Phương pháp thuyết phục

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 54 - 55)

Thuyết phục là việc sử dụng hàng loạt các hoạt động như tuyên truyền, giải thích, chứng minh, trình bày, phân tích... để đạt đến sự tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng quản lý. Đây là phương pháp thể hiện rõ nét nhất bản chất giai cấp của nhà nước, nên phương pháp này được ưu tiên sử dụng hàng đầu và trở thành một nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Việc ưu tiên áp dụng phương pháp này thể hiện trước hết là thuyết phục áp dụng đối với quần chúng lao động. Về nguyên tắc, chỉ khi nào thuyết phục không đạt hiệu quả mới áp dụng các phương pháp khác. Trong nhà nước bóc lột, tuỳ theo kiểu nhà nước mà việc sử dụng phương pháp thuyết phục sẽ được áp dụng như thế nào, chẳng hạn như trong nhà nước chủ nô hoặc nhà nước phong kiến thì phương pháp này được thể hiện rất mờ nhạt và không trở thành một nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của các kiểu nhà nước trên. Điều này xuất phát từ tính chất mối quan hệ giữa chủ thể quyền lực nhà nước và đối tượng quản lý là không bình đẳng, lợi ích không thống nhất. Nhà nước tìm cách áp đặt quyền uy của mình và bảo vệ chắc chắn lợi ích của mình bằng phương pháp cứng rắn. Trong khi đó ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, lợi ích của nhà nước và nhân dân lao động về cơ bản là thống nhất.

Nhà nước là bộ máy do nhân dân lập nên, trao quyền lực của mình cho nhà nước để khi nó vận hành thì quyền lực của nhân dân được hiện thực hóa. Chính vì thế, nhà nước tác động đến quần chúng bằng cách thức mang tính bạo lực, cứng rắn. Nhà nước càng dân chủ, phương pháp thuyết phục càng được đề cao.

Phương pháp thuyết phục được thể hiện thông qua những nhóm hoạt động sau:

- Tuyên truyền, phổ biến về các văn bản quản lý hành chính, để đối tượng quản lý biết, hiểu và tự giác chấp hành các mệnh lệnh của chủ thể quản lý.

Mở các chương trình tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo giáo dục về pháp luật, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho đối tương quản lý trong đó bao gồm cả đối tượng được trao quyền quản lý nhưng ở vị trí cấp dưới, phải chấp hành mệnh lệnh cấp trên. Việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về quản lý hành chính giúp các chủ thể này thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc đúng pháp luật, hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng pháp luật góp phần hình thành ý thức pháp luật cho đại bộ phận đối tượng quản lý, từ đó họ tự giác chấp hành mệnh lệnh của chủ thể quản lý.

- Nêu gương điển hình: là việc các cơ quan, tổ chức biểu dương những điển hình, đạt thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện các văn bản quản lý hành chính. Việc biểu dương những tấm gương điển hình, sẽ góp phần lan truyền tâm lý chấp hành pháp luật và tạo hiệu quả cao trong quản lý hành chính.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w