Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương tại huyện ủy

Một phần của tài liệu chuyên đề kế toán tiền lương (Trang 34 - 37)

4. Cấu trúc của đề tài:

2.2.1.2. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương tại huyện ủy

ủy sốp cộp

* Trả lương theo thời gian:

Tiền lương đơn giản phụ thuộc vào suất lương cấp bậc và thời gian thực tế của người lao động.

Muốn xác định lương của người lao động, cần xác định được lương cấp bậc và ngày công thực tế của họ. Trong phòng lương cấp bậc của một người lao động hưởng lương thời gian được tính như sau:

Lương cấp bậc = Lương tối

thiểu x hệ số lương

Trong đó: mức lương tối thiểu = 1.050.000đ

Qua công thức trên ta thấy rằng mức lương cấp bậc gồm 2 yếu tố cấu thành.

Thứ nhất: Đó là mức lương tối thiểu, mức lương này đơn vị áp đụng là 1.050.000đ. Đó cũng là mức lương tối thiểu mà Nhà nước bắt buộc tất cả đơn vị phải chấp hành

Thứ hai: Đơn vị thường xác định hệ số lương của người lao động dựa vào tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên việc áp dụng hệ số này chưa thực tế thực hiện công việc của người lao động. Áp dụng hệ số chính xác cho người lao động đòi hỏi căn cứ vào tổ chức lao động, trình độ lao động. Khi người lao động không được tổ chức sắp xếp đúng công việc đúng khả năng của họ thì họ sẽ nhận được mức lương không chính xác. Nhưng ngược lại nếu sẵp xếp đúng theo trình độ chuyên môn của người lao động thì việc áp dụng hệ số lương này cũng chưa phản ánh đủ. Bởi vì, khi người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định họ sẽ hăng say hơn nếu được sắp xếp một công việc ở mức độ khó hon thì việc áp dụng hệ số lương ở mức độ cũng chính xác hơn. Còn nếu người công nhân được bố trí một công việc quá đơn giản không cần thiết đến trình độ đó thì đó sẽ là một thiếu sót trong tổ chức gây lãng phí nguồn lực.

Như vậy, lương cấp bậc của người lao động đòi hỏi phải có sự tổ chức, sắp xếp lao động phù hợp với trình độ bản thân, phù hợp với yêu cầu công việc, điều kiện làm việc.

Sau khi xác định lương cấp bậc của người lao động tiền lương tháng được tính như sau:

Tổng lương =

(hệ số lương + hệ số phụ cấp) x lương tối thiểu

x số ngày 22

Trong đó hệ số phụ cấp bao gồm: Phụ cấp chức vụ; phụ cấp độc hại; phụ cấp khu vực; phụ cấp thâm niên vượt khung

Tổng lương thực lĩnh = tổng lương - Các khoản giảm trừ - khoản BHXH trừ theo lương Trong đó: - Các khoản phải trừ gồm:

+ 1,5% BHYT mà người lao động phải trả được tính như sau:

+ 7% BHXH mà người lao động phải trả được tính như sau:

7% BHXH = (LNB+PCCV+PCTNN+PCTNVK) x Lương tối thiểu x 7% + 1% BHTN mà người lao động phải trả được tính như sau:

1% BHTN = (LNB+PCCV+PCTNN+PCTNVK) x Lương tối thiểu x 1% - Khoản BHXH Trừ theo lương là khoản mà khi người lao động nghỉ làm việc người lao động sẽ không được hưởng lương do NSNN cấp mà họ chỉ được hưởng 75% lương do BHXH chi trả.

Lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc x Số ngày nghỉ ốm x 75% 22 (ngày)

Phụ cấp lương:

- Phụ cấp khu vực: ở mỗi khu vực khác nhau, có mức phụ cấp khu vực khác nhau, tại huyện Sốp Cộp có mức phụ cấp: 0,5

- Phụ cấp chức vụ:

+ Bí thư huyện ủy huyện sốp cộp: 0,5 + Phó bí thư huyện ủy huyện sốp cộp: 0,35

Ví dụ: Ông Lê Xuân Vượng là Bí thư huyện ủy huyện sốp cộp với mức lương

tối thiểu là 1.050.000 và hệ số lương là 3,56 như vậy phụ cấp chức vụ tháng 09/2012 của ông vượng là:

Lương tối thiểu x hệ số phụ cấp = 1.050.000 x 0,5 = 525.000đ - Phụ cấp trách nhiệm: Thủ quỹ, Kế toán: 0,2

- Phụ cấp đặc biệt: 30%

Phụ cấp đặc biệt = (lương tối thiểu x hệ số lương) x 30%

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Tất là kế toán của huyện ủy huyện sốp cộp với mức

lương tối thiểu là 1.050.000đ và hệ số lương của Bà là 2,82 vậy phụ cấp đặc biệt của bà tất trong tháng 09/2012 là

Phụ cấp đặc biệt = (1.050.000 x 2,82) x 30% = 888.300đ - Phụ cấp thu hút: 70%

Phụ cấp thu hút = lương tối thiểu x (hệ số lương + phụ cấp chức vụ) x 70%

Ví dụ: Ông Lê Xuân Vượng là Bí thư huyện ủy huyện sốp cộp với mức lương

tối thiểu là 1.050.000 và hệ số lương là 3,56 như vậy phụ cấp thu hút tháng 09/2012 của ông vượng là

Phụ cấp thu hút = 1.050.000 x (3,56 + 0,5) x 70% = 2.984.100đ - Phụ cấp làm đêm, thêm giờ: Tính theo thực tế.

- Nghỉ phép, công tác, đi học (được cấp bằng, chứng chỉ) được hưởng lương bình thường theo quy định.

- Nghỉ việc riêng không được hưởng lương mà chỉ được hưởng 75% lương do BHXH trả.

- Trường hợp đi học, bồi dưỡng tập huấn ngắn ngày do ngành triệu tập hoặc do đơn vị cử đi thì vẫn được hưởng lương theo quy định hiện hành.

- Nghỉ ốm đau, thai sản có giấy chứng nhận thì hưởng lương của BHXH theo quy định của Nhà nước.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Tất là kế toán trong tháng 9 bà Tất có đi công tác 5

ngày. Lương của bà Tất vẫn được hưởng 100 %. Với mức lương tối thiểu 1.050.000 hệ số lương 2,82, phụ cấp trách nhiệm 0,5, phụ cấp khu vực 0,5, phụ cấp đặc biệt 30%, Phụ cấp thu hút 70% vậy tổng lương tháng 9 của bà tất là:

Lương cấp bậc: 1.050.000 đ x 2,82 = 2.961.000đ Phụ cấp trách nhiệm: 1.050.000 x 0,2 = 210.000đ phụ cấp khu vực: 1.050.000 x 0,5 = 525.000đ Phụ cấp đặc biệt: 2.961.000 x 30% = 888.300 Phụ cấp thu hút: 2.961.000 x 70% = 2.072.700 Tổng lương của bà Tất là: = 2.961.000 + 525.000 + 210.000 + 888.300 + 2.072.700 = 6.657.000 đồng

Một phần của tài liệu chuyên đề kế toán tiền lương (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w