng đuôi và làm rõ tĩnh mạch. Đo nồng độ glucose (T=0) tại thời điểm lấy chuột ra khỏi chuồng. Dùng kim tiêm lấy một mẫu máu nhỏ (∼3µl) ở tĩnh mạch bên đuôi chuột cách vị trí đầu đuôi 1 đến 2 cm. Chạm trực tiếp đầu que thử đã đặt sẵn trong thiết bị Accu-chek vào mẫu máu nhỏ, thiết bị sẽ tự động hiển thị kết quả sau 5 giây. Sau đó, dùng bông gạc thấm cồn 70o chạm trực tiếp vào vết thủng cho đến khi máu đông lại và đưa chuột trở lại chuồng của nó (Heikkinen và cộng sự, 2007; Muniyappa và cộng sự, 2008). Kết thúc đo nồng độ glucose ở thời điểm (T=0), ngay lập tức bơm dung dịch 7,5% (w/v) glucose (0,5 ml) vào chuột bằng đường miệng. Thực hiện lặp lại các bước ở (T=0) cho các mốc thời gian khác nhau trong 4 giờ.
51 A F E D C B
(A) Đưa chuột vào dụng cụ cố định (D) Đâm thủng đuôi
(B) Xoay đuôi tìm vị trí tĩnh mạch (E) Áp trực tiếp đầu kít vào mẫu máu
(C) Sát khuẩn đuôi và làm rõ tĩnh mạch (F) Sát khuẩn và cầm máu sau đo
52
3.6.2.2. Khối lƣợng nội tạng
Khối lượng của các nội tạng quan trọng (gan, thận, mỡ bụng) được đo ngay saukhi thực hiện giải phẫu chuột (Kim và cộng sự, 2017).
3.6.2.3. Các chỉ số sinh hóa khác trong máu
Máu tim được lấy từ động mạch chủ tim của chuột để đo các chỉ số trong máu như triglyceride (TG), cholesterol total (TC), HDL cholesterol, LDL cholesterol (Ojewale và cộng sự, 2020). Mẫu máu đựng trong ống nghiệm chuyên dụng chứa chất chống đông máu. Sau đó, mẫu máu được chuyển đến bệnh viện Y khoa Phạm Ngọc Thạch để đo đạt các chỉ số như trên.Trong quá trình vận chuyển mẫu máu được bảo quản lạnh để hạn chế các tác động của môi trường bên ngoài.