Những quy định chung về cán bộ, công chức, hoạt động công vụ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 32 - 33)

Trong quá trình thi hành công vụ, cán bộ, công chức tuân theo các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Bản chất của pháp luật là đặt ra những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung đối với những đối tượng chịu sự điều chỉnh. Yếu tố tuân thủ là một bảo đảm để pháp luật có sức sống thực sự trong đời sống xã hội. Trên nguyên tắc đó, công vụ là hoạt động mang tính quyền lực và tính pháp lý do cán bộ, công chức thực hiện. Do đó, cán bộ, công chức là những người đầu tiên và trước hết phải tuân thủ pháp luật. Tính quyền lực và tính pháp lý thể hiện tập trung cao nhất trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 trực tiếp quy định những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo trong từng hệ thống cơ quan nhà nước. Ngoài ra, trong các đạo luật về tổ chức của các cơ quan nhà nước khác nhau (như Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân...), đặc biệt trong Luật cán bộ, công chức quy định cụ thể về chế độ hoạt động, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức nhà nước trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức mình. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật là cơ sở cho mọi hoạt động nhân danh Nhà nước của cán bộ, công chức.

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Cán bộ, công chức là những người đại diện cho cơ quan nhà nước tham gia vào các quan hệ pháp luật. Với vai trò này, cán bộ, công chức bảo vệ lợi ích của Nhà nước và toàn thể xã hội. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên trong các cơ chế quản lý xã hội của mình, Nhà nước luôn coi quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân như là một phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước. Cán bộ, công chức bên cạnh việc thực hiện những quy định cụ thể của pháp luật có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.

Hoạt động công vụ phải được tiến hành công khai, minh bạch căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức được quy định trong các văn bản pháp luật. Các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức được tiến hành kiểm soát thường xuyên bằng những phương thức khác nhau như: giảm sắt, kiểm tra, thanh tra để hạn chế sự lạm dụng quyền lực trong khi thi hành công vụ.

- Bảo đảm tỉnh hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả

Một trong những yêu cầu của hoạt động công vụ là phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm mục đích bảo đảm sự quản lý của Nhà nước và cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho nhân dân. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc hình thành tổ chức bộ máy hiệu quả thì cần phải xây dựng nguyên tắc hoạt động của từng hệ thống cơ quan nhà nước đáp ứng được tính liên tục và thống nhất. Đây được coi là nền tảng để hoạt động công vụ của cán bộ, công chức thông suốt và hiệu quả.

- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.

Bảo đảm thứ bậc hành chính trong nguyên tắc này thể hiện: trong hoạt động công cơ quan nhà nước ở địa phương phải phục tùng những chính sách, pháp luật do cơ quan Trung ương ban hành, cấp dưới phải phục tùng cấp trên và chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp trên. Tính thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động công vụ thể hiện sự phụ thuộc về mặt tổ chức và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức khi thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w