Khái niệm và đặc điểm phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 51 - 53)

Phương pháp quản lý hành chính là cách thức mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên các quan hệ là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính.

Cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là một trong những biểu hiện của mối quan hệ ấy. Từ đó, có thể thấy rằng: phương pháp quản lý hành chính là sự phản ánh bản chất của nhà nước. Đối tượng quản lý hành chính luôn là con người hoặc tổ chức nên sự tác động này là tác động lên ý chí, rồi thông qua ý chí mới đến hành vi của đối tượng quản lý. Ví dụ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế để tác động đến ý thức chấp hành của đối tượng quản lý từ trạng thái bị ép buộc sang trạng thái tự. nguyện, hoặc có thể không cưỡng chế mà dùng các biện pháp liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế, hoặc dùng đòn bẩy kinh tế khuyến khích đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực nhà nước kêu gọi.

Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước dù mềm dẻo hay cứng rắn đều là phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Quyền lực là khả năng và năng lực thực hiện những tác động nhất định đến hành vi của con người bằng những cách thức khác nhau. Do đó, phương pháp quản lý hành chính nhà nước có các đặc điểm sau:

- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước thể hiện bản chất của mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, thể hiện bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân

- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức và người có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước áp dụng. Trong một số trường hợp theo pháp luật quy định, chủ thể áp dụng phương pháp quản lý hành chính nhà nước còn là các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội;

- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước được áp dụng trong giới hạn của hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhỏ vốn thể hiện mối quan hệ của cơ quan hành chính nhà nước với đối tượng quản lý khi cơ quan hành chính nhà nước tiến hành các hoạt động thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước;

- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước thể hiện dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau, chủ yếu là dưới hình thức văn bản pháp luật.

Nội dung của phần lớn các phương pháp quản lý hành chính nhà nước phản ánh thẩm quyền của các cơ quan hành chính hoặc người có chức vụ đại diện cho nhà nước.

Các phương pháp quản lý được xây dựng và thực hiện phản ánh bản chất giai cấp của nhà nước. Tùy thuộc nhà nước mang bản chất dân chủ, tiến bộ hay là nhà nước kiểu bóc lột mà phương pháp quản lý nào sẽ được xây dựng và thực hiện, phù hợp với bản chất giai cấp của nhà nước đó.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w