Theo dõi link video sau đây để có thêm sự đánh giá trực quan về độ chính xác của cơ cấu CNC 2 trục và cơ cấu bơm keo PVC khi vận hành.
Link video: (90) DT86 CLC TV 013421 - THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG MÁY BƠM KEO PVC TỰ ĐỘNG - YouTube
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 6.1. Kết luận
Sau khoảng 5 tháng nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển đồ án, nhóm đã rút ra được những kinh nghiệm và kết luận sau:
- Nghiên cứu được những lý thuyết cũng như cách tính toán liên quan đến đồ án. Đây là phần quan trọng nhất để việc điều khiển được chính xác và trơn tru.
- Nghiên cứu các cơ cấu truyền động, từ đó đưa ra mô hình cho các trục điều khiển. Tránh trường hợp thiết kế tính toán mô phỏng không đúng như thực tế, dẫn đến thay thế các thành phần, linh kiện làm vượt chi phí ban đầu đã đề ra.
- Biết được những khó khăn để làm ra được những máy móc có tính tự động hóa và có hiệu quả cao.
- Máy hoạt động đúng bởi các lệnh từ phần mềm Mach3, đầu bơm hoạt động ổn định, không làm rò rỉ dung dịch xuống khuôn.
- Phần cơ khí được thiết kế và hoàn thiện đúng như mô hình 3D trên phần mềm.
- Máy chưa có thiết kế tối ưu, tốc độ chưa được như mong đợi.
6.2. Hướng phát triển đề tài
- Gia tăng thêm số đầu bơm để tăng năng suất từ đó gia tăng được số lượng màu giúp cho sản phẩm thêm đa dạng và phong phú.
- Xuất file đồng loạt hơn, không phải tinh chỉnh file cho khuôn, giúp tiết kiệm được thời gian, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.
- Nâng cấp hệ thống điện có các nút bấm, công tắc hành trình cùng với các chế độ điều khiển tự động, điều khiển thủ công và dừng khẩn cấp.
- Nâng cấp motor để hệ thống được vận hành nhanh hơn, trơn tru và không xảy ra hiện tượng trượt bước ở tốc độ cao.
- Nghiên cứu và thiết kế hệ thống gia nhiệt, hệ thống làm mát từ đó hình thành một quy trình công nghệ sản xuất ra được sản phẩm hoàn thiện và có tính thương mại hóa.
- Tích hợp xử lý ảnh để phát hiện và nhận dạng màu bị lem, sau đó sẽ cảnh bảo cho người vận hành điều chỉnh áp lực khí vào. Do đó giúp giảm bớt sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Norman C. Lee (2007), Understanding Blow Molding, Hanser Publications, pp. 5-6.
[2] Oriental motor general catalogue (2017-2018), Pages 1-16
[3] Nguyễn Ngọc Phương (1998), Hệ thống điều khiển bằng khí nén, Nhà xuất bản Giáo Dục, trang 7-10.
[4] Nguyễn Đình Đức và Đào Như Mai (2011), Sức bền vật liệu và kết cấu, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[5] Trịnh Chất và Lê Văn Uyển (2006), Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, Nhà xuất bản Giáo Dục.
[6] Nguyễn Hữu Lộc (2016), Cơ sở thiết kế máy, TPHCM: Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM.
[7] Trần Hữu Quế (1990), Vẽ kĩ thuật cơ khí, tập 1 và 2, Nhà xuất bản Giáo Dục. [8] Trần Quốc Hùng (2012), Giáo trình dung sai – Kỹ thuật đo, TPHCM: Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM.
[9] Phùng Văn Duy và Đào Phú Khánh (2009), “Thiết kế chế tạo mô hình máy phay
CNC điều khiển hai trục”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, trang 13-16.
[10] https://www.showtechfence.com/info/physical-and-chemical-properties-of- pvc-45837954.html. [Internet]. [xem 4/8/2021]
[11] https://nhuabinhthuan.com.vn/4-phuong-phap-gia-cong-nhua-theo-yeu-cau- pho-bien-hien-nay.html. [Internet]. [xem 5/8/2021]
[12] https://www.monolithicpower.com/en/stepper-motors-basics-types-uses. [Internet]. [xem 5/8/2021]