CÁCH SẮP XẾP THUỐC TẠI KHO

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế tốt nghiệp Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ (Trang 85)

6.3.1. Cách sắp xếp thuốc tại kho chẵn

Trưởng kho: DSĐH Trần Tú Linh

- Kho chẵn áp dụng phần mềm quản lý dược từ khâu nhập vào và bảo quản đến lúc xuất kho.

- Khi thuốc được giao đến kho được bộ phận chuyên môn dược kiểm tra lại có đúng theo hợp đồng đấu thầu, số lượng thầu, giá thầu, đơn đặt hàng (đối với thuốc dịch vụ sẽ kiểm tra giá, đơn đặt hàng) …

- Sau đó thuốc được giao vào kho chẵn, các nhân viên tại kho kiểm tra lại thuốc (tên, hàm lượng, hoạt chất, số lượng, hạn dùng…) theo hóa đơn. Nếu đúng thì tiến hành nhập kho.

- Thủ kho sẽ làm nhiêm vụ ghi lại số lô, hạn dùng vào sổ theo dõi thuốc nhập vào kho chủ yếu từ các công ty được phép lưu hành của Bộ y tế cho phép.

- Thuốc nhập vào được sắp xếp theo các loại thuốc gây nghiện và hướng tâm thần, thuốc thông thường riêng biệt. Sau đó số lượng được cập nhập vào phần mềm quản lý kho theo dõi số lô, hạn dùng.

- Riêng đối với thuốc gây nghiêṇ và hướng tâm thần bảo quản vào tủ thuốc có cửa hai lần khóa. Sau đó kho chẵn sẽ chuyển thuốc về các bộ phận theo phiếu dư ̣trù từ các kho, nhà thuốc bệnh viện và phiếu xuất chuyển kho.

PHIẾU THEO DÕI NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM Tháng 04 năm 2022 - Giới hạn nhiệt độ: 15 – 30°C - Giới hạn độ ẩm: ≤ 75% Ngày Nhiệt độ (°C) Độ ẩm (%) Ký tên Ghi chú 9h 15h 9h 15h Người thực hiện Người kiểm tra 1 23 24 60 57 2 3 4 24 23 55 60 5 23 57 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Ghi chú: Khi nhiệt độ, độ ẩm vượt giới hạn, phải điều chỉnh máy kịp thời, ghi

6.3.2. Cách sắp xếp thuốc tại kho lẻ nội trú

6.3.2.1 Kho nội trú viên

Được quản lí theo phần mềm theo dõi những thuốc có đơn vị tính bằng viên. Làm dự trù thuốc toàn bộ trên mạng và số lượng dự trù thuốc được kho chẳn chuyển vào kho viên để cho các khoa, phòng làm phiếu lĩnh sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

Kho duyệt các phiếu lĩnh thuốc của khoa, phòng và chuyển số lượng thuốc cho bộ phận ra lẻ để chia liểu nhỏ cho từng bệnh nhân. Ngoài ra còn xây dựng cơ số tủ trực đối với một số khoa cấp cứu, hồi sức,…và duyệt bù cơ số tủ trực. Nếu thuốc các khoa thay đổi cho bệnh nhân hoặc sử dụng không hết (do diễn tiến bệnh thay đổi),…sẽ được chuyển về kho theo phiếu hoàn trả thuốc.

6.3.2.2 Kho nội trú ống

Được quản lí theo phần mềm theo dõi những thuốccó đơn vị tính bằng ống, chai và lọ,... Quy trình làm việc như kho nội trú viên.

6.3.2.3 Bộ phận ra lẻ

Sau khi nhận thuốc từ kho nội trú viên và kho nội trú ống từ các phiếu lĩnh của các khoa, phòng. Bộ phận ra lẽ sẽ dựa vào các phiếu công khai thuốc để phân chia từng liều nhỏ nhất đến tay bệnh nhân.

PHIẾU THEO DÕI NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM - Giới hạn nhiệt độ: 15 – 30°C - Giới hạn độ ẩm: ≤ 75% Ngày Nhiệt độ (°C) Độ ẩm (%) Ký tên Ghi chú 9h 15h 9h 15h Người thực

hiện Người kiểm tra

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Ghi chú: Khi nhiệt độ, độ ẩm vượt giới hạn, phải điều chỉnh máy kịp thời, ghi

6.3.3. Cách sắp xếp thuốc tại kho lẻ ngoại trú (BHYT)

Phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú: Quản lý DSĐH Phạm Thị Anh Thư.

- Phần mềm quản lí thuốc riêng biệt và nhận thuốc từ kho chẵn theo phiếu dự trù hoặc phiếu xuất chuyển kho, phần mềm gọi số tự động.

- Quy trình lãnh thuốc tại phòng phát BHYT:

6.3.4. Cách sắp xếp thuốc tại kho thuốc đông y

Phòng cấp phát thuốc đông y (ngoại trú – nội trú): Quản lý DSĐH. Nguyễn Thúy Quỳnh.

- Phần mềm quản lí thuốc riêng biêṭ và nhận thuốc từ kho chẵn theo phiếu dư ̣ trù hoặc phiếu xuất chuyển kho, phần mềm gọi số tư ̣động.

6.4 QUY ĐỊNH VỀ BẢO QUẢN THUỐC 6.4.1. Mục đích – yêu cầu 6.4.1. Mục đích – yêu cầu

Qui định bảo quản, sắp xếp, kiểm soát chất lượng thuốc đúng quy định, đúng quy chế, có thẩm mỹ, đảm bảo thuốc luôn được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, có chất lượng tốt trong quá trình tồn trữ và trước khi tới tay người bệnh.

6.4.2. Phạm vi áp dụng

Tất cả các thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao có trong kho.

6.4.3. Đối tượng thực hiện

Dược sỹ thủ kho, nhân viên kho và nhân viên cấp phát.

6.4.4. Tài liệu tham khảo

Thông tư 22/2011-TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 về “Qui định tổ chức và hoạt động của Khoa Dược”.

Thông tư 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 05 năm 2017 về “Qui định chi tiết một số điều của Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt”.

Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định về thưc hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành.

6.4.5. Nội dung

6.4.5.1 Kho, tủ thuốc

Kho phải được xây dưng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt.

Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và bảo trì một cách hệ thống sao cho có thể bảo vê ̣thuốc, nguyên liêụ làm thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng và không ảnh hưởng tới chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dưng sao cho đảm bảo sư ̣ thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt.

Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để đảm bảo tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho, và sự di chuyển của các phương tiên cơ giới. Không được có các khe, vếṭ nứt gãy … là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng.

Kho bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bố trí các khu vưc̣ cho các hoạt động sau:

- Tiếp nhận, kiểm nhập thuốc

- Bảo quản thuốc

- Bảo quản thuốc yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt

- Bảo quản thuốc phải kiểm soát đặc biệt hoặc phải bảo quản riêng biệt

- Biệt trữ hàng chờ xử lý (hàng trả về, hàng thu hồi, hàng bị nghi ngờ là hàng giả, hàng nghi ngờ về chất lượng…)

- Chuẩn bị, đóng gói và cấp phát thuốc

Các khu vưc của kho phải có biển hiệu chỉ rõ công năng của từng khu vực, phải có diện tích và thể tích phù hợp, đủ không gian để cho phép việc phân loại, sắp xếp hàng hóa theo các chủng loại thuốc và nguyên liệu khác nhau; phân cách theo từng loại và từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc, đảm bảo không khí được lưu thông

Có đủ các trang bị, giá, kê ̣để xếp hàng. Khoảng cách giữa các giá kê, giá kê ̣với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.

Phải có đủ các trang thiết bị phòng chữa cháy, bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ như: hê ̣thống phòng chữa cháy tự động, hoặc các bình khí chữa cháy, thùng cát, hê ̣thống nước và vòi nước chữa cháy.

6.4.5.2 Vệ sinh

Khu vưc bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không được có côn trùng sâu bọ. Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp (cách ly nơi bảo quản thuốc, tủ thuốc).

6.4.5.3 Quy trình bảo quản

Thuốc cần được luân chuyển để cho những lô nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ đem sử dụng trước. Nguyên tắc nhập trước - xuất trước (FIFO - First In First Out) hoặc hết hạn trước - xuất trước (FEFO - First Expires First Out) cần phải được thực hiện.

Thuốc chờ loại bỏ cần phải có nhãn rõ ràng và được biêt trữ nhằm ngăn ngừa việc cấp phát.

Phải có hê ̣thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo quản, kiểm soát, theo dõi viêc xuất , nhập và chất lượng thuốc.

Các điều kiên bảo quản phải duy trì trong suốt thời gian bảo quản. Thuốc nhạy cảm với nhiệt độ bảo quản ở kho lạnh hoặc trong tủ lạnh. Các thuốc nhạy cảm ánh sáng bảo quản trong bao bì kín, không cho ánh sáng truyền qua.

Dược liêu phải được bảo quản ở kho khô, thông thoáng. Các thùng hàng phải được xếp hợp lí đảm bảo cho không khí lưu thông. Các vật liệu thích hợp để làm bao bì bảo quản dược liêu có thể là thủy tinh, nhựa, giấy …Các dược liệu chứa tinh dầu cũng cần được bảo quản trong bao bì kín.

Bao bì thuốc phải giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản.

Thuốc độc, thuốc gây nghiên, thuốc hướng tâm thần phải được bảo quản theo đúng qui định.

Phải định kỳ đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiên còn và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Trong mọi trường hợp, việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng được sử dụng hết.

Tất cả sai lệch, thất thoát cần phải được điều tra để tìm ra nguyên nhân do lẫn lộn, cẩu thả hay các vấn đề sai trái khác.

Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước - xuất trước hoặc hết hạn trước – xuất trước được tuân thủ và để phát hiện hàng gần hết hoặc hết hạn dùng.

Định kỳ kiểm tra chất lượng của thuốc trong tủ để phát hiện các biến chất, hư hỏng trong quá trình bảo quản.

Thuốc hết hạn dùng phải được bảo quản riêng, phải dán nhãn chờ xử lý. Phải có biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng thuốc, nguyên liệu đã hết hạn dùng làm thuốc.

Không được cấp phát các thuốc có bao bì hư hại, không còn nguyên vẹn, mất nhãn hoặc nhãn bị rách, không rõ ràng, hoặc có nghi ngờ về chất lượng. Trường hợp này, thủ kho phải thông báo ngay với bộ phận kiểm tra chất lượng để xem xét, đánh giá. Mọi hành động tiến hành phải được ghi chép lại.

*Sắp xếp bảo quản thuốc:

- 3 dễ: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.

- 5 chống:

+ Chống ẩm, nóng, ánh sáng, mối mọt, chuột, nấm mốc, côn trùng.

+ Chống nhầm lẫn.

+ Chống cháy nổ.

+ Chống quá hạn dùng.

+ Chống đổ vỡ, hư hao.

6.4.5.4 Điều kiện bảo quản

Các điều kiện bảo quản thuốc phải tuân thủ theo đúng thông tin trên nhãn đã được phê duyệt hoặc công bố theo quy định.

- Nhiệt độ từ 15 - 30°C.

- Độ ẩm tương đối: không quá 75%.

Trong điều kiên thời tiết khắc nghiệt, tại một số thời điểm trong ngày, nhiệt độ có thể trên 30°C nhưng không vượt quá 32°C và độ ẩm không vượt quá 80%. Phải thoáng khí, tránh ảnh hưởng từ các mùi, các yếu tố gây tạp nhiễm và ánh sáng mạnh.

Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiêṇ bảo quản thì bảo quản ở điều kiện thường. *Bảo quản điều kiện đặc biệt:

- Kho lạnh: nhiệt độ không vượt quá 8°C.

- Tủ lạnh: nhiệt độ trong khoảng 2 - 8°C.

- Kho đông lạnh: nhiệt độ không vượt quá -10°C.

- Kho mát: nhiệt độ trong khoảng 8 - 15°C.

Thiết bị theo dõi điều kiên bảo quản khi bảo quản và trong quá trình vận chuyển phải được đặt ở những khu vực/vị trí có khả năng dao động nhiều nhất được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá độ đồng đều nhiệt độ trong kho.

6.4.5.5 Thuốc trả về, thuốc bị thu hồi

Thuốc trả về phải được bảo quản tại khu riêng và dán nhãn để phân biệt. Chỉ được cấp phát quay trở lại sau khi được xem xét, đánh giá về chất lượng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Thuốc trả về sau khi được đánh giá là không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng phải được xử lý theo qui định.

Đối với thuốc bị thu hồi theo thông báo của cơ quan quản lý, nhà sản xuất, nhà cung cấp phải ngừng cấp phát, cách ly và bảo quản ở khu vực biệt trữ, có dán nhãn phân biệt. Phải duy trì các điều kiên bảo quản cho đến khi trả lại nhà cung cấp hoặc có quyết định cuối cùng về viêc xử lý.

6.4.6. Hình thức lưu trữ

6.5 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BẢO QUẢN THUỐC TẠI KHO THUỐC BỆNH VIỆN

6.5.1. Kho chẵn

Lên dự trù nhập thuốc, phân phối thuốc cho kho nội viên, kho cấp phát thuốc ngoại viện BHYT, nhà thuốc bệnh viện.

Kho chẵn có thuốc, hóa chất (cồn, nước rửa dụng cụ, dung dịch sát khuẩn…), vật tư y tế (kim tiêm, bông gòn, băng gạc,…).

Thủ kho chẵn sẽ nhận hàng và kiểm hàng từ các công ty bao gồm tên thuốc, hàm lượng thuốc, số lượng, số lô, hạn dùng, cảm quan (hộp thuốc, vỉ thuốc không bị rách hay ẩm mốc).

Khi hàng hóa nhập về thì thủ kho sẽ đảo kho.

6.5.2. Kho lẻ

Nhận thuốc từ kho chẵn rồi phân phối thuốc cho các khoa, phòng điều trị, nhà thuốc bệnh viện (chủ yếu là thuốc viên, thuốc tiêm).

Kho lẻ có nhiêṃ vụ bảo quản thuốc gây nghiện và hướng tâm thần (ở tủ riêng biệt).̣ Đồng thời kho lẻ làm nhiệm vụ cấp phát thuốc nội trú và BHYT xuất viện.

CHƯƠNG VII. CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN

(Theo Nghị định 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh chữa bệnh)

7.1. TỔ CHỨC DƯỢC LÂM SÀNG 7.1.1.Bộ phận dược lâm sàng 7.1.1.Bộ phận dược lâm sàng

Bộ phận dược lâm sàng thuộc khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức thưc hiện các hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở để phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bênh nội trú.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải tổ chức bộ phận dược lâm sàng để thực hiện các hoạt động dược lâm sàng phục vụ người bênh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú.

Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bênh, chữa bệnh thực hiện các hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc để phục vụ người mua thuốc trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức nhà thuốc. [7]

7.1.2.Số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng dược lâm sàng

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lê ̣ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bênh nội trú và ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bênh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bênh nội trú (nếu có) và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lê ̣ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bênh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.

Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người làm công tác dược lâm sàng cho 01 địa điểm kinh doanh của nhà thuốc. Người

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế tốt nghiệp Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)