Chủ nghĩa thực chứng mớ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 8 TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI (Trang 33 - 35)

Chủ nghĩa thực chứng xuất phát từ gốc từ theo tiếng Latinh là Positiv có nghĩa là rõ ràng, chính xác, tích cực, có thể chỉ ra được, có thể chứng minh được. Theo nghĩa đó, chủ nghĩa thực chứng - Positivism là học thuyết cho rằng mọi tri thức của con người đều cần phải được chứng thực, được chứng minh, được kiểm tra bằng kinh nghiệm, mọi tri thức mà không được kiểm chứng thì không có giá trị. Chủ nghĩa thực chứng ra đời từ thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên ở thế kỷ XX, nhất là sự ra đời của hình học phi Euclite, thuyết tương đối, cơ học lượng tử. Các phương pháp toán học, phương pháp lôgic toán trở thành phương pháp đặc biệt quan trọng trong khoa học tự nhiên. Tuyệt đối hóa điều đó, một số nhà triết học cho rằng, chính việc nghiên cứu các phương pháp đó mới là nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của triết học. Thậm chí có nhà triết học còn cho rằng, việc toán học hóa, lôgic học hóa triết học mới là lối thoát cho triết học hiện đại.

Chủ nghĩa thực chứng phát triển qua ba giai đoạn chính:

Giai đoạn chủ nghĩa thực chứng sơ kỳ với các đại biểu là A.Comte(17891857); JohnStuartMill(18061873) và HerberSpence(1820-1903) đều phủ nhận các giá trị của triết học truyền thống, coi đó là những tri thức không có giá trị cho sự phát triển của nhân loại. Triết học cần phải từ bỏ những nguyên lý trừu tượng mang tính siêu hình, vô bổ, thay vào đó bằng việc xây dựng triết học thực chứng, triết học hoàn thiện nhất của tinh thần khoa học hiện đại và với khả năng chứng minh chặt chẽ triết học thực chứng sẽ đem lại phương tiện để tìm ra các quy luật của trí tuệ con người và sẽ cung cấp khả năng chỉ đạo các lĩnh vực cơ bản của hiện thực. Họ đặt các khoa học dưới triết học.

Giai đoạn thứ hai của chủ nghĩa thực chứng gọi là chủ nghĩa phê phán hiện thực, với các đại biểu tiêu biểu là E.Makhow (1838-1916), R.Avênarint (1843- 1896). Họ có ý đồ muốn vượt qua những vấn đề cơ bản của triết học truyền thống để xây dựng một loại nhận thức luận và phương pháp luận thống nhất các ngành khoa học tự nhiên nhằm tìm nền tảng chung của các khoa học khác nhau. Theo họ, triết học là một phương thức lý giải những yếu tố của thế giới đã được chủ thể quan sát. Đó là các nguyên tắc và các thủ thuật sắp xếp những yếu tố của thế giới theo nguyên tắc tiết kiệm tư duy và với quan niệm sự vật là những “phức hợp cảm giác”. Chủ nghĩa thực chứng ở giai đoạn này đã trở thành một thứ chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Giai đoạn thứ ba là chủ nghĩa thực chứng mới hay còn gọi là hình thức hiện đại của chủ nghĩa thực chứng thế kỷ XX. Theo các nhà triết học thực chứng mới, triết học không có đối tượng, triết học không phải là lý thuyết, không phải là hệ thống các tri thức mà là hệ thống các hoạt động phân tích - phân tích các ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo. Triết học là một bộ phận của lôgic học, nên triết học chỉ có thể tồn tại với tư cách là hoạt động phân tích về mặt lôgic và về mặt ngôn ngữ để tìm kiếm ý nghĩa của những mệnh đề và những khái niệm của những lý thuyết khoa học. Các đại biểu của chủ nghĩa thực chứng mới gồm có: nhóm Viên, nhóm này sau phát triển thành nhiều khuynh hướng như chủ nghĩa thực chứng lôgíc, Hội triết học kinh nghiệm ở Beclin, các nhà triết học ở Anh, các nhà triết học của khoa học ở Hoa Kỳ; các nhà “kinh nghiệm lôgíc”; các nhà triết học ngôn ngữ học.

Chủ nghĩa thực chứng mới với các đại biểu là: M.Schlick, R.Carnap, L.Wittgenstein, H.Reichenbach v.v… hoàn toàn phủ nhận những giá trị của triết học truyền thống. Theo họ, nhiệm vụ và mục đích của triết học chỉ còn là “sự phân tích về mặt lôgíc ngôn ngữ khoa học”, “ là sự phân tích ký hiệu học”, là “sự phê phán ngôn ngữ”. Mặc dù họ khẳng định triết học mới của họ được thực hiện trong mối liên hệ chặt chẽ với các khoa học thực nghiệm, nhưng vị trí của hoạt động triết học trong khoa học thực nghiệm chỉ là “giải nghĩa các mệnh đề của khoa học thực nghiệm thông qua sự phân tích lôgic”.

Vào những năm 30 của thế kỷ trước đã diễn ra sự hòa nhập về mặt tư tưởng, tổ chức khoa học giữa các nhóm khác nhau và những nhà triết học có quan điểm thực chứng mới. Chủ nghĩa thực chứng mới có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà khoa học ở các nước phương Tây. Đến cuối những năm 30, Hoa kỳ đã trở thành trung tâm chính của chủ nghĩa thực chứng mới.

Những nguyên tắc thực chứng mà các nhà triết học thực chứng nêu lên, ở chừng mực nhất định, là những tiêu chuẩn nhằm hiện thực hóa tri thức con người, làm cho con người tránh những lầm lạc vô ích, tránh sự viển vông trừu tượng. Nó thể hiện ít nhiều tư duy khoa học, tư duy của thời đại công nghiệp, thời đại hiện đại; tư duy khoa học chính xác, tiết kiệm công sức và thời gian, hướng tới hiệu quả và lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, chủ nghĩa thực chứng chứa dựng những hạn chế lớn, thể hiện ở chỗ: các nhà thực chứng bằng mọi cách loại bỏ các vấn đề triết học chân chính khỏi khoa học, phủ nhận vai trò của triết học truyền thống; tách việc nghiên cứu của các khoa học cụ thể khỏi những tiền đề có tính chất triết học. Điều đó không những xuyên tạc mối quan hệ qua lại, khách quan và hợp quy luật giữa triết học và khoa học tự nhiên mà còn dẫn đến chỗ xuyên tạc bản chất chân chính của quá trình nhận thức. Triết học sẽ không có sức sống, không thể phát triển nếu tách khỏi các khoa học chuyên ngành, tách khỏi thực tiễn, ngược lại các khoa học chuyên ngành, nếu xuất phát từ những tiền đề triết học sai lầm thì sẽ không thể có được kết quả nghiên cứu đúng đắn.

Như vậy, từ sai lầm lớn nhất là phủ nhận hoàn toàn vai trò của triết học truyền thống đối với các khoa học chuyên ngành, các nhà triết học thực chứng đã xác định sai lầm đối tượng nghiên cứu của triết học và từ đó dẫn đến sai lầm trong quan niệm về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 8 TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w