8.5.1. Cách sắp xếp thuốc
8.5.1.1. Nguyên tắc thứ 1: Sắp xếp thuốc theo từng mặt hàng riêng biệt
Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải biết cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo từng loại mặt hàng như: Dược phẩm dùng để điều trị bệnh, Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Hàng hóa, Thiết bị y tế,…
8.5.1.2. Nguyên tắc thứ 2: Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu bảo quản đặc biệt đối với một số loại thuốc nhất định, nội dung nguyên tắc này cụ thể như sau
Thuốc bảo quản ở điều kiện bình thường như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt,..
Thuốc cần bảo quản ở điều kiện đặc biệt: Cần bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt; cần tránh ánh sáng; hàng dễ bay hơi; có mùi; dễ phân hủy…. Như Vacxin, thuốc viên đạn hạ sốt,…
8.5.1.3. Nguyên tắc thứ 3: Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu của các quy chế, quy định chuyên môn hiện hành
Các thuốc độc bảng A, B phải được sắp xếp riêng, hoặc phải được đựng trong các ngăn tủ riêng có khóa chắc chắn, bảo quản và quản lý theo các quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.
Hàng chờ xử lý: Xếp vào khu vực riêng, có nhãn “Hàng chờ xử lý”.
8.5.1.4. Nguyên tắc thứ 4: Sắp xếp, trình bày hàng hóa trên các giá, tủ cần đảm bảo được các nguyên tắc sau
Theo Dược sĩ đang giảng dạy tại trường cao đẳng dược tphcm thì cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đạt chuẩn GPP là Dược sĩ cần sắp xếp hàng hóa theo các nguyên tắc nhất định; có thể lựa chọn các nguyên tắc sắp xếp sau: Theo nhóm tác dụng dược lý, công thức hóa học; hãng sản xuất; dạng thuốc,…Trong quá trình sắp xếp thuốc cũng cần đảm bảo được nguyên tắc: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra.
Nhãn hàng của các loại thuốc (Chữ, số, hình ảnh, ...) trên các bao bì: Quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng.
8.5.1.5. Nguyên tắc thứ 5: “Sắp xếp thuốc trong quầy thuốc hay trong nhà thuốc GPP cũng vẫn cần đảm bảo được nguyên tắc FEFO và FIFO và đảm bảo chất lượng hàng Dược phẩm”
FEFO: Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào trong.
FIFO: Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước,…
Khi bán lẻ:
Bán hết hộp đã mở trước, mở hộp nguyên sau: Tránh tình trạng mở nhiều hộp thuốc một lúc.
Chống đổ vỡ hàng.
Hàng nặng để dưới, nhẹ để trên.
Các mặt hàng dễ vỡ như chai, lọ, ống tiêm truyền, … để ở trong, không xếp chồng lên nhau.
8.5.1.6. Nguyên tắc thứ 6: Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc cần các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang
Các sổ, sách, giấy tờ, tài liệu tham khảo chuyên môn:
Phải được phân loại, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ (theo quy định), ghi nhãn.
Sắp xếp trên ngăn tủ riêng.
Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc (có phiếu tiếp nhận công văn cho phép quảng cáo) phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
Tư trang: Không để trong khu vực quầy thuốc.
8.5.2. Bảo quản tại nhà thuốc
Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng tâm thần, và tiền chất) và các thuốc độc hại, nhạy cảm và/hoặc nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ lạm dụng đặc biệt, gây cháy, nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy và các loại khí nén) phải được bảo quản ở các khu vực riêng biệt, có các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh theo đúng quy định của pháp luật tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Thuốc độc, thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được bảo quản tách biệt, không được để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát. [8].
CHƯƠNG IX. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9.1. KẾT LUẬN
9.1.1.Kho chẵn
Sau khi nhóm chúng em đi thực tập tại kho chẵn của Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Với sự hướng dẫn tận tình của các anh/chị ở kho, nhóm chúng em đã quan sát và hiểu được cách phân chia, bố trí xuất nhập thuốc ở các khu vực dễ nhìn thấy ở kho, ví dụ như:
Khu vực hàng chờ nhập;
Khu vực dịch truyền;
Khu vực tim mạch;
Khu vực hạ sốt – Giảm đau – Kháng viêm;
Khu vực nội tiết tê mê;
Khu vực ho hên – Vitamin, khoáng chất;
Khu vực tiêu hóa;
Khu vực gây nghiện, hướng tâm thần;
Khu vực kháng sinh;
Khu vực thuốc chương trình;
Khu vực phòng hóa chất;
Khu vực thuốc nhỏ mắt;
Khu vực hàng chờ thanh lý;
Trước khi kho cấp phát thuốc thì có thực hiện đúng theo “5 chống, 3 kiểm tra”. Và thực hiện đúng “3 đối chiếu, 3 dễ” trong quá trình bảo quản thuốc.
Nền kho đảm bảo phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và không được có các khe, vết nứt gãy,… là nơi tích tụ bụi, trú ẩn của sâu bọ côn trùng. Các thùng thuốc, hoá chất được kê lên cách nền đất một khoảng nhất định. Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc, khoảng cách giữa các giá, kệ tủ đủ rộng để vệ sinh và xếp đỡ hàng.
9.1.2.Kho lẻ
Thuốc được sắp xếp trên kệ và tủ có các tủ thuốc riêng dành cho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Có tủ lạnh để bảo quản các thuốc kháng sinh, huyết thanh và các thuốc cần bảo quản khác. Mỗi vị trí kệ hoặc tủ thuốc, tủ lạnh đều có danh mục các thuốc để tiện cho việc kiểm tra và bảo quản.
Thuốc và vật tư được sắp xếp và bảo quản:
Thuốc được sắp xếp từng nhóm gọn gàng dễ lấy, dễ thấy, đảm bảo an toàn trong bảo quản và cấp phát.
Vật tư được sắp xếp trên kệ chắc chắn đảm bảo không mối mọt gây hư hỏng.
Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm mỗi ngày, trang bị đầy đủ các thiết bị bảo quản thuốc
Việc cấp thuốc cho các khoa, phòng được thực hiện tốt và được kiểm soát chặt chẽ
9.1.3. Kho lẻ ngoại trú
Nhóm được các anh/chị hướng dẫn quy trình cấp phát thuốc rất chu đáo và nhiệt tình. Nhờ vậy nhóm được bám sát thực tế các cách thức cấp phát thuốc BHYT tại Bệnh viện đến với bệnh nhân.
Quy trình làm việc
Bộ phận nhận sổ BHYT: Nhận sổ khám bệnh ngoại trú, làm các thủ tục cần thiết.
Hướng dẫn bệnh nhân đóng tiền (nếu là BHYT tự nguyện)
Bộ phận vi tính thống kê đơn thuốc, in biểu mẫu toa thuốc và đưa qua bộ phận lấy thuốc.
DSĐH nhập toa thuốc vào phần mềm để quản lý số lượng cấp phát và đối chiếu với thực tế.
Bộ phận lấy thuốc căn cứ vào toa thuốc của bác sĩ và biểu mẫu của bộ phận vi tính lấy thuốc và giao cho bệnh nhân.
Bệnh nhân lấy thuốc và kí tên vào biểu mẫu, quầy BHYT giữ lại các hồ sơ và biểu mẫu để làm cơ sở thanh toán lại với BHXH.
9.1.4.Kho lẻ nội trú
Nhóm chúng em hiểu rõ hơn về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của kho lẻ nhà thuốc tại bệnh viện.
Thấy được quy trình, thao tác cấp phát thuốc của các anh/chị Dược Sĩ làm tại kho lẻ nội trú. Cấp phát thuốc cho các bệnh nhân đang nhập viện trong bệnh viện.
Ngoài ra, tại kho lẻ nội trú, có khu vực dành cho thiết bị y tế trong kho này. Cung cấp những thiết bị, dụng cụ cần thiết cho bác sĩ trong việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân đang nhập viện trong bệnh viện.
Sự tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, tư vấn nhiệt tình của anh/chị tại kho đã làm cho nhóm chúng em hiểu được cách hoạt động của kho lẻ nội trú trong bệnh viện là như thế nào. Biết thêm nhiều những thiết bị, dụng cụ hỗ trợ có tại bệnh viện mà chúng em chưa được học.
9.1.5.Kho lẻ đông y
Chúng em được hướng dẫn vị trí cụ thể của từng vị thuốc, các sắp xếp và phân bố trên kệ, phân biệt và nhận biết các vị thuốc từ dược liệu, lấy đúng thuốc, số lượng thuốc theo đơn.
Được tiếp xúc trực tiếp với thuốc, bốc thang thuốc cho bệnh nhân khi có toa thuốc của bác sĩ.
Có gần như gần đầy đủ các nhóm thuốc, các vị thuốc trong danh sách điều trị bệnh.
Nhiệt độ ở phòng luôn đảm bảo đúng yêu cầu bảo quản thuốc theo thông tư Bộ Y Tế.
Khu vực đông y ở Bệnh viện thực hiện bảo quản, sắp xếp vô cung ngăn nắp và sạch sẽ nên không xảy ra hiện tượng ẩm mốc hay hư hỏng dược liệu.
9.2. KIẾN NGHỊ
Được sự hướng dẫn của Giảng viên Khoa Dược - Trường Đại học Nam Cần Thơ và các anh chị tại Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, chúng em có thời có thời gian để học tập, đi thực tế cũng như đã đúc kết kinh nghiệm khi thực tế tại đây. Qua quá trình thực tập tại Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, nhóm chúng em đã học được rất nhiều kinh nghiệm thực tế quý giá được đúc kết từ các anh chị ở Khoa như sau:
Biết được cách tổ chức, bộ máy hoạt động của Khoa Dược Bệnh viện (Quy chế quản lý, Thuốc gây nghiện, Thuốc hướng thần, sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ hoạt động của Khoa Dược,…). Ngoài việc chấp hành nội quy, quy chế của bệnh viện cần phải cập nhật các thông tư mới để áp dụng vào thực tiễn.
Biết cách xây dựng các danh mục thuốc và việc quản lý xử dụng thuốc trong bệnh viện.
Biết được quy trình quản lý và cấp phát thuốc (cho các Khoa phòng điều trị và BHYT).
Ngoài ra, nhóm chúng em vận dụng được lý thuyết đã học tại trường vào thực tế tại bệnh viện. Chúng em học hỏi được kiến thức – kỹ năng – thái độ cần thiết đối với cán bộ Dược thông qua hoạt động thực tiễn tại Khoa Dược bệnh viện. Tuy rằng thời gian thực tập có hạn, chỉ vọn vẹn 2 tuần thực tập tại bệnh viện nhưng nhóm chúng em đã nhận được không ít những kinh nghiệm quý báo khi đi thực tế, được tham gia một số hoạt động tiêu biểu của Khoa Dược tại bệnh viện, chẳng hạn như:
Tham gia vào quá trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc,…
Tham gia vào quy trình sắp xếp thuốc tại kho.
Và các công việc liên quan khác…
Cuối cùng, nhóm chúng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện tốt nhất cho tập thể lớp của em nói chung và nhóm chúng em nói riêng được tiếp xúc với môi trường làm việc tại Khoa Dược và đã hổ trợ cho nhóm hoàn thành tốt bài báo cáo đi thực tế tại bệnh viện này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ, Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, truy cập ngày 15/05/2022, tại Web: bvcantho.vn
[2] Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ (2022), Quy trình của khoa Dược.
[3] Bộ Y Tế (2011), “Thông tư số 22/2011/TT-BYT – “ Quy trình tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện” ngày 10 tháng 06 năm 2011.
[4] Bộ Y Tế (2013), “Thông tư số 21/2013/TT-BYT – “Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện” ngày 08 tháng 08 năm 2013. [5] Theo Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc”.
[6]Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ, Quy trình theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại kho Dược.
[7] Theo Nghị định 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của chính phủ “Quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh chữa bệnh”.
[8] Bộ Y Tế (2018), “Thông tư số 02/2018/TT-BYT – “Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” ngày 22 tháng 01 năm 2018.
KẾT QUẢ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
HỌ VÀ TÊN: DƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG MSSV: 177118
LỚP: DH17DUO03 NHÓM: 04
CƠ SỞ THỰC TẬP: Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
THỜI GIAN THỰC TẬP: từ ngày 04 tháng 05 năm 2022 đến ngày 13 tháng 05 năm 2022. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cần Thơ, ngày….tháng….năm…. Cơ sở thực tập (Ký tên, đóng dấu) ĐIỂM SỐ
KẾT QUẢ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
HỌ VÀ TÊN: HUỲNH THỊ NGỌC MỸ MSSV: 176175
LỚP: DH17DUO03 NHÓM: 04
CƠ SỞ THỰC TẬP: Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
THỜI GIAN THỰC TẬP: từ ngày 04 tháng 05 năm 2022 đến ngày 13 tháng 05 năm 2022. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cần Thơ, ngày….tháng….năm…. Cơ sở thực tập (Ký tên, đóng dấu) ĐIỂM SỐ
KẾT QUẢ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN MSSV: 177810
LỚP: DH17DUO03 NHÓM: 04
CƠ SỞ THỰC TẬP: Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
THỜI GIAN THỰC TẬP: từ ngày 04 tháng 05 năm 2022 đến ngày 13 tháng 05 năm 2022. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cần Thơ, ngày….tháng….năm…. Cơ sở thực tập (Ký tên, đóng dấu) ĐIỂM SỐ
KẾT QUẢ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
HỌ VÀ TÊN: VĂN SỶ TÀI MSSV: 176052
LỚP: DH17DUO03 NHÓM: 04
CƠ SỞ THỰC TẬP: Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
THỜI GIAN THỰC TẬP: từ ngày 04 tháng 05 năm 2022 đến ngày 13 tháng 05 năm 2022. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cần Thơ, ngày….tháng….năm…. Cơ sở thực tập (Ký tên, đóng dấu) ĐIỂM SỐ
KẾT QUẢ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
HỌ VÀ TÊN: LÝ THANH TÂM MSSV: 177104
LỚP: DH17DUO03 NHÓM: 04
CƠ SỞ THỰC TẬP: Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
THỜI GIAN THỰC TẬP: từ ngày 04 tháng 05 năm 2022 đến ngày 13 tháng 05 năm 2022. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cần Thơ, ngày….tháng….năm…. Cơ sở thực tập (Ký tên, đóng dấu) ĐIỂM SỐ
KẾT QUẢ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
HỌ VÀ TÊN: ĐÀO NHẬT THANH MSSV: 175836
LỚP: DH17DUO03 NHÓM: 04
CƠ SỞ THỰC TẬP: Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
THỜI GIAN THỰC TẬP: từ ngày 04 tháng 05 năm 2022 đến ngày 13 tháng 05 năm 2022. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cần Thơ, ngày….tháng….năm…. Cơ sở thực tập (Ký tên, đóng dấu) ĐIỂM SỐ
KẾT QUẢ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN ĐOÀN LÊ MỘNG TUYỀN MSSV: 177597
LỚP: DH17DUO03 NHÓM: 04
CƠ SỞ THỰC TẬP: Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
THỜI GIAN THỰC TẬP: từ ngày 04 tháng 05 năm 2022 đến ngày 13 tháng 05 năm 2022. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cần Thơ, ngày….tháng….năm…. Cơ sở thực tập (Ký tên, đóng dấu) ĐIỂM SỐ
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
HỌ VÀ TÊN: DƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG MSSV: 177118