Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 28 - 29)

các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính. Quyền chủ thể là khả năng của các chủ thể được xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật hành chính cho phép, bao gồm: được làm, phải làm hoặc có thể không làm những công việc, những hành vi mà pháp luật hành chính cho phép. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quan hệ pháp luật hành chính thông thường là bắt buộc phải làm những công việc, thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính yêu cầu.

Đối với cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, quyền chủ thể cũng đồng thời là nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể. Ví dụ: những quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng, của Bộ trưởng... cũng chính là nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể trên.

15. Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hànhchính chính

Một quan hệ pháp luật nói chung chỉ phát sinh trên cơ sở có quy phạm pháp luật, có sự kiện pháp lý và chủ thể có năng lực.

Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi xuất hiện chủ thể cụ thể đã mặc định trong phần giả định của quy phạm pháp luật hành chính gắn với các sự kiện pháp lý hành chính. Sự kiện pháp lý bao gồm: sự kiện thể hiện ý chí (hành vi) và sự kiện phi ý chỉ (sự biến).

Sự kiện thể hiện ý chí (hành vi) là những sự kiện xảy ra phụ thuộc vào nhận thức và sự điều khiển hành vi của con người (hành động hoặc không hành động). Hành vi được coi là sự kiện pháp lý bao gồm hành vi hợp pháp và hành vị bất hợp pháp.

Sự kiện phi ý chí (sự biến) là những sự kiện pháp lý xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người như thiên tai, dịch bệnh...

Như vậy, về nguyên tắc, để một quan hệ pháp luật hành chính phát sinh, thay đổi, chấm dứt cần có đủ ba điều kiện sau đây:

- Một là, cổ sự tồn tại của quy phạm pháp luật hành chính: quy phạm pháp luật hành chính là điều kiện tiên quyết có tính chất làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Quy phạm pháp luật hành chính xác định rõ những điều kiện, hoàn cảnh có tính giả định, làm cơ sở cho việc áp dụng. Quy phạm pháp luật hành chính đặt quan hệ xã hội vào cơ chế điều chỉnh pháp luật.

- Hai là, sự xuất hiện của chủ thể cụ thể tương ứng với chủ thể mà quy phạm pháp luật hành chính đặt ra.

- Ba là, sự kiện pháp lý hành chính

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w