4. Cấu trúc của đề tài:
1.4.4. Theo hình thức nhật ký chứng từ
Đặc trưng và nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ Nhật ký chứng từ là:
- Tập hợp và hệ thống hoá các nhiệm vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế theo đó các tài khoản đối ứng Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc - Bảng chấm công
- Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán tiền lương
Bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng kê
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính và báo cáo về lao động tiền lương
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LUƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI HUYỆN ỦY SỐP CỘP 2.1. Khái quát chung về huyện ủy Sốp Cộp
Sốp Cộp là một huyện vùng cao biên giới, được tách ra từ huyện Sông Mã thành lập theo Nghị định số: 148 - NĐ/CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, có vị trí chiến lược quan trọng trong thế trận phòng thủ của Tỉnh và Quân khu II. Nằm phía Tây - Nam của tỉnh Sơn La. Địa hình tương đối phức tạp, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Phía Bắc giáp Sông Mã, Phía nam giáp huyện Viêng Khăm Tỉnh Luông Pha Băng, Viêng Thoong Tỉnh Hủa Phăn, Phía Đông giáp huyện Mường Ét Tỉnh Hủa Phăn - Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Phía Tây giáp huyện Điện Biên đông. Có tổng diện tích tự nhiên là 147,711 ha, có 120 km đường biên giới quốc gia giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, toàn huyện gồm có 8 xã (Trong đó có 4 xã biên giới, 3 xã vùng III). Dân số trong toàn huyện: 6,057 hộ với 36,755 khẩu với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 66%,dân tộc Mông chiếm 22%, dân tộc Lào chiếm 6%, Khơ mú chiếm 5%, các dân tộc khác chiếm 1%.
Cơ quan huyện uỷ Sốp Cộp được thành lập cùng với việc thành lập huyện với hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở với 52 Chi, Đảng bộ cơ sở trực thuộc huyện uỷ; trong đó có: 10 Đảng bộ và 42 chi bộ trực thuộc.
Sau khi chia tách để thành lập thị trấn sốp cộp (theo Nghị định 07 của Thủ tướng Chính phủ), huyện sốp cộp gặp rất nhiều khó khăn: Trụ sở làm việc chủ yếu là mượn, thuê và cải tạo lại, điều kiện ăn ở, trang thiết bị làm việc thiếu, nằm phân tán; hệ thống chính trị mới được bổ sung, kiện toàn, còn nhiều bất cập; cán bộ công chức cấp huyện đa số mới tuyển dụng nên kinh nghiệm thực tiễn còn ít; đơn thư tố cáo còn tồn đọng nhiều; an ninh chính trị còn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn…. để nhanh chóng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, Ban thường vụ Huyện ủy xác định phải tập trung làm tốt công tác tư tưởng, ban hành chỉ thị số 01-CT/HU, ngày 11/5/2009 về tăng cường sự chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng trong giai đoạn đầu mới chia tách huyện, nhằm động viên cán bộ, Đảng viên vượt khó khăn yên tâm công tác. Cùng với ổn định về tư tưởng phải nhanh chóng ổn định tổ chức cán bộ nên ngày 24/4/2009, Ban chấp hành đảng bộ đã tiến hành bầu bổ sung các Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, thực hiện quy trình bầu bổ sung các chức danh chủ chốt của các xã, điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc của Ban chấp hành, phân công cấp ủy viên phụ trách lĩnh vực, địa bàn.
Ngày 20/5/2009, Huyện ủy ban hành công văn số 07 để chỉ đạo công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức trong giai đoạn đầu chia tách huyện; Lãnh đạo, chỉ đạo bầu bổ sung 22 Đại biểu HĐND huyện (khóa XI). Năm 2011, đảng bộ huyện được Ban thường vụ Tỉnh ủy khen thưởng đơn vị trong sạch, vững mạnh; chính quyền, các phòng ban chuyên môn, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện được xếp loại hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và kết quả hoạt động của huyện ủy Sốp Cộp2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý
- Thường trực huyện uỷ có 03 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí Bí thư huyện uỷ; 02 đồng chí Phó Bí thư . BCH Đảng bộ huyện chịu trách nhiệm về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện trước Đại hội Đảng bộ cấp mình, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức Đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình
- Ban tổ chức huyện uỷ có 06 biên chê: 01 Trưởng ban; 01 phó ban và 4 cán bộ. Ban Tổ chức Huyện uỷ là cơ quan tham mưu, chuyên môn, nghiệp vụ về công
THƯỜNG TRỰC THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY
BÍ THƯ HUYỆN ỦY
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC PHÓ BÍ THƯ KIÊM CHỦ TỊCH UBND HUYỆN
Ban dân vận huyện ủy Ủy ban kiểm
tra huyện ủy Ban tuyên giáo
huyện ủy Ban tổ chức huyện ủy Văn phòng huyện ủy Trưởng ban chủ nhiệm Trưởng ban Trưởng ban Chánh văn phòng Phó chánh văn
phòng Phó trưởng ban Phó trưởng ban Phó chủ nhiệm Phó trưởng ban
Chuyên viên UBKT và Chuyên viên
chuyên viên Chuyên viên
tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức và công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng của Huyện uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ.
- Ban kiểm tra huyện uỷ: 01 Chủ nhiệm; 01 Phó chủ nhiệm; 01 uỷ viên và 02 cán bộ giúp việc. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (Huyện ủy) thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng; tham mưu giúp Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng
- Ban tuyên giáo huyện uỷ: 01 Trưởng ban; 02 phó trưởng ban và 01 cán bộ. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, giúp Huyện uỷ chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ về công tác tuyên giáo trên địa bàn Huyện.
- Ban dân vận huyện uỷ: 01 trưởng ban; 01 phó trưởng ban và 01 cán bộ. Ban Dân vận Huyện uỷ là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, trực tiếp giúp Ban Thường vụ Huyện uý về công tác Dân vận, bao gồm cả công tác tôn giáo.- Nghiên cứu, cụ thể hoá những chủ trương, nghị quyết cửa Trưng ương và Thành uỷ về công tác dân vận, đề xuất, chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các kế hoạch công tác và văn bản chỉ đạo của Huyện uỷ Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác dân vận .
- Văn phòng huyện ủy với 10 biên chế, trong đó: 01 Chánh Văn phòng; 01 Phó Văn phòng; 01 Kế toán; 01 Thủ quỹ; và 6 cán bộ chuyên viên. Văn phòng Huyện uỷ là cơ quan thuộc hệ thống các Ban Đảng của Huyện uỷ, có chức năng giúp Huyện uỷ, trực tiếp là Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ và Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của huyện uỷ; Đồng thời Văn phòng huyện uỷ là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của huyện uỷ.
2.1.2.2. Kết quả hoạt động của huyện ủy Sốp Cộp
Thường trực Huyện ủy luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với giữ vững quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, nhất là trong giai đoạn đầu huyện mới chia tách. Trên cơ sở phân tích những tiềm năng, lợi thế so sánh của huyện, thường trực Huyện ủy đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị đẩy mạnh các biện pháp và giải pháp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phát triển kinh tế nông nghiệp, giữ ổn định diện tích cà phê, tăng đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; đa dạng hóa cây trồng, phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng cá nước ngọt, quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đập nước, ao hồ nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tiêu vào mùa khô.
Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, nắm chắc tình hình cơ sở; thành lập các đoàn kiểm tra toàn diện do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm trưởng đoàn gồm lãnh đạo của UBND, các ban ngành đoàn thể cấp huyện về làm việc trực tiếp với các xã
mới, xã còn nhiều khó khăn như Mường Lèo, Mường Lạn…. Thông qua kiểm tra toàn diện, thường trực Huyện ủy có định hướng lãnh đạo, chỉ đạo đúng, sát với thực tế tình hình từng xã để Đảng ủy và UBND các xã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Một lĩnh vực không kém phần quan trọng đó là công tác quy hoạch, tháng 8/2011 Thường trực Huyện ủy chỉ đạo UBND huyện và các ngành chức năng tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh để xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết khu trung tâm huyện lỵ, quy hoạch điểm dân cư, quy hoạch vùng, ngành sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quản lý, điều hành cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân có định hướng sản xuất và ổn định nơi cư trú. Trong hoàn cảnh khó khăn của thời kỳ đầu chia tách, bằng sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc cùng với sự quan tâm giúp đỡ của UBND tỉnh, các sở, ban ngành cấp tỉnh nên đến tháng 12/2011, quy hoạch chung xây dựng trung tâm huyện lỵ đến năm 2025 và quy hoạch chi tiết (1/500) xây dựng trung tâm đô thị cơ quan hành chính huyện Sốp Cộp đã được UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời quy hoạch xây dựng các điểm dân cư. Tháng 01/2012, UBND huyện đã tiến hành công bố các quy hoạch, để tăng cường triển khai quy hoạch khu trung tâm huyện lỵ, Ban thường vụ Huyện ủy quyết định thành lập Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng trung tâm huyện lỵ; ngày 15/1/2012, Ban thường vụ Huyện ủy đã ban hành chỉ thị số 06-CT/HU về lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng trung tâm huyện lỵ; đồng thời đang hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2015 đến 2020
Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng nên nền kinh tế, xã hội của huyện tiếp tục có bước phát triển khá; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại đều tăng (năm 2011 ước đạt 1.067,682 tỷ đồng), cơ cấu kinh tế đã có hướng chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ (nông nghiệp chiếm 87,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 2,8%; thương mại - dịch vụ chiếm 11,1%). Việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của huyện đạt kết quả khá, hiện nay có 06 công ty đang triển khai đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. Các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia đang tiếp tục được triển khai thực hiện. Lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển, 100% các xã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội; công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 18,8%; số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 91,6% và 70% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% các hộ được phủ song truyền thanh, truyền hình; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng
lớp nhân dân, nhất là các vùng sâu, vùng xa ngày càng được cải thiện và có chiều hướng phát triển tốt. Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện còn chỉ đạo giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tích cực đấu tranh truy quét các loại tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội, góp phần tạo nên sự ổn định đời sống và tin tưởng của nhân dân. Có thể nói, sau hơn tám năm chia tách, nhờ sớm ổn định về tư tưởng, tổ chức, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo nên huyện đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2011 đề ra; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác xây dựng Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến.
2.1.3. Đặc điểm công tác kế toán tại huyện ủy Sốp Cộp* Tổ chức bộ máy kế toán * Tổ chức bộ máy kế toán
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ở huyện ủy rất đơn giản và gọn nhẹ gồm 1 kế toán tổng hợp và 1 thủ quỹ
- Kế toán tổng hợp:
+ Theo dõi, tổng hợp tình hình sử dụng kinh phí và lập báo cáo quyết toán kinh phí của đơn vị cho cấp trên theo đúng quy định hiện hành của Luật ngân sách.
+ Thực hiện đầy đủ các sổ sách kế toán liên quan theo đúng quy định hiện hành.
+ Thường xuyên đôn đốc, đối chiếu sổ sách kế toán với các kế toán viên khác theo từng kỳ kế toán đã quy định. Kiểm tra và lưu trữ toàn bộ chứng từ, hồ sơ thanh toán, sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị theo quy định hiện hành.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn chung công tác nghiệp vụ;
- Thủ quỹ:
+ Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại vốn bằng tiền của đơn vị gồm: tiền mặt, ngoại tệ và các chứng chỉ có giá tại quỹ của đơn vị.
+ Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt đúng quy định; bảo quản; vận chuyển tiền và các giấy tờ có giá theo lệnh của cấp có thẩm quyền.
+ Chịu trách nhiệm bảo quản, quản lý và bảo vệ tốt tiền mặt tại kho, quỹ của đơn vị.
+ Thường xuyên đối chiếu với các kế toán khác để các định chính xác số dư tiền mặt tại quỹ của đơn vị.
+ Thực hiện đề xuất các biện pháp, trang bị phương tiện đảm bảo an toàn kho, quỹ tại đơn vị với Giám đốc.
Căn cứ vào tổ chức bộ máy kế toán, căn cứ vào quy mô hoạt động cũng như trình độ của cán bộ công nhân viên, kế toán đơn vị lựa chọn hình thức sổ tổng hợp là: chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này trình tự ghi sổ được biểu hiện như sau
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
(1) Hàng tháng khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, phân loại các chứng từ cùng loại lập chứng từ ghi vào sổ.
(2) Đối chiếu những chứng từ liên quan đến tiền mặt hàng ngày thủ quỹ ghi