Phương pháp kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 60)

Là phương pháp sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người, kích thích sự quan tâm của họ đến kết quả cuối cùng của lao động, nhờ đó mà đạt được mục đích quản lý.

Việc áp dụng phương pháp này tạo ra những khuyến khích về vật chất nhằm khơi dậy lòng nhiệt tình, hăng say của con người. Những đòn bẩy kinh tế được sử dụng như: ưu đãi thuế, giá cả, tiền lương, tiền thưởng, lãi suất ngân hàng, tín dụng, v.v.. Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lí hiện nay, phương pháp kinh tế ngày càng có vai trò quan trọng và đang phát huy tác dụng của mình, trong nhiều trường hợp đạt hiệu quả quản lý cao hơn phương pháp hành chính.

Tương tự như mối quan hệ giữa phương pháp thuyết phục và cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phương pháp hành chính là phương tiện đưa phương pháp kinh tế vào cuộc sống, vì một chính sách đòn bẩy kinh tế luôn và chỉ được thể hiện dưới hình thức văn bản pháp luật hành chính. Ngược lại, áp dụng phương pháp kinh tế giúp đạt hiệu quả hơn trong quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, vận dụng phương pháp nào phải tùy từng lĩnh vực và tuân thủ quy định của pháp luật.

Hình thức và phương pháp quản lý hành chính là hai vế của một vấn đề, chúng quan hệ mật thiết với nhau. Hình thức quản lý sẽ là sự thể hiên của nhương pháp quản lý và ngược lại, một phương pháp quản lý có thể được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w