Hình thức áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 47 - 51)

Mục đích của hình thức quản lý này là mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để đối tượng quản lý tham gia vào quá trình quản lý, giúp nâng cao hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước. Trong nhiều trường hợp, thay vì ban hành các quyết định cá biệt chỉ cần áp dụng các hoạt động tổ chức - xã hội trực tiếp mà vẫn đạt được mục đích của quản lý, thậm chí còn hiệu quả hơn việc ban hành các quyết định pháp luật hay áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

Những hình thức tổ chức trực tiếp bao gồm:

- Nhóm các hoạt động bên trong hệ thống hành chính: tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến; áp dụng các biện pháp cụ thể ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn; ban hành những chỉ dẫn, khuyến nghị có tính chất khoa học; tổ chức kiểm tra, chỉ đạo điều phối hoạt động cụ thể trực tiếp trên thực tiễn...

- Nhóm các hoạt động bên ngoài hệ thống hành chính như: nghiên cứu dư luận; thăm dò ý kiến nhân dân; tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận, soạn thảo kế hoạch hoạt động; tổ chức những cuộc míttinh, tuần hành; tổ chức phong trào thi đua...

Đặc điểm của hình thức tổ chức trực tiếp:

- Là hoạt động tổ chức trực tiếp chủ yếu mang tính xã hội, tính quần chúng rộng rãi và được thực hiện trực tiếp trong thực tiễn.

- Là hoạt động không làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật vì chúng không mang tính quyền lực nhà nước. Trong một số trường hợp khi tiến hành hình thức này có ý nghĩa tạo tiền đề để thực hiện những hình thức pháp lý. Chẳng hạn như hoạt động tổ chức rà soát, thu thập thông tin, nghiên cứu dư luận để chuẩn bị ban hành một quyết định hành chính (là hình thức hoạt động mang tính pháp lý).

đ) Hình thức tác nghiệp vật chất - kỹ thuật

Là những hoạt động nhằm bổ sung, trợ giúp cho các hình thức mang tính pháp lý trong quá trình các chủ thể quản lý thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình như: lập các biên bản, báo cáo, nhật trình công việc, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào quá trình quản lý... Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trong quá trình quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tiết kiệm và hướng đến một nền hành chính hiện đại. Ví dụ: sử dụng hệ thống tín hiệu đèn giao thông để điều khiển phương tiện giao thông; quản lý hồ sơ nhân sự bằng hệ thống máy tính; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh thông qua internet…

e) Hợp đồng hành chính

Hợp đồng hành chính là một khái niệm phổ biến trong khoa học pháp lý châu Âu, điển hình như pháp luật của Pháp, Bỉ... Đây là một vấn đề cơ bản được đưa chính thức vào các giáo trình luật hành chính và là một chế định cơ bản của

luật hành chính. Ở Việt Nam, đây là khái niệm mới chưa được quan tâm nghiên cứu trong khoa học luật hành chính và chưa được quy định trong pháp luật như một dạng của hợp đồng, chưa có luật riêng điều chỉnh, vì vậy hợp đồng hành chính thường đưa sang dạng hợp đồng thương mại dân sự lao động. Hợp đồng hành chính có bản chất không hoàn toàn giống các loại hợp đồng thường mại dân sự lao động thông thường mà có dấu hiệu đặc trưng riêng, phần lớn trong số đó là các hợp đồng thực hiện dịch vụ công. Ví dụ: Hợp đồng giữa cơ quan hành chính nhà nước ký với tư nhân, doanh nghiệp về xây dựng các công trình công cộng (hợp đồng đấu thầu xây dựng); Văn bản hợp tác giữa chính quyền cơ sở và công dân về xây dựng điện, đường, trường trạm (thực chất là hợp đồng nhưng không chặt chẽ bằng hợp đồng); hợp đồng làm việc khi tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp hay hợp đồng tuyển dụng nhân viên trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp; hợp đồng canh gác bảo đảm an ninh cho các cơ quan nhà nước với cơ quan công an chì mà nhiệm vụ đó không phải là trách nhiệm trực tiếp của cơ quan công an;…

Với xu thế phát triển của hành chính học hiện đại, sự thay đổi, mở rộng các quan điểm lý luận về luật hành chính, trong đó có quan điểm về hợp đồng hành chính. Đây là nội dung mang tính mới, phù hợp với thực tiễn đổi mới từ nền hành chính mệnh lệnh (xuất phát từ chức năng cai trị của nhà nước) sang nền hành chính phục vụ (gắn với xã hội dân sự). Chủ trương xã hội hóa dịch vụ công đã được xác định và thực hiện ngày càng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Hợp đồng hành chính là hình thức xử lý ra đời như một tất yếu của thực tiễn quản lý.

Trong quá trình hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước có thể ký nhiều loại hợp đồng, trong đó có các hợp đồng thông thường như hợp đồng dân sự, thương mại, lao động, nhưng cũng có thể ký các hợp đồng hành chính.

Các tiêu chí cơ bản để xác định một hợp đồng nào đó là hợp đồng hành chính:

- Hợp đồng đó phải tuân theo những quy định của pháp luật. Ở các nước thừa nhận hợp đồng hành chính thì tiêu chí này được xác định rõ là: phải được pháp luật quy định tên gọi là hợp đồng hành chính hoặc được quy định việc giải quyết tranh chấp theo hợp đồng đó thuộc thẩm quyền của Tòa án hành chính.

Mục đích của hợp đồng là nhằm thực hiện công vụ nhà nước, đáp ứng nhu cầu công cộng của xã hội.

- Nội dung của hợp đồng có thể có các điều khoản ngoại lệ vượt ra khỏi phạm vi của các luật thông thường, nhưng không trái với những nguyên tắc pháp luật nổi chung. Ngoại lệ đó thường là những quy định như sau: bên bắt buộc trong hợp đồng hành chính phải là một pháp nhân công quyền quyền và nghĩa vụ của các bên không ngang nhau, ưu thế thuộc về pháp nhân công quyền; tranh chấp trong hợp đồng hành chính giải quyết theo thủ tục khiếu nại, khiếu kiện trên cơ sở pháp luật hành chính; bên thực hiện hợp đồng có thể được trả thù lao hoặc được quyền thu các khoản phí với mức thỏa thuận trước với pháp nhân công quyền.

Một số dạng hợp đồng mang tính chất của hợp đồng hành chính tồn tại trên thực tiễn tại Việt Nam như sau:

- Hợp đồng giao thầu công trình công cộng (còn gọi là hợp đồng thầu khoán). Đó là những hợp đồng như: xây dựng, tu bổ, bảo tồn một công trình công cộng thuộc lĩnh vực kiến trúc, văn hóa hay công sở; lĩnh vực hạ tầng như cầu cống, đường sá, v.v., là loại hợp đồng hành chính quan trọng và phổ biến được thực hiện để giảm bớt gánh nặng ngân sách địa phương và Trung ương,

- Hợp đồng cung ứng vật tư - kỹ thuật và dịch vụ: như hợp đồng cung ứng hàng hoá như điện, nước,... còn hợp đồng cung ứng dịch vụ trên thực tế là những hợp đồng vận chuyển; hợp đồng thu gom rác cũng là hợp đồng cung ứng dịch vụ.

- Hợp đồng đặc nhượng dịch vụ công: là một loại hợp đồng mà người được nhượng quyền thực hiện dịch vụ công phải dùng vốn của mình để xây dựng một công trình nào đó có thiết kế (đồ án) được duyệt. Sau khi công trình được thực hiện, họ được hưởng phần trăm lợi nhuận do công trình mang lại, hoặc được thay mặt Nhà nước thu phí, lệ phí của người sử dụng công trình trong một thời hạn nhất định, đồng thời có trách nhiệm quản lý, tu bổ công trình.

Hợp đồng hợp tác: xác lập trên cơ sở một tổ chức hay tư nhân hứa trợ giúp cho việc xây dựng, sửa chữa, v.v., các công trình công cộng, hay chi phí cho hoạt động của một công sở và được một pháp nhân công chấp thuận. Nếu lời hứa có kèm theo điều kiện khác mà được Nhà nước chấp thuận thì cả hai bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Ở Việt Nam hiện nay việc xây dựng điện, đường, trường, trạm., những việc mà cần "Nhà nước và nhân dân cùng làm" vẫn thực hành hình thức "văn bản hợp tác" theo loại hợp đồng này.

Hợp đồng tuyển dụng công chức ngoại ngạch: là hợp đồng với những người làm việc trong công sở nhưng không cần đưa vào biên chế nhà nước, chủ yếu là những nhân viên bảo vệ, phục vụ, hay các chuyên gia không thuộc trường hợp xếp vào ngạch và biên chế...

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (tài liệu ôn thi) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w